TỔNG QUAN VỀ KBNN QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN ODA TẠI KBNN QUẢNG BÌNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ KBNN QUẢNG BÌNH

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Quảng Bình KBNN là một tổ chức nằm trong hệ thống tài chính Nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính và các quỹ khác của Nhà nước giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Lịch sử phát triển của Kho bạc Nhà nước trải qua các giai đoạn:

- Nha Ngân khố Quốc gia thuộc Bộ Tài chính (1946-1951): Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 75 quy định tổ chức, bộ máy Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố là một bộ phận tổ chức cấu thành trong bộ máy Bộ Tài chính và trực thuộc Bộ trưởng.

- KBNN với việc quản lý quỹ NSNN tại Ngân hàng quốc gia Việt Nam (1951-1989): Giữa năm 1951, Chính phủ quyết định giải thể Nha Ngân khố, chuyển chức năng quản lý quỹ NSNN sang Ngân hàng quốc gia và thành lập Kho bạc Nhà nước với nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN, bảo đảm các yêu cầu chi của bộ máy Nhà nước, phục vụ công cuộc kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.

- Từ năm 1964, KBNN có nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, tập trung các khoản thu, cấp phát các khoản chi, tổ chức theo dõi và thống kê về tình hình thu chi NSNN.

- KBNN trực thuộc Bộ Tài chính (từ năm 1990 đến nay): Sự ra đời của hệ thống KBNN gắn liền với sự ra đời của công cuộc đổi mới và phát triển

của đất nước. Cuối thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước đã diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Nhằm phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, cơ chế quản lý tài chính ngân sách đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của 02 ngành Tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng đƣợc tổ chức lại; Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, các Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh. Nhiệm vụ quản lý NSNN đƣợc chuyển từ Ngân hàng Nhà nước sang Bộ Tài chính để thực hiện chức năng quản lý và điều hành.

Cùng với sự ra đời của toàn hệ thống, KBNN Quảng Bình đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990 theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 185/TC/QĐ/TCCB ngày 21/03/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục KBNN Quảng Bình trực thuộc Cục KBNN.

Từ thực tế 05 năm hoạt động và phát triển để tiếp tục khẳng định vai trò vị trí của KBNN trong nền kinh tế, đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho KBNN hoạt động, ngày 05/4/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Thực hiện Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục Đầu tƣ phát triển thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 145/1999/QĐ/TC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tƣ thuộc hệ thống KBNN.

Kể từ ngày 01/01/2000, hệ thống KBNN đƣợc giao thêm nhiệm vụ: Kiểm soát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tƣ, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.

Hiện nay, hệ thống KBNN Quảng Bình hoạt động theo Quyết định 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Theo đó nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của KBNN cũng nhƣ các KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc đƣợc thay đổi cho phù hợp với tình hình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, hệ thống KBNN Quảng Bình không chỉ thay đổi về diện mạo bên ngoài mà còn thay đổi về hiệu quả chất lƣợng hoạt động trong công tác. Từ khi mới thành lập chỉ có 82 CBCC đƣợc điều động từ các ngành khác đến, gồm 5 KBNN cấp huyện và 04 phòng chức năng tại KBNN tỉnh, cả hệ thống KBNN tỉnh chỉ có hơn 540 đơn vị khách hàng giao dịch, với hơn 325 dự án đầu tƣ XDCB, quy mô hoạt động hàng năm chỉ ở mức 64 tỷ đồng.

Hiện nay, toàn hệ thống KBNN Quảng Bình có 168 cán bộ công chức, 7 KBNN trực thuộc (gồm: 01 KBNN thị xã và 06 KBNN cấp huyện) và 07 phòng chức năng; Giao dịch với khoảng 2.700 đơn vị khách hàng, gần 6.300 tài khoản; hơn 11.000 dự án đầu tƣ XDCB, quy mô hoạt động mỗi năm đạt 18.000 tỷ đồng.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Quảng Bình 2.1.2.1 Chức năng của KBNN Quảng Bình

KBNN Quảng Bình là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Quảng Bình có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Bình và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2 Nhiệm vụ của KBNN Quảng Bình

Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến

lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của KBNN; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn, kiểm tra các KBNN ở huyện, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định.

Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định của pháp luật:

- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách;

- Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định;

- Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá.

- Thu, chi tiền mặt; đảm an toàn kho, quỹ. Thực hiện kế toán NSNN:

- Hạch toán kế toán NSNN, các quỹ tài chính, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc.

- Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán Nhà nước theo quy định:

- Tiếp nhận thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực kế toán nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức tổng hợp thông tin tài chính nhà nước trên địa bàn về tình hình tài sản nhà nước; nguồn lực và nghĩa vụ của Nhà nước; tình hình hoạt động, kết quả thu, chi NSNN; vốn nhà nước tại các doanh nghiệp và các tài sản, nguồn lực, nghĩa vụ khác của Nhà nước;

- Lập báo cáo tài chính nhà nước quy định của pháp luật.

Thực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương; xác nhận số liệu thu, chi NSNN. Tổng hợp, đối chiếu hoạt động nghiệp vụ KBNN cấp tỉnh.

Quản lý ngân quỹ nhà nước:

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh;

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp tỉnh tại Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh và NHTM trên cùng địa bàn theo chế độ quy định.

- Thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc.

Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ;

Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động KBNN trên địa bàn;

Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh; Quản lý bộ máy, biên chế, công chức; Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giao.

KBNN Quảng Bình có quyền: Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Quảng Bình

Hệ thống bộ máy KBNN Quảng Bình hiện nay gồm có Cơ quan KBNN tỉnh và 7 KBNN huyện, thị xã, thành phố, đƣợc tổ chức nhƣ sau:

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Quảng Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)