Công tác nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

2.2.1. Công tác nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị

a. Nội dung của công tác nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị

Nhận thức đƣợc việc rủi ro luôn tồn tại trong mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng nên Ban Giám đốc luôn rất thận trọng và chủ động trong công tác nhận diện và đánh giá rủi ro, đặc biệt là RRTD, chú trọng đối phó với rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Riêng hoạt động tín dụng, đối với những khoản nợ xấu, nợ khó đòi sẽ đƣợc Vietinbank Quảng Trị báo cáo lên Hội sở chính và tùy vào mức độ để đƣợc ủy quyền theo dõi và phối hợp xử lý; còn với khoản tín dụng với mục đích chia sẻ rủi ro như với trường hợp của Công ty TNHH xây dựng Thành Tín, Ban Giám đốc cử 05 cán bộ thực hiện kiểm soát, nhằm vận hành hệ thống KSNB để đối phó RRTD một cách hiệu quả và bài bản.

Bộ phận QHKH thực hiện xác định RRTD bao gồm: Tự đánh giá nguy cơ rủi ro, nguồn gốc của rủi ro, đối tƣợng gây rủi ro, các cấp độ rủi ro và phải mở sổ theo dõi rủi ro. Vietinbank Quảng Trị áp dụng phần mềm Sysmon để xây dựng chương trình lấy được thông tin dữ liệu đạt chuẩn và chính xác, kịp thời đảm bảo tính thời sự của nghiệp vụ cần giám sát, báo cáo dấu hiệu rủi ro trong từng bước của quy trình tín dụng đồng thời xây dựng thư viện dấu hiệu RRTD để tiện cho công tác giám sát. Qua đó, trước những dấu hiệu nhận biết được, bộ phận QHKH trực tiếp báo cáo, tham mưu và đề xuất phương án xử lý lên Ban Giám đốc.

Bộ phận QHKH cần xác định đƣợc mức độ chấp nhận rủi ro của từng món cấp tín dụng, rủi ro của món tín dụng càng thấp thì việc sử dụng biện pháp đối phó với rủi ro càng nhiều và càng hiệu quả. Trong một số trường

hợp, với tiêu chí KPI (1) đƣợc đặt ra thì bộ phận QHKH phải xác định và chấp nhận khoảng 10% rủi ro khoản tín dụng khi khách hàng không cung cấp đủ hồ sơ cần thiết hay cấp phê duyệt tín dụng đi vắng.

Tùy theo tính chất của từng loại RRTD, các cấp quản lý từ Ban Giám đốc đến các trưởng, phó phòng tác nghiệp sẽ xác định tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của từng loại rủi ro, từ đó thiết lập các phương án để ứng phó qua các tiêu chí: tần suất phát sinh, mức độ hay tốc độ và thời gian tác động đến việc hoàn thành mục tiêu của mỗi phòng thực hiện.

Khi đánh giá RRTD để xét cấp hạn mức vay cho khách hàng, bộ phận QHKH cần xem xét dữ liệu tín dụng trong quá khứ hoặc tại các tổ chức tín dụng khác bằng cách tra cứu thông tin CIC (2). Điều này sẽ giúp ƣớc tính chính xác về khả năng phát sinh và mức độ RRTD mà món cấp tín dụng cho khách hàng sẽ mang đến. Tuy nhiên, dữ liệu quá khứ chƣa hẳn đem lại kết luận xác đáng về RRTD do các dữ liệu đƣợc cung cấp có thể chƣa đầy đủ hoặc không liên tục.

Dựa trên kết quả phân tích tín dụng thu đƣợc, Vietinbank Quảng Trị sẽ đƣa ra các cách thức tiếp cận đối phó phù hợp với các rủi ro nhƣ chấp nhận, tránh né, làm giảm hay chia sẻ rủi ro. Chẳng hạn nhƣ Vietinbank cấp hạn mức tín dụng vốn lưu động cho công ty TNHH xây dựng Thành Tín là 12.311 triệu đồng, tuy nhiên để giảm bớt RRTD thay vì tập trung hết hạn mức vào một chi nhánh, cụ thể là Vietinbank Quảng Trị, Vietinbank chia sẻ 7.000 triệu đồng

(1) KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty. Mỗi bộ phận trong công ty sẽ có những chỉ số KPI khác nhau.

(2)CIC (Credit Information Centre of Vietnam) là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam của NHNN và thông tin cung cấp bởi CIC là một kênh thông tin quan trọng giúp các tổ chức tín dụng đánh giá đƣợc tình hình dƣ nợ vay và chất lƣợng tín dụng của KH, việc phân tích và tận dụng triệt để nguồn thông tin này sẽ giúp ngân hàng đánh giá tổng quát về quan hệ tín dụng, năng lực tài chính và góp phần giảm thiểu rủi ro.

cho Vietinbank Chi nhánh Sài Gòn, Vietinbank Quảng Trị làm đầu mối.

Trường hợp rủi ro khách hàng không trả được nợ đúng hạn, Vietinbank Quảng Trị sẽ chịu một phần rủi ro phát sinh hoặc mức độ tác động của rủi ro này.

b. Kết quả khảo sát công tác nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị

Công tác nhận diện và đánh giá RRTD là một công tác vô cùng quan trọng trong mô hình KSNB hoạt động tín dụng của Vietinbank Quảng Trị, và yếu tố khách quan quyết định chất lƣợng của công tác này chính là nhận thức của những người làm tín dụng (Bộ phận QHKH hay CBTD) dưới sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc nên việc đánh giá thực trạng của công tác này qua việc khảo sát, lấy ý kiến từ bảng câu hỏi đƣợc xây dựng là một việc làm cần thiết.

Thứ nhất, thực trạng công tác nhận diện RRTD tại Vietibank Quảng Trị Kết quả khảo sát (Bảng 2.6) chứng tỏ phần lớn ý kiến đều đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Điều đó thể hiện Ban Giám đốc luôn thận trọng với rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng vì vậy đề cao tầm quan trọng của công tác KSNB nhằm ngăn ngừa đối phó rủi ro (điểm trung bình câu 1 là 5,00). Chính vì lẽ đó, Ban Giám đốc đề ra chiến lƣợc trong mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn định hướng thực hiện cho cán bộ (điểm trung bình câu 2 là 4,45). Trong giai đoạn 5 năm (từ 2019 đến 2024), Ban Giám đốc định hướng điều hành tăng trưởng quy mô tín dụng đối với phân khúc khách hàng vừa và nhỏ, và siêu nhỏ vì chiến lược này phù hợp với thị trường và tình hình hoạt động nền kinh tế Quảng Trị hiện nay.

Vietinbank Quảng Trị xây dựng chiến lƣợc phát triển tín dụng của trong thời gian tới là tập trung vào phân khúc khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và siêu nhỏ bởi đó là những khách hàng có khả năng phát sinh

RRTD thấp vì khách hàng vay vốn chủ yếu dựa vào TSBĐ, duy trì quan hệ lâu dài với ngân hàng, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận bền vững cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, chiến lƣợc quản lý RRTD của Ban Giám đốc đƣợc cán bộ đánh giá cao (điểm trung bình câu 3 là 4,75).

Bảng 2.6: Thống kê nhận xét về nhận diện RRTD tại Vietinbank Quảng Trị

Câu hỏi Kết quả khảo sát

N Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn 1. Ban Giám đốc

Vietinbank Quảng Trị đánh giá cao vai trò của KSNB trong hoạt động tín dụng

20 5,00 5,00 5,00 ,000

2. Chiến lƣợc hoạt động tín dụng của Vietinbank Quảng Trị 2019 – 2024 rõ ràng cụ thể, phù hợp với thực trạng

20 3,00 5,00 4,45 ,887

3. Chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng đƣợc thiết lập cụ thể, rõ ràng và phù hợp từng thời kỳ

20 3,00 5,00 4,75 ,639

Thứ hai, thực trạng công tác đánh giá RRTD tại Vietinbank Quảng Trị Bảng 2.7: Thống kê nhận xét về đánh giá RRTD

tại Vietinbank Quảng Trị

Câu hỏi

Kết quả khảo sát

N

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn 4. Vietinbank Quảng Trị bố

trí nhân sự đủ để thực hiện KSNB hoạt động tín dụng tại chính bộ phận QHKH và chính sách tuyển dụng hợp lý

20 4,00 5,00 4,05 ,224

5. Ban Giám đốc Vietinbank Quảng Trị khuyến khích cán bộ phát hiện, phân tích đánh giá thiệt hại của rủi ro trong hoạt động tín dụng đã phát sinh và đang tiềm ẩn

20 4,00 5,00 4,05 ,224

6. Vietinbank Quảng Trị đã đề ra các biện pháp, hành động cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại RRTD

20 3,00 5,00 4,70 ,571

Công tác đánh giá RRTD đòi hỏi bộ phận QHKH phải có năng lực vững vàng, kỹ năng phán đoán và phân tích tốt. Trong chính sách tuyển dụng cán bộ tín dụng của Vietinbank Quảng Trị luôn chú trọng lựa chọn những cá nhân có dày dạn kinh nghiệm và hướng phát triển lâu dài. Việc điều động, sắp xếp nhân sự trong bộ phận QHKH của Vietinbank Quảng Trị hợp lý nên cũng

những nhận đƣợc những đánh giá cao của cán bộ (điểm trung bình 4,05 cho câu 4).

Vietinbank luôn nằm trong top những ngân hàng lớn trong hệ thống, nên việc chú trọng công tác an toàn vốn vay, luôn động viên, khích lệ cán bộ đẩy mạnh trong công tác nhận diện và phát hiện rủi ro, đồng thời đánh giá và phân tích tác hại của rủi ro phát sinh (điểm trung bình là 4,05 cho câu 5). Ban Giám đốc luôn nhấn mạnh, điều kiện đủ để ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng chính là đánh giá đƣợc chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng còn TSBĐ chỉ là điều kiện cần cho một món tín dụng. Vì vậy, việc nhận diện, đánh giá RRTD tiềm ẩn hay hiện hữu luôn đƣợc đề cao và thực hiện liên tục.

Bên cạnh đó, chính những đề xuất, tham mưu của bộ phận QHKH với Ban Giám đốc những phương án đối phó với rủi ro phát sinh cũng như những chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc trong việc đƣa ra biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động tín dụng là vô cùng cần thiết (điểm trung bình câu 6 là 4,70). Tính đến nay, Vietinbank đã triển khai xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khá hoàn chỉnh theo tiêu chí của Ủy ban Basel nhằm đánh giá tổng quan tình hình hoạt động của khách hàng đồng thời đo lường tiêu chí thể hiện mức độ RRTD đối với khách hàng đó; ngoài ra còn có hệ thống văn bản chế độ, chính sách pháp lý liên quan đến định lƣợng RRTD.

Qua kết quả thống kê nhận xét công tác nhận diện và đánh giá RRTD cho thấy: Ban Giám đốc đánh giá cao vai trò của KSNB hoạt động tín dụng;

Định hướng quản lý rủi ro theo chiến lược tín dụng dài hạn; Động viên, khích lệ mọi người chủ động phát hiện và phân tích tác động của rủi ro xảy ra cũng như chủ động đưa ra những đề xuất, tham mưu để xây dựng những giải pháp, hành động kịp thời nhằm đối phó rủi ro đó, giảm thiểu tác hại của rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)