Những hạn chế còn tồn tại trong công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị

a. Những hạn chế trong nhận diện và đánh giá RRTD

Mô hình hoạt động tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị chƣa hiệu quả:

Mặc dù việc duyệt tín dụng qua ba bước (CBTD-Trưởng/phó phòng- Ban Giám đốc) tuy nhiên sự phê duyệt của Giám đốc chủ yếu dựa vào báo cáo từ các phòng tác nghiệp, thiếu các nguồn thông tin độc lập để kiểm tra lại trước khi quyết định cho vay, do vậy sẽ dễ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn.

Thông tin thẩm định chủ yếu lấy từ kế toán song nhiều BCTC của khách hàng chƣa qua một đơn vị kiểm toán độc lập nào kiểm tra, do vậy mà tính tin cậy còn hạn chế.

Công việc thẩm định đƣợc thực hiện chính bởi CBTD đƣợc chỉ định tiếp nhận hồ sơ và họ có trách nhiệm theo dõi toàn bộ khoản vay đến khi thu đƣợc toàn bộ vốn và lãi, do vậy hầu nhƣ chƣa có thủ tục kiểm soát nào đối với khâu thẩm định hồ sơ tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ vẫn còn tồn tại tính hình thức thể hiện ở công tác thu thập dữ liệu đầu vào chƣa đƣợc thực sự quan tâm, khâu nhập liệu thông tin chƣa đƣợc kiểm tra tính trung thực, tính chính xác. Số lƣợng ngành nghề trong hệ thống xếp hạng vẫn chƣa bao quát hết tất cả ngành nghề kinh doanh của khách hàng tín dụng tại chi nhánh vì có một số ngành

đặc thù như tư vấn xây dựng, đầu tư môi trường đô thị,... Việc phân tích, đánh giá các đối tƣợng theo ngành còn yếu kém.

Ngoài ra còn có những hạn chế khác như sự chủ quan của CBTD trước mỗi khoản tín dụng là phụ thuộc vào TSBĐ trong TSBĐ chỉ là điều kiện cần đối với một món cấp tín dụng; việc thực hiện công tác KSNB tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập và đặt nặng yêu cầu về hạn chế rủi ro tín dụng theo hướng thận trọng, đưa ra các biện pháp mang tính chất tình thế trong giai đoạn hiện nay nhƣ siết chặt bảo đảm bằng tài sản, quy chế phân cấp phê duyệt tín dụng và lĩnh vực cấp tín dụng, cho nên tăng trưởng tín dụng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

b. Những hạn chế trong hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm

Thực tế khảo sát cho thấy nhiều trường hợp CBTD chưa tuân thủ quy trình tín dụng, quá trình thu thập, phân tích dữ liệu thông tin thiếu thận trọng và chuẩn xác, thẩm định tài sản qua loa, hồ sơ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn thiếu, có những khoản tín dụng chỉ dựa vào nhu cầu của KH và đƣợc phê duyệt ngay một cách cảm tính hoặc thực hiện do chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Giải pháp hạn chế rủi ro chƣa đa dạng, còn phụ thuộc vào TSBĐ mà không chú trọng đánh giá tỉnh hình hoạt động của khách hàng nên dẫn đến nhiều hệ quả không tốt: Giảm khả năng tăng trưởng quy mô tín dụng, tạo tính ỷ lại và làm giảm kỹ năng thẩm định của CBTD.

Việc phân quyền người sử dụng trên hệ thống tác nghiệp tín dụng của Vietinbank do một cán bộ điện toán đảm nhiệm và không hề qua khâu kiểm soát nào, điều này dễ dẫn đến những sai sót của cán bộ khi không đƣợc phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời trong quản lý user, cấp token đăng nhập hệ thống...

Công tác kiểm soát rủi ro của Chi nhánh thường tập trung chủ yếu vào khâu kiểm tra trước và trong khi cho vay. Vấn đề kiểm tra sau khi cho vay của bộ phận QHKH đối với khách hàng thực hiện mang tính hình thức đối phó, chưa được thường xuyên và chặt chẽ của nhiều yếu tố như: kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tín dụng, kiểm tra chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng... Đặc biệt là phòng QHKH daonh nghiệp ít thực hiện đầy đủ quy trình, hoặc chỉ thực hiện mang tính đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay cho khách hàng ký mà không kiểm tra thự tế tại doanh nghiệp hay đơn bị hoặc chỉ thực hiện đối phó khi có đoàn thanh tra kiểm toán.

Hiện nay tại khâu thẩm định giá trị tài sản của Vietinbank Quảng Trị còn nhiều vấn đề, bộ phận QHKH định giá tài sản dựa trên phỏng đoán theo giá thị trường tại thời điểm thực tế nên giá trị thực chất của tài sản đảm bảo không chính xác.

c. Những hạn chế hoạt động giám sát và điều chỉnh sai sót

Tại Vietinbank Quảng Trị, các cuộc kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ đối với một đối tượng khách hàng thường hay lặp lại, chồng chéo trong khoảng thời gian cách nhau không dài và thông thường là những khách hàng tín dụng lớn, khách hàng có nợ xấu, nợ tiềm ẩn. Do chƣa có sự phân định rõ ràng giữa hai chức năng thực hiện kiểm toán và kiểm tra nội bộ, dẫn đến sự tốn thời gian và cả nhân lực.

Công tác kiểm tra nội bộ tại Vietinbank Quảng Trị hiện nay chƣa độc lập khách quan theo đúng chức năng của nó vì còn nặng về tính hình thức và kiểm tra theo kế hoạch đã hoạch định sẵn mà không phải là đột xuất để cảnh báo những rủi ro có khả năng có thể xảy ra, thông thường kiểm tra những sự việc tình huống đã xảy ra rồi.

Thời gian mỗi đợt kiểm tra ngắn và thường được báo trước, nhân lực cho

một cuộc kiểm tra thường hạn chế, tạo cơ hội để CBTD thực hiện theo tính chủ quan, đối phó hoặc ỷ lại khả năng phát hiện của kiểm tra viên.

Trình độ của cán bộ kiểm tra giám sát không đồng đều ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán, mỗi kiểm tra viên đánh giá sai phạm theo các hướng khác nhau dẫn đến sự lúng túng, hiểu nhầm phương hướng giải quyết của CBTD.

Với phương pháp kiểm tra truyền thống nên chất lượng giám sát, kiểm toán nội bộ thường không cao, chỉ phát hiền chủ yếu các sai phạm tính tuân thủ, còn những rủi ro tiềm tàng gian lận sau bên trong nghiệp vụ thì chƣa đƣợc phát hiện hoặc chỉ đạt ở mức độ nghi ngờ.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)