HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÍN DỤNG VÀ SỰ PHÂN CÔNG, PHÂN NHIỆM TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÍN DỤNG VÀ SỰ PHÂN CÔNG, PHÂN NHIỆM TRONG CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI

Như nội dung đã trình bày tại chương 2 thì hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm trong công tác tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị ngoài những ƣu điểm vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định nhƣ là kiểm soát việc thẩm định và phân tích tín dụng, đề xuất khoản vay còn sơ sài, qua loa; kiểm soát sau giải ngân còn nhiều hạn chế, định giá sai giá trị của TSBĐ…Vì vậy, Luận văn sẽ đề xuất một số nội dung nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm trong công tác tín dụng tại Vietinbank Quảng Trị

3.2.1. Kiểm soát việc thẩm định và phân tích tín dụng

Tại Vietinbank Quảng Trị, bộ phận QHKH vừa là người thẩm định TSBĐ vừa là người đề xuất cho vay, trình phát hành bảo lãnh nên thông thường cán bộ sẽ dựa trên nhu cầu của khách hàng và điều chỉnh giá trị TSBĐ cho vừa vặn với nhu cầu đó, để đáp ứng khách hàng đồng thời áp lực chỉ tiêu nhiệm vụ nên trong cho vay đảm bảo bằng các tài sản nhƣ bất động sản thường giá trị định giá có xu hướng được nâng cao. Do vậy, Vietinbank Quảng Trị cần thành lập một bộ phận thẩm định độc lập, không chịu sự điều hành của Ban Giám đốc từng chi nhánh, có thể phân bổ theo từng khu vực để tiết kiệm nhân lực, thời gian xử lý hồ sơ cũng nhƣ tách biệt chức năng cho vay và thẩm định từ đó giảm RRTD trong ngân hàng.

Việc định giá sai giá trị TSBĐ là do định giá theo thông tin thị trường

trong thời điểm hiện tại. Chính vì lẽ đó, trong báo cáo thẩm định tài sản, cán bộ cần đƣa ra nguồn tham khảo giá đáng tin cậy, nếu có thể cụ thể trong trường hợp phát mại TSBĐ khi không thu hồi được nợ, những đối tượng nào có khả năng mua lại tài sản đó…

Vietinbank Quảng Trị cần xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá chung để thẩm định toàn bộ tình hình của khách hàng (từ cá nhân đến tổ chức) cả về định lƣợng và định tính định kỳ hàng năm. Đặc biệt chú trọng đến mức độ rủi ro qua đánh giá các số liệu, thông tin tài chính ngoài đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đồng thời kết hợp với phân tích định tính như môi trường vi mô, vĩ mô, hoạt động nội bộ hoặc các mối quan hệ xoay quanh doanh nghiệp, nhất là quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng khác…Từ đó bộ phận QHKH có thể nhận diện rủi ro tiềm ẩn và đƣa ra hoạt động kiểm soát phù hợp để hạn chế những rủi ro đó.

Sau khi thin diện rủi ro tiềm ẩn và đƣa ra hoạt động kiểm soát phù hợp để hạn chế những rủi ro đó.tin tài chính ngoài đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đồng thời kết hợp với phân tích định tính như môi trường vi mô, vĩ mô, hoạt động nộihách hàng, đánh giá đối tác từ đó đƣa ra những phương án xử lý phòng ngừa rủi ro.

3.2.2. Sự phân công, phân nhiệm

Điều chỉnh và hoàn thiện việc phân cấp, phân quyền tại Vietinbank Quảng Trị một cách phù hợp là công việc vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phòng ngừa và đối phó với rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng.

Nếu công tác phân cấp thẩm quyền thực hiện không hợp lý, rõ ràng sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang cho cán bộ, thụ động trong việc phê duyệt tín dụng từ đó làm chậm trễ hồ sơ của khách hàng.

Phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo tính hợp lý kịp

thời trong quá trình xử lý hồ sơ, tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc, giảm thiểu rủi ro hoạt động tín dụng nhƣ đã trình bày trong phần hạn chế.

Vietinbank Quảng Trị cần giải trình những vướng mắc bất cập trong quá trình thực hiện phân cấp thẩm quyền phán quyết tại đơn vị mình cũng nhƣ đề xuất những giải pháp minh bạch trong các quy định phân công, phân nhiệm đến Hội sở để điều chỉnh hoặc thống nhất trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống Vietinbank.

3.2.3. Kiểm soát quá trình giải ngân và sau giải ngân

Để tránh các trường hợp thu nợ thiếu, thu nhầm cần điều chỉnh quy trình quản lý khoản vay sau giải ngân, thu sót phí trả nợ của khách hàng, quy trình cố hữu của Vietinbank Quảng Trị đang áp dụng là thu nợ gốc vay trước hạn và nợ quá hạn phải qua kiểm soát của Hội sở, tuy nhiên nên bổ sung trường hợp nợ đến hạn vẫn phải qua kiểm tra đối soát của Hội sở vì có những khách hàng gặp khó khăn trong quản lý tài chính, hoạt động kinh doanh mang tính phức tạp khó theo dõi, một khi dòng tiền vừa chuyển vào tài khoản ngân hàng buộc cán bộ phải xử lý thu nợ thủ công ngay mà không chờ hệ thống thu tự động, tránh những trường hợp hệ thống gặp sự cố không quét tự động dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của khách hàng…vì vậy tất cả các khoản vay khi thu nợ cần phải qua kiểm soát của bộ phận quản trị tín dụng.

Theo dõi, điều chỉnh lãi suất phù hợp hiệu quả, tính toán lợi ích mang lại của khách hàng để áp dụng lãi suất vay nhằm nâng cao chất lƣợng và lợi nhuận cho Vietinbank Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quảng trị (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)