CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị
a. Nguyên nhân bên trong
- Về đội ngũ cán bộ tác nghiệp: Đội ngũ CBTD tại Vietinbank Quảng Trị chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng cũng nhƣ tác hại nghiêm trọng của RRTD khi phát sinh. Do đó, thái độ lơ là chủ quan trong quá trình làm việc đặc biệt là thực hiện cấp hạn mức tín dụng, đánh giá dự án vay vốn dài hạn còn diễn ra, nhiều trường hợp ỷ lại chức năng kiểm tra, kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ của Hội sở.
- Về đội ngũ KSNB tại Vietinbank Quảng Trị: Tổ kiểm tra nội bộ còn chịu nhiều sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc nên chức năng KSNB chƣa phát huy hết hiệu quả và không thể hiện đƣợc tính độc lập khách quan.
Báo cáo KSNB còn mang tính hình thức và chƣa phản ánh một cách trung thực các rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Về công tác kiểm tra, KSNB của Hội sở: Hội sở giám sát tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank Quảng Trị dựa trên giới hạn tín dụng, tỷ số dƣ nợ trên huy động vốn bình quân nhƣng thiếu phân loại tín dụng theo đặc
điểm, ƣu thế của khu vực miền Trung nói riêng và các vùng miền khác nói chung. Chỉ đạo của Ban điều hành từ trung ƣơng đến chi nhánh chƣa định hướng diễn biến của thị trường, dự báo về khả năng phát sinh rủi ro trong tín dụng.
- Về sản phẩm tín dụng: Các sản phẩm tín dụng bán lẻ mới nhƣ cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay du học, vay kinh doanh bất động sản…chƣa đƣợc triển khai áp dụng thực tế nhiều tại Quảng Trị do tâm lý e ngại rủi ro, vì vậy Vietinbank Quảng Trị vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành nghề truyền thống, thế mạnh như cho vay xây lắp, hoạt động kinh doanh thương mại hay cho vay cầm cố đối với cá nhân.
b. Nguyên nhân bên ngoài
- Về môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý của nước ta chưa hoàn thiện, các quy định pháp luật về KSNB trong hoạt động tín dụng thiếu nhất quán, thiếu ổn định làm cho các NHTM khó áp dụng vào khách hàng của mình. Bên cạnh đó, sự điều hành của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn còn nhiều bất cập, ngan hàng không kịp thay đổi để thích ứng dẫn đến không có đủ vốn để tài trợ các doanh nghiệp lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn trong đó có Vietinbank Quảng Trị.
- Về môi trường kinh tế - xã hội: Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, môi trường tài chính quốc tế và trong nước có nhiều bất ổn, hội nhập kinh tế toàn cầu sâu rộng khiến cho những sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có xu hướng ngày càng gia tăng và tinh vi hơn. Những biến động khôn lường của thị trường như tỷ giá hối đoái, các mặt hàng xăng dầu, vàng, chứng khoán hay bất động sản…gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của khách hàng nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối vốn trong kinh doanh, khách hàng khó quay vòng vốn lưu động, khó khăn trong việc trả nợ gây ra nợ xấu,
vƣợt tầm kiểm soát của bản thân ngân hàng và cả khách hàng vay.
- Về phía khách hàng:
+ Doanh nghiệp quản lý kinh doanh không tốt, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
+ Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chẳng hạn nhƣ vay tiền mặt nhưng không trả lương cho người lao động mà sử dụng để hoạt động kinh doanh, hoặc sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn khi đến nợ ngân hàng, khách hàng sẽ đảo nợ hoặc xin cơ cấu thời gian trả nợ vay…
+ Khách hàng cố tình trốn tránh với trách nhiệm trả nợ, gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ vay. Một là trường hợp đặc biệt chẳng hạn nhƣ cho vay đóng tàu đánh cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đang là một vấn đề nan giải của không chỉ riêng ngân hàng mà còn của nhiều nhà chức trách, làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng trong đó có Vietinbank Quảng Trị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, Luận văn trình bày lịch sử hình thành, phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Quảng Trị giai đoạn 2016-2018.
Trên cơ sở nội dung Chương 1 và Chương 2, tác giả đã phản ánh được thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị trên ba phương diện chính là: nhận diện đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát và hoạt động giám sát. Thông qua việc thu thập và phân tích số liệu rủi ro tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị, sau đó khảo sát bằng cách phát phiếu điều tra cán bộ trực tiếp thực hiện để từ đó đánh giá xác thực hệ thống KSNB hoạt động tín dụng có những ƣu điểm, hạn chế nhƣ thế nào và đƣa ra các nguyên nhân của những hạn chế đó để làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị ở Chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG, CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK QUẢNG TRỊ
Như nội dung đã trình bày tại chương 2 thì trong công tác nhận diện và đánh giá RRTD tại Vietinbank Quảng Trị ngoài những ƣu điểm vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định nhƣ là về mô hình phê duyệt tín dụng chƣa hiệu quả, thẩm định đề xuất khoản vay còn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tác nghiệp, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn nhiều bất cập,…Vì vậy, Luận văn sẽ đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện công tác nhận diện và đánh giá RRTD tại Vietinbank Quảng Trị.