Vai trò của các cơ quan liên quan trong hoạt động quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN ODA QUA HỆ THỐNG KBNN

1.1 TỔNG QUAN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

1.1.3 Vai trò của các cơ quan liên quan trong hoạt động quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA

1.1.3.1 Vai trò Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ

Chính phủ Việt Nam thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, phân công trách nhiệm của từng cơ quan và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành và địa phương trong quản lý nợ công; Trình Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước;

Quyết định chính sách, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ; quyết định việc đàm phán, ký kết điều ƣớc

quốc tế về vay nước ngoài của Chính phủ; Tổ chức thanh tra, kiểm tra về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công; báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công và việc thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng khác sử dụng vốn vay của Chính phủ.

1.1.3.2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Là cơ quan đầu mối trong việc vận động, điều phối, quản lý và sử dụng ODA; chủ trì soạn thảo chiến lƣợng, chính sách hợp tác phát triển với nhà tài trợ, quy hoạch thu hút, quản lý và sử dụng ODA; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này. Tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân ODAi, vốn đối ứng; bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn đối ứng nguồn xây dựng cơ bản để chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách trung ương trong kế hoạch vốn hàng năm; và xử lý nhu cầu bổ sung vốn trong kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của chương trình, dự án.

1.1.3.3 Bộ Tài chính:

Thực hiện chức năng quản lý tài chính nhà nước đối với các chương trình, dự án như chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quản lý tài chính đối với chương trình, dự án; Trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với các chương trình, dự án có sử dụng ODA; Quy định cụ thể thủ tục rút vốn và quản lý rút vốn của các chương trình, dự án; hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và phí đối với các chương trình, dự án; Bố trí vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để trả nợ các khoản vốn vay ODA khi đến hạn; Bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng nguồn hành chính, sự nghiệp để chuẩn bị thực hiện và thực hiện các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát; tổ chức cho vay lại và thu hồi phần vốn cho vay lại của các chương trình, dự án;

Hệ thống Kho bạc nhà nước: Hệ thống Kho bạc nhà nước thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng kiểm soát, xác nhận đủ điều kiện giải ngân cho các chương trình, dự án và trong một số trường hợp hệ thống KBNN thực hiện vai trò của “ngân hàng phục vụ” khi chuyển tiền giải ngân cho các chương trình dự án đối với một số hình thức tài trợ như: Tài trợ theo hình thức hòa trung vào ngân sách nhà nước nhưng hình thức này chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các dự án tài trợ đều duy trì các tài khoản chỉ định tại các ngân hàng thương mại giữ vai trò là ngân hàng dịch vụ (có vai trò nhận tiền từ tài khoản tài trợ/tín dụng của Ngân hàng Thế giới và xử lý các khoản chi tiêu có liên quan tới Dự án đã được Kho bạc Nhà nước xác nhận).

1.1.3.4 Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNNVN):

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết các điều ƣớc quốc tế cụ thể về ODA với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế; NHNNVN lựa chọn và chỉ định các ngân hàng thương mại để phục vụ dự án theo quy định tại Nghị định 38/2013/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ và và các văn bản hướng dẫn liên quan; Tổng hợp các báo cáo giữa năm và hàng năm về rút vốn và giải ngân qua các Tài khoản tạm ứng và báo cáo tiến độ triển khai.

1.1.3.5 Các ngân hàng thương mại (NHTM) hay ngân hàng phục vụ cho các dự án:

Là ngân hàng phục vụ cho dự án, có khả năng thực hiện các giao dịch về hối đoái và nội tệ, mở thƣ tín dụng và thực hiện một số lƣợng lớn các giao dịch và phát hành nhanh chóng các sao kê ngân hàng chi tiết hàng tháng; Mở Tài khoản chỉ định (TKCĐ) cho các Ban QLDA; Thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi theo yêu cầu của các Ban QLDA; Chuyển vốn từ các TKCĐ vào tài khoản của bên tiếp nhận dựa theo yêu cầu của Ban QLDA.

1.1.3.6 Các cơ quan chuyên ngành, UBND các tỉnh đóng vai trò là cơ

quan chủ quản và chủ chương trình, dự án ODA:

“Cơ quản chủ quản chương trình, dự án ODA” là đơn vị quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư hoặc người quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật, là các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung ƣơng của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, cơ quan trực thuộc Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) có chương trình, dự án.

Chủ Chương trình, dự án OD: là chủ dự án, là đơn vị được Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan chủ quản nêu trên giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn ODA và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và quản lý, sử dụng công trình sau khi chương trình, dự án kết thúc.

Ban Quản lý chương trình, dự án: Là một tổ chức đƣợc thành lập với nhiệm vụ giúp Chủ dự án quản lý thực hiện một hoặc một số chương trình, dự án. BQLDA có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá chương trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của từng bên tham gia dự án đƣợc quy định cụ thể theo Nghị định số 16/2016NĐ-CP; Nghị định số 38/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tƣ số 01/2014/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. BQLDA là người ký hợp đồng trực tiếp với các nhà thầu xây dựng, nhà thầu tƣ vấn. BQLDA có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng, hoàn chỉnh các hồ sơ thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng, nghiệm thu sản phẩm và thanh lý hợp đồng.

Tùy theo hình thức giải ngân, việc thanh toán sẽ thực hiện từ tải khoản chỉ định tại NHPV hoặc từ tài khoản ngân sách nhà nước tại hệ thống KBNN.

Ngoài ra, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện dự án còn bao gồm các nhà thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn và các nhà thầu xây dựng: Đây là các đơn vị

đƣợc trao thầu để thực hiện dự án.

Hình 1.1: Các bên liên quan đến quản lý dự án ODA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)