CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.3.3. Nội dung của hoạt động KSNB đối với hoạt động tín dụng theo quy định của NHNN
Trên cơ sở mô hình KSNB hoạt động tín dụng theo quy định của NHNN (NHNN, 2018), nội dung tiếp theo là đƣa ra những nội dung cụ thể, chi tiết hơn về chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc lồng ghép cùng với công tác KSNB.
a. Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng và quy định chức năng nhiệm vụ
Trên cơ sở quy mô, mức độ phức tạp của khoản cấp tín dụng, quy trình phê duyệt cấp tín dụng có quy định cụ thể về các thông tin thẩm định tín dụng cần thiết để phê duyệt quyết định tín dụng. Các thông tin đƣợc cung cấp phê duyệt quyết định tín dụng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và đƣợc bộ phận quản lý rủi ro thẩm định, đánh giá theo quy định nội bộ của ngân hàng.
Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong mọi giao dịch, quy trình nghiệp vụ (trong đó có nghiệp vụ tín dụng) tại ngân hàng cần đảm bảo nguyên tắc: (i) Thành viên
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên không tham gia xem xét, phê duyệt các quyết định có rủi ro thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc), trừ trường hợp thành viên đó là Tổng giám đốc (Giám đốc); (ii) Phân tách chức năng, nhiệm vụ để không xung đột quyền quyền và lợi ích, một cá nhân không chi phối toàn bộ một giao dịch, quy trình thực hiện giao dịch; (iii) Có các cá nhân độc lập trong cùng một bộ phận hoặc bộ phận độc lập với bộ phận khác để kiểm tra định kỳ/đột xuất theo quy định nội bộ của ngân hàng.
Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng hoạt động kinh doanh: Cá nhân, bộ phận có chức năng quan hệ khách hàng, hay gọi chunh là cán bộ tín dụng (CBTD) phải tách bạch với cá nhân, bộ phận có chức năng quyết định phê duyệt tín dụng cuối cùng hoặc phê duyệt và có quyết định cuối cùng đối với các chính sách quản lý tín dụng, quy trình tín dụng và các hạn mức RRTD; tách bạch với cá nhân, bộ phận xác định tài sản đảm bảo, tham gia quản lý tài sản đảm bảo, quản lý và phân loại các khoản cấp tín dụng có vấn đề; cá nhân, bộ phận chuyên xác định mục tiêu, nguyên tắc xác định lãi suất, phí cấp tín dụng, xây dựng báo cáo rủi ro, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD.
b. Thiết lập hạn mức rủi ro tín dụng và giới hạn cấp hạn mức
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn vô vàn rủi ro và có những rủi ro nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ của một ngân hàng, do vậy tăng cường công tác KSNB để giảm thiểu rủi ro tín dụng là một việc làm tất yếu, một trong những cơ sở quan trọng trong công tác KSNB chính là thiết lập đƣợc hạn mức rủi ro tín dụng cho ngân hàng để ngân hàng luôn trong trạng thái phòng ngừa và sẵn sàng đối mặt với RRTD và đƣa ra đƣợc giới hạn cấp tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng, việc xây dựng hạn mức rủi ro tín dụng và giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Hạn mức rủi ro đƣợc xác định trên cơ sở chiến lƣợc quản lý rủi ro;
- Đầy đủ và cụ thể để kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng, các cá nhân, bộ phận tham gia vào các giao dịch có rủi ro tín dụng;
- Tuân thủ quy định của pháp luật;
- Giao dịch vƣợt hạn mức rủi ro tín dụng chỉ đƣợc thực hiện sau khi báo cáo (bao gồm đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro) và đƣợc Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên cho phép;
- Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tƣợng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng của ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý;
- Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm cấp tín dụng, giao dịch đảm bảo của khoản cấp tín dụng trên cơ sở rủi ro tín dụng của sản phẩm, khả năng thu hồi của tài sản đảm bảo;
- Các hạn chế cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của NHNN;
- Cấu phần bù đắp rủi ro tín dụng trong phương pháp tính lãi suất, giá sản phẩm tín dụng theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.
c. Thẩm định tín dụng
Nguyên nhân chính dẫn đến RRTD chính là những sơ hở trong giai đoạn đầu hình thành nên món tín dụng, bước thẩm định tín dụng là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình tín dụng, vì vậy ngân hàng cần chú trọng và lập ra những nội dung thẩm định phù hợp, cần thiết; tránh rườm rà, gây khó khăn cho hoạt động tín dụng nhƣng cũng không đƣợc sơ sài, đối phó để gây ra RRTD cho ngân hàng. Vậy, trước khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng thì ngân hàng cần thẩm định những nội dung là:
- Đánh giá yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường; ngành nghề kinh doanh, thu nhập, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của khách hàng;
- Mục đích đề nghị cấp tín dụng của khách hàng và nguồn tiền trả nợ;
- Thẩm định phương án, dự án kinh doanh của khách hàng, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, tính khả thi về các rủi ro cần hạn chế (trừ các khoản cấp tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống);
- Tổng trạng thái RRTD của khách hàng bao gồm cả các khoản tín dụng đã cấp cho nhóm khách hàng có liên quan;
- Khả năng trả nợ của khách hàng, xếp hạng tín nhiệm của khách hàng (việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng không những đƣợc sử dụng khi đánh giá lần đầu cấp hạn mức vay, mà còn phải đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất khả năng trả nợ của khách hàng hoặc trạng thái rủi ro của khoản cấp tín dụng);
- Các điều khoản, thỏa thuận dự kiến liên quan đến nghĩa vụ trả nợ, cấp tín dụng của hợp đồng tín dụng, hợp đồng giao dịch bảo đảm và các cam kết khác;
- Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý, khả năng thu hồi của tài sản bảo đảm (TSBĐ);
- Các phê duyệt của các cơ quan chức năng (nếu có);
- Các điều kiện vay vốn khác theo quy định của ngân hàng.
Thẩm định tín dụng sử dụng những thông tin từ bên ngoài thì ngân hàng cần kiểm tra, đánh giá chất lƣợng của nguồn này và đảm bảo nguồn này độc lập với bên đƣợc cấp tín dụng.
Để đảm bảo việc cấp sản phẩm tín dụng phù hợp cho khách hàng và đảm bảo mức hợp lý giữa rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng thì ngân hàng cần phân tích khả năng tài chính, dòng tiền và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
Đối với đối tƣợng khách hàng mới, ngân hàng cần thẩm định uy tín khách hàng, năng lực pháp lý và lịch sử nghĩa vụ tín dụng của khách hàng.
Đối với các khoản cấp tín dụng hợp vốn, ngân hàng thực hiện theo quy định của NHNN về cấp tín dụng hợp vốn và đảm bảo nội dung đánh giá, thẩm định đối với khách hàng theo quy định.
Đối với các khoản cấp tín dụng có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, ngân hàng phải thẩm định bên bảo lãnh thứ ba theo quy định để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên thứ ba khi khách hàng thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ.
Tùy theo quy mô, mức độ phức tạp của hoạt động, ngân hàng quyết định cơ cấu tổ chức của bộ phận thực hiện việc đánh giá, thẩm định tín dụng.
d. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng
Ngân hàng phải có quy định khoản cấp tín dụng đƣợc phân loại nợ, và trích lập dự phòng RRTD và việc sử dụng dự phòng để xử lý khi có rủi ro phát sinh.
Tỷ lệ trích lập dự phòng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (NHNN, 2005) và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN (NHNN, 2007); thông tƣ 02/2013/TT-NHNN (NHNN, 2013) và các văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tƣ này. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo nguyên tắc:
Ngân hàng tiến hành việc phát mại TSBĐ theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ; Trong trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho RRTD của khoản nợ thì ngân hàng đƣợc sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.Việc ngân hàng sử dụng dự phòng để xử lý RRTD không phải là xóa nợ cho khách hàng và ngân hàng, cá nhân liên quan không được phép thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý RRTD dưới mọi hình thức. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, ngân hàng phải chuyển các khoản nợ đã đƣợc xử lý sang hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. Sau 05 năm kể từ ngày sử
dụng dự phòng để xử lý RRTD, ngân hàng đƣợc xuất toán các khoản nợ đã được xử lý RRTD ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các NHTM Nhà nước, việc xuất toán chỉ đƣợc phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhƣng không thu đƣợc nợ và phải đƣợc Bộ tài chính và NHNN chấp thuận bằng văn bản.
e. Quản lý tín dụng và quản lý tài sản bảo đảm
Quản lý tín dụng và quản lý TSBĐ cũng là một trong những khâu quan trọng trong công tác KSNB hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Quản lý tín dụng
- Bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm đảm bảo các hồ sơ tín dụng (hợp đồng tín dụng, thƣ bảo lãnh, hồ sơ bảo đảm cho khoản cấp tín dụng và cá hồ sơ liên quan khác) đầy đủ, hợp lệ và tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận.
- Ngân hàng chỉ giải ngân theo các điều khoản đã quy định sau khi khoản cấp tín dụng đƣợc phê duyệt và hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, TSBĐ đã đƣợc thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng bảo đảm.
- Khoản cấp tín dụng sau khi đƣợc phê duyệt và giải ngân phải đƣợc giám sát thường xuyên về: (i) Việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng tín dụng của khách hàng, (ii) Xác định sớm các dấu hiệu bất thường về khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, (iii) Định kỳ đánh giá TSBĐ theo quy định.
- Theo dõi lịch trả nợ, có hình thức nhắc nhở khách hàng về kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ trước khi đến hạn. Trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ chậm theo kỳ hạn, ngân hàng phải ghi nhận và báo cáo cho các cấp thẩm quyền theo quy định.
- Lưu trữ hồ sơ tín dụng, các thông tin về khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lịch trả nợ của khách hàng và các thông tin khác có liên quan theo quy định.
Quản lý tài sản bảo đảm
- Ngân hàng phải có quy trình quản lý TSBĐ từ khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực đến khi thanh lý hợp đồng bảo đảm.
- Các phương pháp xác định giá trị thị trường, giá trị thu hồi và thời gian phát mại, xử lý của từng loại TSBĐ để làm cơ sở xác định TSBĐ đủ điều kiện để khấu trừ và tỷ lệ khấu trừ khi trích lập dự phòng theo quy định của NHNN.
- Tần suất đánh giá TSBĐ thực hiện theo nguyên tắc TSBĐ có sự biến động giá trị nhiều hơn sẽ phải đánh giá, kiểm tra giá trị thường xuyên hơn.
- Việc định giá TSBĐ phải phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm việc xác định giá trị TSBĐ do ngân hàng tự định giá hoặc do tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định định giá.
- Ngân hàng đăng ký giao dịch đảm bảo đối với TSBĐ theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung Chương 1 đã trình bày những cơ sở lý luận về KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM nói riêng theo hướng tiếp cận Khuôn mẫu KSNB của Ủy ban Basel và khuôn khổ KSNB theo quy định của NHNN. Dựa trên nền tảng những cơ sở lý luận trên để đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị giai đoạn 2016-2018 là thực sự cần thiết, việc đặt thực trạng của đối tƣợng nghiên cứu trong mô hình KSNB hoạt động tín dụng theo quy định của NHNN để Vietinbank Quảng Trị nhìn nhận đƣợc những vấn đề của đơn vị mình; từ đó kịp thời đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị ở nội dung các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH
QUẢNG TRỊ