Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XĐGN
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên đối với công tác xóa đói giảm nghèo
3.3.2. Các yếu tố chủ quan
3.3.2.1. Sự phối hợp và tương tác trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai các phong trào của Hội
Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy tích cực đổi mới phương thức hoạt động, nỗ lực triển khai các phong trào thi đua, cuộc vận động của Trung ương, của tỉnh, của Hội. Trọng tâm phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng các sự kiện chính trị của tỉnh.
Thực hiện các chỉ đạo và 3 nhiệm vụ của Hội gắn với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc. Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tích cực khai thác và quản lý các nguồn vốn giúp phụ nữ giảm nghèo bền vững, nhân rộng các điển hình vươn lên thoát nghèo, đóng góp vào sự ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện giám sát, phản biển xã hội theo quy định, đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế; công tác dân tộc, tôn giáo có nhiều hoạt động nổi bật, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Qua 10 năm tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở có nhiều sáng tạo trong việc cụ thể hóa các phong trào, nhiệm vụ trọng tâm, các cuộc vận động của Hội lồng ghép, gắn với việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng NTM.
Với sự vào cuộc của các cấp Hội phụ nữ đã góp phần giúp 22 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới.
Các cấp Hội đã cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh thành chương trình, kế hoạch hành động cụ thế với các cấp Hội. Đến nay có 6/7 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt so với chỉ tiêu của Đại hội đề ra; phong trào phụ nữ tiếp tục phát triển, khẳng định vị trí trong xã hội.
3.3.2.2. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ và thái độ làm việc của cán bộ Hội Cán bộ Hội là người trực tiếp tiếp cận với các hội viên, có trách nhiệm tuyên truyền cho các hội viên hiểu biết về chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như hướng dẫn và hỗ trợ cho các chị em phụ nữ về kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và thái độ làm việc của cán bộ Hội có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả và chất lượng của công tác xóa đói giảm nghèo cho các chị em phụ nữ là hội viên hộ nghèo.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ các cấp Hội LHPN tỉnh Điện Biên các cấp được đánh giá có năng lực tốt và tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, đa số đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ các cấp hiện nay có phẩm chất đạo đức tốt, luôn có trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo, cần cù và hết mình trong mọi phong trào.
Theo thống kê, có tới 85,7% cán bộ chuyên trách cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, đây là yếu tố thuận lợi đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa cán bộ Hội trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, trình độ của cán bộ cấp xã còn rất hạn chế, mới có khoảng 35% số cán bộ có trình độ từ trung cấp đến đại học, trong đó có dưới 10% cán bộ có trình độ đại học, thậm chí có xã không có cán bộ đạt trình độ đại học nào, bên cạnh đó hầu hết cán bộ cấp cơ sở đều chưa được đào tạo trình độ lý luận chính trị. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu, thực hiện các hoạt động của Hội, cũng như ảnh hưởng tới công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền ở một số cơ sở dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc thấp.
Bảng 3.15. Công tác tổ chức tập huấn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các cấp Hội giai đoạn 2016 - 2018
STT Nội dung Số lượng cán bộ được đi đào tạo
2017 2018 2019
1 Bồi dưỡng trình độ lý luận
chính trị 0 1 1
2 Bồi dưỡng trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ 18 22 25
3 Tập huấn nâng cao kỹ
năng mềm, tin học 6 12 16
(Nguồn: Hội LHPN tỉnh Điện Biên)
Nhận xét:
Về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm. Giai đoạn 2016-2018, Ban chấp hành Hội tích cực tổ chức các chương trình cũng như các khóa học đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ chuyên môn, chính trị, các lớp quản lý Nhà nước, các khóa tập huấn công tác nghiệp vụ của Hội và cả nâng cao kỹ năng mềm, tin học cho các cán bộ Hội tham gia. Tuy nhiên, số lượng tham gia học tập vẫn còn ít, đặc biệt ở cấp cơ sở, năm 2016 chỉ có 18 cán bộ tham gia bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt tỷ lệ 30% tổng số cán bộ, năm 2017 đã có 22 cán bộ tiếp tục tham gia đạt tỷ lệ 40%, đến năm 2018 có tới 25 cán bộ Hội được tham gia tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, tương đương với tỷ lệ 46,3% tổng số cán bộ Hội các cấp. Trong công tác nghiệp vụ Hội, số lượng cán bộ cấp cơ sở hàng năm tham gia bồi dưỡng, đào tạo chiếm tỷ lệ dưới 60%, kèm theo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu, triển khai các chương trình của Hội tới các hội viên.
3.3.2.3. Điều kiện làm việc và các công cụ, phương tiện kỹ thuật, chế độ chính sách phục vụ cho hoạt động quản lý công tác xã hội của Hội
Để có thể hoàn thành tốt công tác phong trào Hội đề ra, cần có điều kiện và kinh phí cấp cho các hoạt động của Hội LHPN các cấp trong toàn tỉnh. Hơn nữa, chế độ đãi ngộ và lương thưởng cũng là những yếu tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động của mỗi cán bộ Hội từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Kinh phí hoạt động của Hội chủ yếu xuất phát từ nguồn ngân sách do nhà nước cấp, do đó tất cả các hoạt động của Hội LHPN tỉnh Điện Biên đều ưu tiên tiêu chí thực hành tiết kiệm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với cấp cơ sở như xã/phường trung bình chi hoạt động chỉ khoảng 15 triệu đồng/năm/đơn vị, đối với cấp huyện/thị trấn/thành phố mức kinh phí này được phê duyệt khoảng 50-100 triệu đồng/năm/đơn vị, đối với cấp tỉnh mức kinh phí cũng chỉ đạt khoảng 150-200 triệu đồng/năm. Tuy nhiên so với quy
mô của các chương trình của Hội thì mức kinh phí là quá thấp, do đó không đảm bảo cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của Hội.
Bảng 3.16. Kinh phí cấp cho hoạt động của Hội theo các cấp
(ĐVT: Triệu đồng)
TT Năm
Kinh phí phân bổ 2017 2018 2019
I CẤP TỈNH 447 480,1 518,5
1 Chi lương, phụ cấp cán bộ 136,3 147,2 154,8
2 Chi khoản công cộng 161,9 158,3 177,5
3 Chi hoạt động 148,8 174,6 186,2
II CẤP HUYỆN (10 đơn vị) 2929,7 3188,4 2631,4 1 Chi lương, phụ cấp cán bộ 1674,8 1769,3 1927,4
2 Chi khoản công cộng 531,7 562,6 598,2
3 Chi hoạt động 723,2 856,5 105,8
III CẤP XÃ (129 đơn vị) 3362,9 3599,5 3883,6 1 Chi lương, phụ cấp cán bộ 1492,4 1673,8 1871,2
2 Chi hoạt động 1870,5 1925,7 2012,4
(Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên)
Hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Hội nói chung chưa được đáp ứng đầy đủ nhất là các huyện các xã vùng sâu vùng xa như xã Mường Báng, xã Xá Nhè tại huyện Tủa Chùa, Xã Nà Hỳ, xã Nà Bủng tại huyện Nậm Pồ… Có tới hơn 50% Hội cấp cơ sở chưa được bố trí phòng làm việc riêng, trang thiết bị như máy vi tính chưa đầy đủ; hội trường, bàn ghế còn sơ sài; hệ thống loa, quạt chưa đảm bảo… do đó, ảnh hưởng rất nhiều việc thu thập, cập nhật các thông tin, dữ liệu cũng như việc triển khai các hoạt động, công tác của Hội đến các hội viên.
Mặt khác, chỉ có 63% cán bộ hoạt động tại các chi hội và hội cơ sở được nhận phụ cấp, hơn nữa chế độ phụ cấp cho cán bộ Chi hội còn thấp, bình
quân mỗi cán bộ được hưởng mức phụ cấp là 70.000đ/tháng, điều kiện làm việc khó khăn nên khó thu hút được cán bộ trẻ và cán bộ gắn bó lâu dài, thực sự tâm huyết với tổ chức Hội.