Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XĐGN
3.2. Đánh giá thực trạng vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên
3.2.1. Quá trình tổ chức chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo của Hội
Thực hiện chủ chương chung của tỉnh, trong những năm qua Hội LHPN tỉnh đã tích cực thực hiện công tác XĐGN nhằm nâng cao đời sống cho chị em, thu hút tập hợp hội viên, nâng cao vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Với nhận thức sâu sắc đói nghèo là rào cản lớn nhất trong tiến trình thực hiện bình đẳng và phát triển, các cấp Hội LHPN đẩy mạnh phong trào hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Hoạt động này được đổi mới thiết thực, hiệu quả trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tương thân tương ái, coi trọng hiệu quả, tính bền vững, tập trung ưu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ. Hằng năm, các cấp hội khảo sát, phân loại hộ nghèo, xây dựng kế hoạch, phân công cán bộ, hội viên giúp thoát nghèo bằng nhiều hình thức, biện pháp như hỗ trợ vốn, kiến thức, kinh nghiệm.
a, Đối tượng thực hiện công tác XĐGN
Đối tượng thực hiện công tác XĐGN là những cán bộ làm công tác XĐGN từ Trung ương, Bộ LĐTB&XH, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cán bộ làm công tác XĐGN cấp xã (thường là cán bộ không chuyên trách hoặc là công chức văn hóa xã hội), là những người chịu trách nhiệm trước Đảng, chính quyền để thực hiện chức năng làm công tác XĐGN đạt kết quả cao nhất. Để điều hành và tổ chức tốt công tác XĐGN trên địa bàn toàn tỉnh thì cần phải thành lập Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN còn có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện công tác XĐGN và đề xuất các giải pháp để công tác XĐGN được thực hiện thực sự có hiệu quả hơn.
Đối với cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình giảm nghèo tỉnh Điện Biên gồm 24 thành viên là lãnh đạo các sở ban ngành và đoàn thể, BCĐ do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch Hội LHPN tỉnh tham gia vào BCĐ với tư cách là một thành viên của ban chỉ đạo cấp tỉnh.
Đối với cấp thành phố/huyện/xã/thị trấn: Tổ chức BCĐ giảm nghèo, phân công các thành viên trong BCĐ ở cơ sở, thành viên trong BCĐ giảm nghèo của các huyện/xã bao gồm các ban ngành có liên quan. Đối với BCĐ cấp huyện/xã thì cần phải chú trọng đến việc xây dựng các giải pháp cho công tác XĐGN theo từng giai đoạn để đạt hiệu quả cao nhất.
b, Phạm vi thực hiện công tác XĐGN
Công tác XĐGN được tiến hành trên địa bàn toàn tỉnh: 115 xã, 5 thị trấn và 9 phường. Các cơ sở căn cứ vào hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên để thực hiện nhiệm vụ được giao. Từng huyện, xã, thị trấn tiến hành xây dựng kế hoạch công tác XĐGN theo tháng, quý, năm để trình Ban chỉ đạo và UBND các cấp phê duyệt.
c, Về việc tiến hành thực hiện
Công tác XĐGN là một trong những chương trình lớn của Đảng và Chính phủ. Để thực hiện được công tác này, Hội LHPN tỉnh cần phải phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan như:
- Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh để hỗ trợ giải quyết vốn vay cho các chị em hội viên để đầu tư phát triển kinh tế.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các trạm khuyến nông, các trung tâm sinh hoạt cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động: chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao kiến thức của hội viên về các lĩnh vực,…
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện các dự án tạo việc làm, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động nói chung và cho lao động nữ nói riêng.
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền nâng cao nhận thức của chị em hội viên về sức khỏe sinh sản.
3.2.2. Đánh giá vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo
3.2.2.1. Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong công tác tuyên truyền cho các hội viên hộ nghèo về các chương trình và chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình
Tuyên truyền, giáo dục là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong các cấp Hội sẽ góp phần triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ.
Nhận thức rõ công tác truyền thông về xóa đói, giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng, nhằm làm chuyển biến nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác giảm nghèo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền vận động giảm nghèo. Ngoài việc đăng tải tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nội dung, chính sách cho người nghèo còn được triển khai theo hình thức tập huấn, phổ biến kinh nghiệm làm kinh
tế, chuyển giao công nghệ. Hiện nay các chính sách đối với hộ nghèo, người nghèo đã cơ bản được nhân dân biết và thực hiện; các mô hình kinh tế, kinh nghiệm phát triển kinh tế đang được nhiều hộ nghiên cứu ứng dụng nhằm thoát nghèo bằng chính sự nỗ lực của bản thân, từng bước tạo sự bền vững khi thoát nghèo.
Không chỉ có các nội dung tuyên truyền về “chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Nghị quyết Trung Ương Đảng khóa XII; Nghị quyết Ðại hội đại biểu phụ nữ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã đề ra khâu đột phá là “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”. Hội LHPN tỉnh còn tuyên truyền, cổ vũ hội viên thực hiện tốt “nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương”; tuyên truyền giáo dục “nâng cao trình độ và kiến thức quản lý kinh tế cho hội viên”; tuyên truyền các chính sách, phong trào hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình như: “phụ nữ Điện Biên chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi”; “vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường”…
Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh đã phát động và chỉ đạo Hội Phụ nữ các cấp thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động rèn luyện phẩm chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tới toàn thể hội viên. Thực hiện Ðề án 939 của Chính phủ về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trong năm 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức 2 hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn cho các hợp tác xã, tổ hợp tác mới thành lập tại huyện Mường Ảng và Thị xã Mường Lay với 60 thành viên tham gia.
Một trong những biện pháp tuyên truyền về xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả đó là việc biểu dương những gương phụ nữ điển hình tiên tiến, những tấm gương phụ nữ không ngại khó khăn, vươn lên làm giàu không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn làm giàu cho quê hương, đất nước. Họ không
chỉ làm kinh tế giỏi, với tinh thần “ thương người như thể thương thân”, mà họ luôn quan tâm, tạo công ăn việc làm, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho những phụ nữ cũng có hoàn cảnh nghèo khó.
Có thể nói Hội LHPN tỉnh Điện Biên rất tích cực tuyên truyền “Chủ trương, đường lối, chính sách XĐGN của Đảng và Nhà nước”, số lượt tổ chức tuyên truyền gia tăng hàng năm cùng với lượng hội viên đi nghe phổ biến cũng tăng lên đáng kể.
Bảng 3.6. Tình hình Hội LHPN tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền
TT
NĂM NỘI
DUNG
2017 2018 2019
Số lượt tổ
chức
Số hội viên tham
gia
Số lượt tổ
chức
Số hội viên tham
gia
Số lượt tổ
chức
Số hội viên tham
gia
1
Chủ trương, đường lối, chính sách XĐGN của Đảng, Nhà nước
11.394 91.102 13.676 94.847 14.031 99.658
2
Chương trình xây dựng nông thôn mới
728 12.769 814 16.375 940 19.186 3
Chương trình Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp
- - 1 150 1 200
4 Chính sách tín
dụng, cho vay 56 1975 81 2064 75 1688
5
Nêu gương người phụ nữ làm ăn kinh tế giỏi
129 539 129 642 129 763
(Nguồn: Hội LHPN tỉnh Điện Biên) Nhận xét:
Cụ thể: năm 2016 đã tổ chức được 11.394 lượt tuyên truyền với 91.102 hội viên tham dự (97,8%), năm 2017 có 13.676 lượt tuyên truyền tăng so với năm trước là 2282 lượt với 94.847 hội viên tham dự (98,3%); năm 2018 có 14.031 lượt tuyên truyền tăng so với năm trước là 355 lượt và có 99.658 hội viên tham dự, đạt tỷ lệ số người tham dự lên tới 99,2%.
Về “chương trình xây dựng nông thôn mới”, nhìn chung qua 2 năm số lượt tổ chức chương trình tăng lên 212 lượt, tương ứng tốc độ tăng đạt 29%, số hội viên tham gia cũng tăng lên qua các năm, trong đó năm 2017 tăng 3.606 người so với năm 2016 và năm 2018 tăng 2.811 người, các cấp Hội đã kêu gọi: Tổng vệ sinh hàng tuần của các chi hội; làm nhà tiêu hợp vệ sinh;
đào hố xử lý rác; xây dựng các mô hình: “Chi hội phụ nữ 3 sạch xây dựng NTM”, “Chi hội phụ nữ 3 sạch phòng chống tệ nạn xã hội”, “Chi hội phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông”, “Nhà sạch, cổng đẹp”, duy trì mô hình “Ðoạn đường phụ nữ tự quản”, mô hình “Phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu” và mô hình “Xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. Cụ thể, giai đoạn 3 năm từ 2016 đến 2018 đã tổ chức được hơn 700 lượt tuyên truyền mỗi năm và thu hút gần 20 nghìn hội viên tham dự.
Từ năm 2017, Hội tuyên truyền, triển khai thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định, Hội đã tổ chức được 01 lượt Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp cấp tỉnh với 150 hội viên tham dự vào năm 2017; 01 lượt với 200 hội viên tham dự vào năm 2018. Kết quả cho thấy công tác tuyên truyền đã đạt được nhiều thành tích tốt đẹp, có 22 ý tưởng khởi sự kinh doanh, trong đó có 5 ý tưởng xuất sắc được khen thưởng với hơn 11 gian hàng đã được trưng bày tại ngày hội, từ đó giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tạo động lực xóa đói giảm nghèo bền vững cho các chị em trong HPN các cấp.
Hàng năm, Hội cũng tích cực phối hợp với với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách của tỉnh và các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền về chính sách tín dụng, cho vay ưu đãi hộ nghèo, tín dụng đối với học sinh sinh viên con các gia đình có hoàn cảnh khó khăn…. qua đó các hội viên sẽ được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi nhanh nhất. Cụ thể: năm 2016 có 56 lượt với 1.975 hội viên tham dự; năm 2017 có 81 lượt với 2.064 hội viên tham dự; nhưng đến năm 2018 chỉ tổ chức được 75 lượt với 1.688 hội viên tham dự, tương ứng giảm 6 lượt tuyên truyền
và 376 hội viên tham gia, nguyên nhân của vấn đề này là do 2 năm qua trong khi những chính sách tín dụng ít thay đổi thì hầu hết hội viên đã phần nào hiểu được những lợi ích cơ bản khi vay vốn ưu đãi từ các chương trình liên kết của Hội và ngân hàng, do đó có rất nhiều hội viên đã tiếp tục vay vốn để tăng gia sản xuất kinh doanh mà không cần được nghe tư vấn, hướng dẫn.
Mỗi năm Hội LHPN tỉnh đều triển khai hướng dẫn cho các chi hội và cơ sở hội chương trình “Nêu gương người phụ nữ làm ăn kinh tế giỏi” nhằm động viên các chị em tiếp tục tăng gia sản xuất, đóng góp nhiều lợi ích cho gia đình và xã hội, qua các năm số lượng chị em hội viên được tuyên dương ngày càng gia tăng, đây cũng là minh chứng cho thấy hiệu quả của công tác tuyên truyền của các cấp Hội LHPN tại tỉnh Điện Biên. Cụ thể năm 2016 có 539 hội viên được tuyên dương, đến năm 2017 số hội viên được khen thưởng tăng lên 642 người và năm 2018 đạt 763 người.
Bảng 3.7. Đánh giá về công tác tuyên truyền
Tiêu chí ĐVT Mức độ đánh giá Điểm TB
1 2 3 4 5 ND CB
Công tác tuyên truyền các chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện thường xuyên
Phiếu 0 16 71 204 151
4,11 4.23
% 0,0 3,6 16,1 46,2 34,2 Có sự quan tâm, chỉ đạo
của Đảng ủy, Hội LHPN đến các hộ nghèo
Phiếu 0 22 96 152 172
4,07 4.5
% 0,0 5,0 21,7 34,4 38,9 Kế hoạch và nội dung hoạt
động hỗ trợ hộ nghèo được xây dựng cụ thể, chi tiết
Phiếu 2 53 69 277 41
3,68 4.27
% 0,5 12,0 15,6 62,7 9,3 Nội dung tuyên truyền bổ
ích, phù hợp
Phiếu 0 1 34 328 79
4,10 4.86
% 0,0 0,2 7,7 74,2 17,9 Cán bộ tuyên truyền làm tốt
công tác chia sẻ thông tin
Phiếu 12 21 115 210 84
3,75 4.24
% 2,7 4,8 26,0 47,5 19,0 Thời gian tổ chức tuyên
truyền được phổ biến rộng rãi tới các hộ nghèo
Phiếu 19 43 78 183 119
3,77 4.73
% 4,3 9,7 17,6 41,4 26,9 Người tham gia hiểu rõ về
nội dung tuyên truyền
Phiếu 37 89 175 92 49
3,06 4.51
% 8,4 20,1 39,6 20,8 11,1 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Theo kết quả đánh giá về công tác tuyên truyền; các tiêu chí đều được đánh giá ở mức độ khá trở lên. Tuy nhiên chỉ có tiêu chí “Người tham gia hiểu rõ về nội dung tuyên truyền” đạt thấp nhất với điểm số là 3,06, trong đó tỷ lệ người cho rằng họ không hiểu rõ về nội dung tuyên truyền là 126 người tương đương với 28,5%, điều này cho thấy công tác tuyên truyền vẫn còn một số bất cập và khó khăn khi truyền tải nội dung tới các hội viên.
3.2.2.2. Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đối với công tác tổ chức tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho các hội viên hộ nghèo tăng gia sản xuất
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tổ chức tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho các hội viên hộ nghèo nhằm giúp các hội viên tăng năng suất cây trồng vật nuôi, giảm chi phí, giải quyết các vấn đề về đất đai môi trường, các cấp ủy đảng, chính quyền của các địa phương trên toàn tỉnh đã vận động hội viên thuộc hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng để nâng cao thu nhập. Ðồng thời, phối hợp với các hội, đoàn thể, Trường Cao đẳng Nghề Ðiện Biên mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, hướng dẫn hội viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Bảng 3.8. Tình hình tổ chức tập huấn và chuyển giao KHKT cho các hội viên phụ nữ hộ nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2018
TT
NĂM NỘI
DUNG
2016 2017 2018
Số lượt
tổ chức
Số hội viên tham
gia
Số lượt
tổ chức
Số hội viên tham
gia
Số lượt
tổ chức
Số hội viên tham
gia 1 Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi 53 1.980 103 2.874 212 6.927 2 Tập huấn về kỹ thuật trồng trọt 27 1.255 62 1.864 98 3.711 3 Tập huấn về kỹ thuật sản xuất thủ
công mỹ nghệ 6 271 13 539 25 885
4
Tập huấn kiến thức pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn
1 60 1 80 2 140
(Nguồn: Hội LHPN Tỉnh Điện Biên)
Nhận xét:
Căn cứ vào bảng thống kê tình hình tổ chức tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho các hội viên phụ nữ hộ nghèo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2018 thấy là các đợt tập huấn của các cấp Hội liên tục tăng đều qua các năm và ngày càng thu hút được nhiều hội viên tham gia hơn. Cụ thể, năm 2016 có 53 đợt tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi thu hút 1.980 hội viên, 27 đợt tập huấn về kỹ thuật trồng trọt với 1.255 hội viên và 6 đợt tập huấn về kỹ thuật sản xuất thủ công mỹ nghệ có 271 người tham dự. Đến năm 2017, số lượt tổ chức tăng lên rõ rệt và số người tham gia cũng tăng lên gần gấp 2 hoặc gấp 3.
Đến năm 2018, gần như các cấp chi hội đều có thể tự tổ chức những đợt tập huấn kỹ thuật chăn nuôi hoặc trồng trọt ở phạm vi cấp xã dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Hội LHPN cấp tỉnh, đo đó có tới gần 7000 hội viên tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, 3.711 hội viên tham gia tập huấn kỹ thuật trồng trọt và có tới 885 hội viên đăng ký tham dự tập huấn về kỹ thuật sản xuất thủ công mỹ nghệ.
Ngoài ra, hàng năm Hội LHPN cấp tỉnh còn thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn cho chị em phụ nữ, đặc biệt đến năm 2018 tổ chức thành 2 đợt với 140 hội viên là cán bộ cấp xã tham gia học tập và trao đổi kiến thức.
Bên cạnh đó, các cấp hội tích cực tìm tòi mô hình sản xuất mới, các hướng đi phù hợp điều kiện thực tế ở địa phương, khả năng tham gia mô hình của hội viên, nhằm tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ chị em vươn lên làm giàu chính đáng. Từ đó, qua quá trình lao động sản xuất, hội viên đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chuyển đổi hình thức đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng mô hình có hiệu quả như: nuôi gà đen và thêu thổ cẩm (huyện Tủa Chùa); nuôi dê (Điện Biên Đông); nuôi cá, sản xuất lúa cao sản, thêu thổ cẩm dân tộc Thái (Điện Biên); trồng cà-phê (Tuần Giáo)... Các mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho bản thân hội viên trực tiếp tham gia mà còn góp phần giải quyết lao động tại chỗ, nhất là phụ nữ địa phương, con em hội viên nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.