KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC CÁC CHỦ ĐẦU TƢ, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 110 - 117)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN ODA TẠI KBNN QUẢNG BÌNH

3.5 KHUYẾN NGHỊ VỚI CÁC CÁC CHỦ ĐẦU TƢ, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Nhân tố con người là điều kiện tiên quyết quyết định đến việc thành

công hay không thành công đối với mỗi tổ chức cũng nhƣ hệ thống quản lý.

Do vậy, yêu cầu tăng cường năng lực, tăng cường tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trong đội ngũ cán bộ có liên quan đến hoạt động quản lý nguồn vốn ODA.

Trong giai đoạn 2015-2018, hầu hết các chương trình, dự án ODA khi thiết kế đều có hợp phần tăng cường năng lực, đào tạo, tập huấn. Tỷ lệ giải ngân giai đoạn này có tăng. Tuy nhiên, năng lực giải ngân của các chương trình dự án vẫn còn hạn chế. Các văn bản chính sách chế độ thay đổi liên tục.

Do vậy, việc tăng cường năng lực cho các Ban Quản lý dự án để nâng cao tỷ lệ giải ngân trong các chương trình, dự án ODA là cần thiết.

Trong giai đoạn tới, theo chỉ đạo của Chính phủ, không sử dụng vốn vay ODA cho các nhiệm vụ chi thường xuyên như xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường năng lực, tập huấn, đào tạo. Do vậy, trước mắt cần hướng dẫn các Bộ, ngành địa phương tranh thủ các nguồn viện trợ không hoàn lại để thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho các cán bộ trực tiếp làm công tác giải ngân trong các Chương trình, dự án ODA. Mặt khác, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động tăng cường năng lực cho cán bộ thông qua các chương trình đào tạo của nhà tài trợ, các cơ quan trung ương, hoặc bằng tự bố trí vốn để thực hiện, đồng thời phân công cán bộ chuyên trách, có trình độ chuyên môn đảm nhiệm công tác quản lý và giải ngân khi thực hiện Dự án.

Các ngành, địa phương cần quan tâm chỉ đạo sát sao và có kế hoạch, biện pháp cụ thể để quản lý công tác giải ngân, đảm bảo tiến độ thực hiện của Chương trình, dự án ODA, chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý trong việc thực hiện, giám sát và đánh giá dự án để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như tiến độ giải ngân của dự án.

Trong hoạt động kiểm soát, xác nhận của hệ thống KBNN luôn có sự

phối hợp chặt chẽ của các đơn vị là Chủ dự án, Ban quản lý dự án trong thời gian qua nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

Để quản lý tốt nguồn vốn ODA, tác giả khuyến nghị với các đơn vị là Chủ dự án, ban quản lý các dự án phối hợp chặt chẽ với KBNN để kịp thời cập nhật, bổ sung những cơ chế chính sách mới thay đổi cũng như các vướng mắc trong quá trình kiểm soát, xác nhận các dự án sử dụng nguồn vốn ODA.

Đặc biệt trong công tác đề nghị hạch toán GTGC theo quy định tại Thông tƣ số 111/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính để đảm bảo số vốn ngoài nước sau khi giải ngân được kịp thời vào phản ánh vào chi NSNN làm cơ sở cho các cơ quan quản lý kịp thời điều hành quản lý ngân sách, mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ODA tại KBNN Quảng Bình. Việc hoàn thiện công tác kiểm soát chi đòi hỏi phải có các khuyến nghị về chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của của KBNN Quảng Bình, bên cạnh đó còn có một số khuyến nghị đối với KBNN, UBND tỉnh và các sở ngành địa phường; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA, cải tiến và hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi phù hợp với xu hướng cải cách hành chính. Đồng thời đạt được các mục tiêu của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Quảng Bình nói riêng trong giai đoạn 2020-2025 nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện kiểm soát chi, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tƣ khi đến giao dịch tại KBNN Quảng Bình và loại bỏ tiêu cực, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.

KẾT LUẬN

Nhằm mục tiêu góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát chi đối với nguồn vốn ODA qua hệ thống KBNN nói chung và kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ODA tại KBNN Quảng Bình nói riêng, cải tiến và hoàn thiện công tác kiểm soát chi phù hợp với xu hướng cải cách hành chính hiện nay. Đồng thời đạt đƣợc các mục tiêu của KBNN Quảng Bình đó là: kiểm soát chi ngày càng chặt chẽ, an toàn, thanh toán đúng đối tƣợng, đủ về giá trị, nhanh chóng về thời gian, góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán. Mặt khác, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện kiểm soát chi, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tƣ khi đến giao dịch tại KBNN Quảng Bình và loại bỏ tiêu cực, chống tham nhũng, lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhà nước, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến quá trình quản lý, kiểm soát chi các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ODA.

Kết quả nghiên cứu luận văn đã giải quyết đƣợc cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện ở các nội dung sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vốn ODA, kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ODA qua KBNN và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ODA tại KBNN Quảng Bình.

- Tổng kết về những kết quả đạt đƣợc và những mặt hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ODA tại KBNN Quảng Bình.

- Trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển của ngành KBNN nói chúng và KBNN Quảng Bình nói riêng và cụ thể là mục tiêu hoàn thiện hoạt

động kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB nguốn vốn ODA tại KBNN Quảng Bình, luận văn đã đề xuất một số khuyến nghị đối với KBNN Quảng Bình là chủ yếu. Bên cạnh đó luận văn còn có một số khuyến nghị đối với KBNN, UBND tỉnh Quảng Bình và các sở ngành địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

Kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ODA qua KBNN là một vấn đề rộng và phức tạp, liên quan đến các hiệp định của Chính phủ ký với các nhà tài trợ nước ngoài, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, quá trình quản lý, điều hành của các Bộ, ngành và địa phương. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ODA qua KBNN Quảng Bình, những vấn đề khái quát hóa về cơ sở lý luận và các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi nhƣng Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu chỉ là trong phạm vi một tỉnh, chƣa mang tính chất rộng, đầy đủ hết các nội dung đầu tƣ của nguồn vốn ODA; vì vậy, nó chỉ là một đại diện trong quá trình tham gia việc hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ODA trên cả nước. Bản thân tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lương Thanh Bình (2015) Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước Gia, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

[2]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

[3]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

[4]. Chính phủ (2016), Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

[5]. Lê Thị Kim Dung (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc Nhà nước TP Buôn Ma Thuột, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

[6]. Phạm Thị Phương Hoa “Trao đổi về chuyển nguồn năm 2018 sang năm 2019 đối với vốn ODA Chính phủ đã nhận nợ nhưng chưa giải ngân”, Tạp chí Quản lý Ngân Quỹ Quốc Gia, Số 203 (Tr15), Hà Nội.

[7]. Kho bạc Nhà nước (2016), Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN, ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

[8]. Vũ Hồng Phƣợng, Nguyễn Khắc Thiện (2018), “Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn ODA qua hệ thống KBNN”, Tạp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)