CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.2.1. Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ của ủy ban Basel
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một ủy ban đƣợc thành lập năm 1974 bởi các Thống đốc ngân hàng của nhóm G10, tại thành phố Basel, Thụy
Sỹ nhằm ngăn chặn sự sụp đổ các ngân hàng vào thập kỷ 80. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng xây dựng các chuẩn mực về giám sát ngân hàng. Các chuẩn mực này trở thành những quy chuẩn tối thiểu trong hoạt động giám sát ngân hàng. Đối với hoạt động KSNB trong ngân hàng, ủy ban Basel đã phát hành khuôn mẫu cho hệ thống KSNB trong các ngân hàng vào ngày 22 tháng 9 năm 1998.
Ủy ban Basel cũng dựa trên báo cáo COSO 1992 để đƣa ra lý thuyết về KSNB ngân hàng. Theo Basel (1998) thì KSNB là một quá trình đƣợc thực hiện bởi Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể nhân viên. Đó không chỉ là một thủ tục hay chính sách đƣợc thực hiện tại một thời điểm cố định mà là một hoạt động liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng. Hội đồng Quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm thiết lập môi trường văn hóa thích hợp để trợ giúp cho quá trình KSNB đƣợc hiệu quả và việc giám sát sự hiệu quả. Mỗi cá nhân trong tổ chức phải tham gia quá trình đó. Mục tiêu KSNB của Basel (1998) là:
- Mục tiêu hoạt động: KSNB nhằm đảm bảo các hoạt động trong ngân hàng an toàn và hiệu quả;
- Mục tiêu thông tin: KSNB nhằm đảm bảo các thông tin quản trị và tài chính đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy;
- Mục tiêu tuân thủ: KSNB nhằm đảm bảo các hoạt động của ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật và đạo đức kinh doanh.
Nguyên tắc kiểm soát: Uỷ ban Basel đã đề ra 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB hoạt động ngân hàng (xem Phụ lục 03). Về cơ bản, các nguyên tắc này tương tự như các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo của COSO. Các nguyên tắc đƣợc chia thành sáu nhóm yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát;
Nhận biết và đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân
nhiệm; Nhóm nguyên tắc về thông tin và trao đổi thông tin; Nguyên tắc về giám sát và điều chỉnh những sai sót; Đánh giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan thanh tra ngân hàng. Tùy thuộc vào quy mô của ngân hàng, bản chất, mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, vị trí địa lý, khuôn khổ pháp lý và quy định nội bộ của bản thân ngân hàng, các ngân hàng sẽ áp dụng một phần hay toàn bộ những nguyên tắc này.
Tại Việt Nam bước đầu các NHTM đã áp dụng theo Basel (1998) và đã có những thành công và thất bại nhất định trong KSNB hoạt động tín dụng, liệu do chăng là chƣa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hay do chính ngân hàng áp dụng chƣa hiệu quả. Chính vì vậy, các ngân hàng tại Việt Nam lựa chọn KSNB theo khuôn mẫu Basel cần áp dụng và thiết kế riêng cho đơn vị mình một mô hình sao cho phù hợp và theo sát thực tế để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam và theo kịp hoạt động của các ngân hàng trên thế giới.
Dựa trên khuôn mẫu KSNB của quốc tế, bám sát vào tình hình thực tế tại Việt Nam và nước ngoài, NHNN đã xây dựng khung pháp lý KSNB hoạt động tín dụng riêng cho các NHTM Việt Nam trong việc áp dụng và quản lý tại đơn vị mình. Vậy, khung pháp lý trên đƣợc ban hành có thực sự cần thiết?
1.2.2. Đánh giá khuôn mẫu kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo thời gian, qua quá trình nhận thức, nghiên cứu và nhu cầu thực tế về KSNB đã dẫn đến sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau về KSNB.
NHNN đã ban hành Thông tƣ số 13/2018/TT-NHNN (NHNN, 2018) quy định đầy đủ hơn về hệ thống KSNB của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nhiều thay đổi, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho công tác KSNB, giúp ngăn ngừa, cảnh báo và quản lý rủi ro.
Theo Thông tƣ này thì KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá
nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.
Việc thiết lập KSNB tại các NHTM cổ phần Việt Nam phải tuân thủ theo quy định tại Luật số 47/2010/QH12 (Quốc hội, 2010) và Luật số 17/2017/QH14 (Quốc hội, 2017) và Thông tƣ 13/2018/TT-NHNN (NHNN, 2018).
Trước đây, để quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ, tháng 12/2011, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN (NHNN, 2011) để từng bước giúp các ngân hàng xây dựng và thiết lập hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ nhƣng Thông tƣ này còn mang tính khái quát và chƣa thật sự đầy đủ, chƣa đáp ứng đƣợc vai trò thật sự của một hệ thống KSNB trong hoạt động ngân hàng.
Để khắc phục những tồn tại trong thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN (NHNN, 2011), NHNN đã ban hành Thông tƣ số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống KSNB của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Theo đó, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN (NHNN, 2018) ban hành sẽ góp phần giải quyết đƣợc những vấn đề khó khăn trong thực tế xây dựng hệ thống KSNB cho hoạt động ngân hàng trong thời gian qua. Các quy định trong Thông tƣ số 13/2018/TT- NHNN (NHNN, 2018) rất cụ thể và rõ ràng, đặc biệt là đã thật sự tiệm cận với các thông lệ quốc tế về việc xây dựng hệ thống KSNB.
Việc thiết kế KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng đạt hiệu quả thì cần phải nắm rõ bản chất của hoạt động KSNB và Hoạt động tín dụng và mối liên hệ, tác động giữa hai hoạt động là nhƣ thế nào thì mới xây dựng đƣợc
một khuôn mẫu phù hợp và thiết thực. Do vậy, sau khi đƣa ra những lý thuyết cốt lõi của KSNB, của hoạt động tín dụng thì Luận văn sẽ tiếp tục đƣa ra những lý thuyết bản chất của KSNB hoạt động tín dụng.