Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XĐGN
1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của Hội liên hiệp đối với công tác xóa đói giảm nghèo
1.1.2. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và vai trò của Hội đối với công tác xóa đói giảm nghèo
1.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan Anh (2017), Hội phụ nữ (Hội liên hiệp phụ nữ) là một tổ chức chính trị xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).[1]
Hội phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giới nữ, có chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng. Hội đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hội tham gia tích cực trong các hoạt động và hòa bình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Hoạt động chủ yêu là vì sự bình đẳng tiến bộ và phát triển phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đảng của phụ nữ. Tổ chức của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam bao gồm Hội phụ nữ ở các cấp hành chính (Tỉnh/ thành phố, huyện, xã, thôn).
Hội Liên hiệp Phụ nữ có chức năng, nhiệm vụ sau:
“Về chức năng:
- Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.
- Đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
Về nhiệm vụ:
- Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;
- Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em;
- Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
- Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình”. (Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, 2012).
1.1.2.2. Vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta
Theo nghiên cứu của Hoàng Mẫn (2013), Hội LHPN các cấp tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên các phương diện chủ yếu sau: [2]
Thứ nhất, tuyên truyền cho các hội viên hộ nghèo về các chương trình và chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình.
Là một đoàn thể quần chúng “Hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ; chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của phụ nữ”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện của Chính phủ, các cấp Hội và phụ nữ cả nước đã sát cánh cùng các ngành thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tập trung vào giải quyết hai nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo là thiếu vốn đầu tư và thiếu kiến thức. Việc huy động các nguồn vốn hỗ trợ cho công tác xóa đói giảm nghèo có thể thấy được hiệu quả ngay trong ngắn hạn, nhưng ngược lại để nâng cao hiểu biết và kiến thức cho các hội viên rất cần thực hiện trong thời gian dài và bền bỉ.
Tuyên truyền, giáo dục là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội LHPN Việt Nam.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong các cấp Hội sẽ góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời, nâng cao nhận thức, kỹ năng hành động, bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ.
Các cấp Hội đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện các chuyên đề ở từng năm trong hệ thống Hội, trong cán bộ, công chức, viên chức và tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp phụ nữ. Các cấp Hội đã vận động, hướng dẫn tổ chức cho cán bộ, hội viên phụ nữ đăng ký thực hiện các hoạt động
“làm theo Bác” thông qua những việc làm cụ thể như: mô hình tiết kiệm, bảo vệ môi trường, sẵn sàng giúp nhau khi hoạn nạn, khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, sửa đổi lề lối làm việc,... Điển hình như mô hình “kho thóc học đường”, xây dựng quỹ “mái ấm tình thương”, “quỹ tình thương”,…
Nhìn chung, thông qua các hình thức tuyên truyền, nhiều nội dung có ý nghĩa thiết thực, giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho phụ nữ ngày càng đi vào chiều sâu, qua đó giúp cho cán bộ, hội viên phụ nữ từng bước thay đổi
nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, hội viên phụ nữ, vận động gia đình và người thân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, tham gia tích cực vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương có hiệu quả; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm công dân đối với quê hương, đất nước.
Thứ hai, tổ chức tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho các hội viên hộ nghèo tăng gia sản xuất
Các cấp Hội đã không chỉ giúp chị em hội viên vay vốn, mà còn hướng dẫn chị em sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến, sử dụng giống mới vào sản xuất... Nhờ vậy, nhiều chị em phụ nữ đã căn bản thoát đói và giảm nghèo. Nhiều tấm gương giúp nhau phát triển kinh tế, nhiều điển hình vượt khó, thoát đói nghèo vươn lên khá, giàu xuất hiện; một bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại, tiểu thủ công nghiệp, đa dạng hoá ngành nghề với doanh thu hàng năm từ 50-100 triệu đồng, góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ và thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn và miền núi.
Mô hình “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” và chỉ tiêu “80% trở lên số hộ đói nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội giúp đỡ” được các tỉnh tổ chức thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo.
Việc xây dựng các mô hình điểm hỗ trợ phụ nữ xoá đói giảm nghèo gắn với củng cố cơ sở Hội, phát triển hội viên, xây dựng lực lượng nòng cốt trong phụ nữ được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo. Năm 2005-2006 Trung ương Hội đã trực tiếp chỉ đạo tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo cho phụ nữ và hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm cho phụ nữ 5 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La... Chỉ đạo phụ nữ dân tộc Mông, Dao ở hai xã Phong Niên, Bản Cầm huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai xây dựng mô hình
điểm có gắn với Hội thảo đầu bờ về trồng ngô lai, nuôi lợn sinh sản, nuôi dê, hướng dẫn chế biến, dự trữ lương thực, thực phẩm đạt kết quả tốt được cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao, phụ nữ dân tộc thiểu số được thụ hưởng thật sự phấn khởi, tích cực tham gia sinh hoạt hội.
Hoạt động giúp phụ nữ thoát nghèo của các cấp Hội ngày càng đa dạng, đạt nhiều kết quả nổi bật như tập trung giúp xây, sửa nhà cho phụ nữ nghèo, tặng học bổng cho bà con hộ nghèo, giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo bền vững. Bằng sự đóng góp tiền, ngày công của phụ nữ, cộng đồng, doanh nghiệp. Các mái ấm tình thương đã được xây dựng. Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng Điện Biên và hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phát động, Trung ương hội đã phát động phong trào
“Phụ nữ cả nước với Điện Biên”, phụ nữ cả nước đã giúp cho 2.713 phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số xoá được nhà tranh tre, ở tạm.
Thứ ba, Hội hỗ trợ hội viên về tài chính và huy động vốn sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn quan tâm đến sự phát triển, tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ. Trung ương Hội luôn sát sao hội viên, hỗ trợ chị em phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nhất là tại các tỉnh, các khu vực khó khăn. Trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với chức năng đại diện chăm lo cho quyền lợi phụ nữ đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều phong trào tới các cấp hội nhưng chương trình, thiết thực hỗ trợ cho phụ nữ ở các nơi khó khăn phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.[7]
Các cấp Hội phụ nữ trong cả nước đều có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Các phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, “Chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập” đã khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái, ý thức tự nguyện giúp nhau giống, vốn, kinh nghiệm, ngày công sản xuất trong phụ nữ các khu vực khắp đất nước đặc biệt
là vùng sâu vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ nhóm “Vay vốn - tiết kiệm”, “Phụ nữ sản xuất giỏi”, “Câu lạc bộ phụ nữ khuyến nông”, “Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp”, các mô hình lồng ghép dân số, sức khoẻ sinh sản với xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, xoá mù chữ... đã thu hút nhiều phụ nữ ở các tỉnh , thành và khu vực có các đông bào dân tộc thiểu số tham gia.
Các cấp Hội tập trung khai thác từ ngân hàng, các tổ chức quốc tế, từ tiết kiệm của chị em để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Hội đã chủ động tín chấp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho phụ nữ các cấp vay với cách thức vay trả linh hoạt, phù hợp. Đến nay số vốn do các cấp Hội vùng quản lí là trên 10.550 tỷ đồng cho hàng triệu lượt chị em được vay.
Không chỉ giúp vốn, các cấp Hội còn tranh thủ các nguồn lực để tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 250.000 lượt phụ nữ ...
Thứ tư, hỗ trợ đào tạo nghề và kết nối việc làm cho hội viên
Hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ cũng được Hội phụ nữ nhiều tỉnh như Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, An Giang...
đẩy mạnh với việc dạy nghề truyền thống và một số ngành nghề mới cho nữ nông dân nghèo, trẻ em gái ở các địa bàn có khu du lịch, trung tâm giao lưu;
tìm nguồn hàng và tạo việc làm tại chỗ, giúp chị em nghèo tăng thu nhập bình quân 150.000đ-500.000đ/tháng. Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2018 tại vùng nông thôn, tỉ lệ phụ nữ làm việc trong ngành nông nghiệp là 63,4%, ước tính có trên 46% lao động nữ trong tổng số lao động được học nghề theo các đề án, chương trình của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội. Các tỉnh, thành Hội vùng khó khăn đã tích cực tổ chức dạy nghề cho 196.094 người, tư vấn nghề, tư vấn việc làm cho 162.765 người; giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài 157.937 người.
Với nhiều mô hình và biện pháp thiết thực, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là các cấp Hội phụ nữ ở vùng sâu vùng xa trong những năm qua đã giúp cho nhau biết cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình, từ đó từng bước thoát nghèo bền vững. Số lượt hộ nghèo được Hội giúp đỡ là 780.114 hộ; trong đó số lượt hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Hội phụ nữ giúp đỡ là 344.168 hộ. Riêng năm 2005 đã có gần 80% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp đỡ, trong đó có 103.420 hộ thoát nghèo.
Thứ năm, Hội hỗ trợ phát triển giáo dục - y tế giúp hội viên nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần, đảm bảo quyền bình đẳng cho nữ giới mà đặc biệt là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong những năm qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Mô hình 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới với nội dung: mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới tại 30 xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội trong những năm qua, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và công tác phụ nữ, cán bộ nữ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, rất đáng tự hào và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Xếp hạng năm 2012 của Liên hợp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới Việt Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí 58/136 quốc gia năm 2010 (thứ hạng càng gần 0 càng thể hiện sự bình đẳng cao). Việt Nam cũng được Liên hợp quốc đánh giá là nước có nhiều tiến bộ trong cải thiện công bằng giới. Đạt được kết quả như trên, bên cạnh những thành quả chung của cả nước, công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số góp phần quan trọng trong thực hiện thành công mục tiêu, chỉ tiêu quốc gia về bình đẳng giới.[8]
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ta có dân số chiếm 14,3%
dân số cả nước, trong những năm qua, công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ cán bộ, công chức nữ trong đó
có cán bộ, công chức nữ là người dân tộc thiểu số tham gia trong khu vực công ngày càng tăng, như: tỉnh Điện Biên tỷ lệ cán bộ, công chức trong khu vực công chiếm 36%, trong đó cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số chiếm 18,7%. Tỉnh Lào Cai, tỷ lệ này là 62,2% và 15%; Tỉnh Kom Tum tỷ lệ này là 56,84% và 12,50%. Điều đó cho thấy, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần phụ nữ dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện rõ rệt.
Thứ sáu, cùng các hội viên chung sức xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính Phủ trên khắp cả nước đã được các cấp Hội Phụ cả nước hương ứng và chúng góp sức lao động, hiến đất và nhiều ngầy công ở mỗi cấp Hội tại địa phượng. Điển hình là Hội Phụ Nữ tại các địa phương như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội đã góp hàng triệu ngày công, đất đang sinh sống để xây dưng nông thôn mới tại địa phương. Hội Phụ nữ tại các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước đều tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng nông thôn mới, các Hội phụ nữ ở khắp tỉnh, thành đều đẩy mạnh công tác tuyên truyền, liên quan đến Chương trình xây dựng NTM bằng những việc làm cụ thể như:
vận động hội viên, phụ nữ tham gia chuyển dịch cơ cấu sản xuất phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững; tham gia các hoạt động phát triển văn hóa, giáo dục, y tế; tăng cường bao vệ du lịch sinh thái nông thôn;
đăng ký thực hiện các phong trào, cuộc vận động về xây NTM do Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, thành phát động như thực hiện xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” với phong trào thi đua “nhà sạch, vườn đẹp” như ở Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên... Qua đó, nâng cao nhận thức, đề cao vai trò của chị em trong thực hiện các nội dụng của Chương trình xây dựng NTM.
Để thực hiện hiệu quả mục tiêu Quốc Gia về xây dựng NTM các cấp hội phụ nữ các tỉnh tình đã lồng ghép nhiều buổi sinh hoạt phụ nữ, nói chuyện, hội thảo, hợp thôn, xóm để hướng dẫn, vận động hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện các phong trào, cuộc vận động về xây dựng NTM do Hội