Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XĐGN
3.4. Đánh giá chung về vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo
3.4.1. Những kết quả đạt được
Ðể mỗi hội viên, phụ nữ đều có tri thức, có thu nhập ổn định và cuộc sống tốt đẹp hơn, ấm no, hạnh phúc hơn; Hội LHPN tỉnh đã và đang nỗ lực giúp hội viên tự tin vươn lên khẳng định vai trò, vị thế của mình trong gia đình, xã hội; không chỉ trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Hội còn tích cực động viên, khuyến khích hội viên tham gia xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền. Các cấp Hội phụ nữ đã chủ động giới thiệu nguồn cán bộ nữ, cán bộ Hội có đủ tiêu chuẩn tham gia cấp ủy Ðảng các cấp, trong nhiệm kỳ Ðại hội Ðảng 2015 - 2020. Nhờ đó, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy cấp tỉnh đạt 11,8%; Ban Thường vụ cấp ủy đạt 12,5%; có lãnh đạo nữ trong cơ cấu lãnh đạo tỉnh; đại biểu Quốc hội tỉnh là nữ chiếm 50%; đại biểu HÐND tỉnh là nữ đạt gần 30%. Cán bộ nữ tham gia cấp ủy huyện và cấp ủy xã đạt khoảng 16%... Ðó là những con số minh chứng và khẳng định cho sự nỗ lực của phụ nữ Ðiện Biên ngày càng tự tin và hoàn thiện mình, xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trên mảnh đất Ðiện Biên Phủ anh hùng, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới hội nhập và phát triển.
Với tinh thần chủ động đổi mới, Hội LHPN tỉnh Điện Biên đã tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và đem lại nhiều kết quả tốt. Công tác tuyên truyền được duy trì và càng đi vào chiều sâu. Các hoạt động “hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình”, “tham gia xây dựng nông thôn mới” tiếp tục có nhiều hiệu quả góp phần tích cực hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa bàn. Chương trình “hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình” của Hội đã góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều chị em phụ
nữ. Nhiều hộ còn mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho một số lao động trên địa bàn. Ngoài ra, công tác tập huấn KHKT cũng phù hợp với nhu cầu của hội viên, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho gia đình các hội viên là chị em phụ nữ thuộc diện hộ nghèo.
Bảng.3.17. Kết quả giảm nghèo của các hội viên Hội LHPN tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019
Năm Số hội viên thoát nghèo
Số hội viên tái nghèo và phát sinh nghèo
Tỷ lệ hội viên là hộ nghèo so với dân cư (%)
2017 18.869 3.935 44,82
2018 11.207 2.494 41,12
2019 5.768 1.895 37,08
Nguồn: Hội LHPN tỉnh Điện Biên Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu kết quả giảm nghèo, ta thấy được vai trò to lớn của Hội LHPN trong công tác xóa đói giảm nghèo của Điện Biên. Mặc dù, số lượng hội viên thoát nghèo có xu hướng ngày càng giảm, nhưng số hội viên tái nghèo và phát sinh nghèo lại có xu hướng giảm đi với tốc độ nhanh hơn, do đó nhìn chung tỷ lệ hội viên hộ nghèo trên toàn tỉnh giảm đi rõ rệt từ 44,82% năm 2017 xuống còn 37,98% năm 20189 tương ứng với tốc độ giảm giai đoạn này đạt 7,74%.
Bảng 3.18. Kết quả thực hiện so với kế hoạch đề ra giai đoạn 2017-2019 STT Nội dung ĐVT Kế hoạch Thực hiện So sánh
1 Tuyên truyển Lượt 50.000 42.184 84,4%
2 Hỗ trợ vay vốn Tỷ đồng 10.000 5.648 56,48%
3 Đào tạo Người 18.000 10849 60,3%
4 Giới thiệu việc làm Người 22.000 14.701 66,83%
Nguồn: Hội LHPN tỉnh Điện Biên Nhận xét:
Trong các hoạt động, hoạt động tuyên truyền là đạt được kết quả thực hiện cao nhất với 84,4% hoàn thành so với kế hoạch đề ra, hoạt động đào tạo
và hỗ trợ việc làm lần lượt có tỷ lệ hoàn thành đạt tương ứng là 60,3% và 66,83%, chỉ có hoạt động hỗ trợ cho vay thấp nhất chỉ đạt 56,48% so với kế hoạch, cần đẩy mạnh hoạt động này để hội viên được trang bị thêm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.
Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với các trung tâm xúc tiến việc làm, đơn vị đào tạo nghề, cơ sở xuất khẩu lao động tiến hành tuyên truyền, tư vấn về xuất khẩu lao động cho chị em phụ nữ. Từ năm 2013 đến tháng 9/2019, chỉ có 1.584 lao động ở các huyện nghèo đăng ký tham gia XKLĐ trong đó có 595 người là lao động nữ; tuy nhiên số lao động đã xuất cảnh rất khiêm tốn với 425 người, trong đó số lao động nữ chỉ chiếm 30,1% tương đương với 128 người. Thu nhập của các lao động nữ đi xuất khẩu lao động dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng/người đối với thị trường tại Malaysia, Ả rập xê út Còn tại thị trường các nước Hàn Quốc, Nhật Bản thu nhập cao hơn, dao động từ 15 - 25 triệu đồng/tháng/người, từ đó giúp các hội viên có thêm thu nhập trang trải cho gia đình, tích trữ vốn để làm ăn phát triển kinh tế.
Hội cũng đã tạo điều kiện cho 633 lao động nữ có việc làm lúc nông nhàn, từ đó tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Với những nỗ lực của các cấp, các ngành, công tác đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm của Hội LHPN tỉnh bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chị em hội viên được tham gia đào tạo nghề, được giới thiệu việc làm sau khi đào tạo đã có việc làm ổn định. Một số sản phẩm sản xuất ra như các sản phẩm rau sạch, rau an toàn, gạo chất lượng cao, gà Ai Cập, thịt lợn bản, bánh khẩu xén,…
đều trở thành hàng hóa được các cơ sở tiêu thụ trong và ngoài tỉnh thu mua, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho các hội viên hội phụ nữ.
Bảng 3.19. Đánh giá chung của hội viên về vai trò của Hội LHPN tỉnh Điện Biên trong công tác xóa đói giảm nghèo
Tiêu chí ĐVT Mức độ đánh giá Điểm
1 2 3 4 5 TB Hội viên hộ nghèo sử dụng vốn
vay đúng mục đích
Phiếu 21 36 18 272 95
3,87
% 4,8 8,1 4,1 61,5 21,5 Thu nhập của hội viên hộ nghèo
tăng so với trước
Phiếu 58 93 178 86 27
2,84
% 13,1 21,0 40,3 19,5 6,1 Tỷ lệ hội viên thoát nghèo có xu
hướng tăng lên
Phiếu 79 81 163 112 7
2,74
% 17,9 18,3 36,9 25,3 1,6 Tạo thêm việc làm, tăng quy mô
sản xuất kinh doanh cho các hội viên hộ nghèo
Phiếu 16 67 144 185 30
3,33
% 3,6 15,2 32,6 41,9 6,8 Đời sống của các hội viên hộ
nghèo đã được đảm bảo hơn trước
Phiếu 33 64 152 139 54
3,26
% 7,5 14,5 34,4 31,4 12,2 Các hội viên hộ nghèo được tiếp
cận giáo dục và y tế đầy đủ
Phiếu 11 39 75 217 100
3,81
% 2,5 8,8 17,0 49,1 22,6 Các hội viên hộ nghèo được tiếp
cận thuận lợi và dễ dàng hơn với dịch vụ pháp lý
Phiếu 22 73 108 194 45
3,38
% 5,0 16,5 24,4 43,9 10,2 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Nhận xét:
Tiêu chí “Hội viên hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích” được đánh giá khá cao với điểm trung bình đạt 3,87 điểm, trong đó có 83% người được hỏi đồng ý. Tiêu chí “Các hội viên hộ nghèo được tiếp cận giáo dục và y tế đầy đủ” cũng có kết quả tốt với 3,81 điểm trung bình chung, trong đó có hơn 70% số hội viên đồng ý. Các tiêu chí “Tạo thêm việc làm, tăng quy mô sản xuất kinh doanh cho các hội viên hộ nghèo”; “Đời sống của các hội viên hộ nghèo đã được đảm bảo hơn trước” và “Các hội viên hộ nghèo được tiếp cận thuận lợi và dễ dàng hơn với dịch vụ pháp lý” có mức điểm trung bình khá tốt tương ứng là 3,33; 3,26 và 3,38.
Đáng chú ý có 2 tiêu chí được đánh giá hơi thấp là tiêu chí “Thu nhập của hội viên hộ nghèo tăng so với trước” và “Tỷ lệ hội viên thoát nghèo có xu hướng tăng lên” với điểm số trung bình tương ứng chỉ đạt 2,84 và 2,74 điểm.
Do đó, đây là những vấn đề còn tồn tại đối với vai trò của Hội trong công tác xóa đói giảm nghèo.