Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 90 - 96)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN ODA TẠI KBNN QUẢNG BÌNH

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Về việc ban hành, thực hiện cơ chế tài chính trong quản lý nguồn vốn ODA:

Trong 10 năm trở lại đây khung pháp lý cho việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA không ngừng đƣợc hoàn thiện. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn này còn nhiều hạn chế:

Thứ nhất: Quy trình, thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA của Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ chƣa hài hòa, còn nhiều điểm khác biệt cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát chi cũng nhƣ việc bổ sung, hoàn thiện chứng từ của các chủ đầu tƣ cũng ảnh hướng đến tiến độ thực hiện dự án.

Thứ hai: Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý nguồn vốn ODA chƣa đồng bộ, thể chế quản lý và sử dụng vốn ODA chƣa theo kịp với những thay đổi về luật pháp trong nước, về đầu tư công và những thay đổi trong chính sách của nhà tài trợ khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình. Một số nhà tài trợ áp dụng phương thức giải ngân mới song các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Việt Nam chƣa ban hành đầy đủ kịp thời. Do đó công tác kiểm soát chi của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Quảng Bình nói riêng gặp rất nhiều khó khăn khi văn bản hướng dẫn chế độ mới chưa ban hành

nhƣng những quy định này đã có hiệu lực cũng là nguyên nhân dẫn đến công tác kiểm soát chi gặp khó khăn và tiến độ giải ngân thực hiện dự án của Chủ dự án gặp khó khăn.

Thứ ba: Quy trình kiểm soát chi nguồn vốn ngoài nước đã quá lạc hậu so với những quy định hiện hành, về thời gian trình tự kiểm soát chi cũng nhƣ quy định về hồ sơ, chứng từ gửi đến KBNN Quảng Bình để thực hiện kiểm soát, xác nhận nguồn vốn ngoài nước. Việc thực hiện kiểm soát chi của KBNN Quảng Bình còn thực hiện thủ công, mất nhiều công sức và thời gian của cán bộ kiểm soát chi, thực tế cho thấy, thời gian giành vào việc kiểm soát hồ sơ và tổng hợp báo cáo chiếm rất nhiều, vì vậy cán bộ kiểm soát chi không có thời gian để nghiên cứu cơ chế, nghiệp vụ, để đề xuất cải tiến quy trình, nâng cao chất lƣợng kiểm soát chi. Quy định về cơ chế kiểm soát chi đối với các nguồn vốn ODA khác rất nhiều so với cơ chế kiểm soát chi đối với nguồn vốn trong nước cũng là nguyên nhân gây vướng mắc trong hoạt động kiểm soát chi của hệ thống KBNN nói riêng và công tác quản lý nguồn vốn ODA nói chung.

Thứ tư: Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nguồn vốn ODA thay đổi liên tục, trung bình các Nghị định về quản lý nguồn vốn này 03 năm thay đổi một lần, theo đó một số Thông tư hướng dẫn cũng thay đổi theo cho phù hợp. Do vậy từ cơ quan chủ quản đến các Ban QLDA, Chủ dự án phải cập nhật liên tục các văn bản mới để triển khai thực hiện. Mặc dù mỗi lần ban hành các văn bản mới Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính luôn tổ chức các cuộc Hội thảo để phổ biến, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Tuy nhiên việc phổ biến có hạn chế về thành phần, đối tƣợng cũng nhƣ chỉ tập trung và các Ban QLDA, Chủ dự án điển hình có nhiều dự án, và có quy mô tướng đối do vậy việc bổ biến rộng rãi đến tất cả các Chủ dự án, Ban QLDA là chƣa thực hiện đƣợc. Đặc biệt, một số Chủ dự án nhỏ lẻ vốn đã ít kinh nghiệm lại không đƣợc tham gia hội thảo phổ biến lại càng ít đƣợc cập

nhật cơ chế chính sách mới. Việc này dẫn đến trong quá trình thực hiện, các Ban QLDA, Chủ dự án gặp nhiều phát sinh vướng mắc cũng như việc kiểm soát, xác nhận đối với các hồ sơ này của KBNN.

Thứ năm: Một số quy định khó triển khai thực hiện, nhiều quy định quản lý trong nước còn chồng chéo và có nhiều khác biệt so với quy định của nhà tài trợ nhƣ: Thông tƣ số 219/2009/TT-BTC quy định về định mức chi đối với các chương trình, dự án ODA nhưng chủ yếu hướng dẫn đối với các dự án có tính chất chi hành chính, sự nghiệp còn đối với các dự án chi từ nguồn vốn đầu tƣ XDCB thì thực hiện theo Thông tƣ số 10/2011/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các dự án đầu tƣ XDCB có nguồn gốc NSNN làm các Ban QLDA cũng nhƣ hệ thống KBNN khi tiếp nhận hồ sơ kiểm soát rất lúng túng không biết phải thực hiện quy định của văn bản nào, mất thời gian tìm hiểu và lấy ý kiến của các cơ quan quản lý để thống nhất việc thực hiện và áp dụng.

Định mức chi quy định trong Thông tư số 219/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng theo định mức trong nước, không thể hiện ưu tiên riêng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA do vậy các Ban QLDA gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, đặc biệt là trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, thanh toán công tác phí cho cán bộ thuộc Ban QLDA do định mức không phù hợp với giá cả thị trường.

Thứ sáu: Các văn bản hướng dẫn quản lý tài chính chưa rõ ràng, trong giai đoạn 2016 trở về trước chưa có quy định về phân cấp quản lý nguồn vốn ODA, đặc biệt là phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Nguồn vốn ODA là của các tổ chức quốc tế và Chính phủ nước ngoài dành cho Việt Nam, thông qua Chính phủ nên Chính phủ phải thống nhất quản lý. Song, Chính phủ không thể trực tiếp quản lý toàn bộ các dự án ODA nên có sự phân cấp cho chính quyền địa phương nhưng trong giai đoạn này chưa có hệ thống tiêu chí phân cấp chƣa rõ ràng mà chỉ mới dựa vào quy mô của dự án để quyết

định phân cấp hoặc đôi khi là phân cấp quản lý theo yêu cầu của nhà tài trợ.

Sự không rõ ràng trong phân cấp quản lý vốn ODA là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ và đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau giữa các cấp.

Thứ bảy: Việc thực hiện thông báo kế hoạch vốn còn chậm và qua nhiều bước gây mất nhiều thời gian cho các Chủ đầu tư, phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi. Cùng với đó là phân bổ kế hoạch vốn ngoài nước của các cơ quan chủ quản từ năm 2017 cho các dự án chƣa thực sự sát với thực tế thực hiện dẫn đến các dự án phải điều chỉnh kế hoạch vốn nhiều lần cũng nhƣ không đủ kế hoạch vốn để thực hiện kiểm soát, xác nhận và nhà tài trợ giải ngân cho các dự án và không đủ kế hoạch vốn để hạch toán GTGC.

Thứ tám: Quy trình hạch toán GTGC còn nhiều hạn chế và công tác hạch toán GTGC trong giai đoạn từ 2016 trở về trước chưa được sự quan tâm các đơn vị từ cơ quan chủ quan, đến chủ dự án do vậy công tác hạch toán GTGC còn nhiều bất cập về thời gian hạch toán GTGC quá chậm chễ không phản ánh kịp thời số liệu nguồn vốn vay vào NSNN, số liệu hạch toán không đầy đủ dẫn đến khi tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành số liệu giải ngân vốn ngoài nước của dự án không khớp với số liệu đã được hạch toán GTGC mặc dù số liệu hạch toán GTGC là cơ sở để thực hiện quyết toán dự án hoàn thành.

Gây nhiều bất cập trong công tác quản lý nguồn vốn ODA. Đặc biệt đối với công tác hạch toán GTGC nguồn ODA do thời điểm kiểm soát xác nhận của KBNN, thời điểm giải ngân của nhà tài trợ và thời điểm hạch toán GTGC vào NSNN là 3 thời điểm khác xa nhau ở 2 cơ quan khác nhau do vậy việc hạch toán GTGC vào NSNN bị chậm chễ và không phản ánh kịp thời vào NSNN là ảnh hướng đến việc tổng hợp số liệu về chi NSNN tại thời điểm nhất định cũng nhƣ sai lệch bản chất của công tác hạch toán GTGC.

2.3.3.2. Về tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ

Một là sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA còn chƣa chặt chẽ, chƣa kịp thời và chƣa có sự đồng thuận.

Hai là vẫn còn những cá nhân, tổ chức nhận thức chƣa đầy đủ về trách nhiệm trong quá trình quản lý, thực hiện và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ. Đối với cán bộ tại các Ban QLDA còn chƣa chủ động cập nhật văn bản mới do vậy trong quá trình thực hiện khi văn bản mới đã đƣợc ban hành và có hiệu lực nhƣng vẫn triển khai thực hiện theo văn bản cũ dẫn đến khi công việc hoàn thành xong tập hợp hồ sơ, thủ tục gửi đến KBNN để kiểm soát, xác nhận không đúng quy định. Đối với đội ngũ các bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi trong hệ thống KBNN vẫn còn tình trạng chƣa chấp hành nghiêm quy trình, trình tự kiểm soát vốn đầu tƣ XDCB, dẫn đến tình trạng cùng một hồ sơ đầu vào nhƣ nhau nhƣng kết quả giải quyết ở mỗi cán bộ KBNN có thể khác nhau.

Ba là trình độ cán bộ làm công tác kiểm soát chi trong tại KBNN Quảng Bình chƣa đồng đều, một số còn thiếu và hạn chế về nghiệp vụ, mặt khác việc luân chuyển cán bộ có lúc còn chƣa phù hợp với yêu cầu chuyên môn, việc nghiên cứu học tập chế độ của các cán bộ làm hoạt động kiểm soát chi còn hạn chế; công tác chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát có lúc chƣa đƣợc quan tâm thường xuyên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với những nội dung trình bày tại chương 2, Luận văn đã đánh giá được thực trạng trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ODA tại KBNN Quảng Bình. Từ đó đƣa ra đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ODA trên địa bàn. Kết quả chương 2 làm rõ đƣợc những nội dung cần khắc phục, cần phải đổi mới, nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB nguồn vốn ODA tại KBNN Quảng Bình trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để luận văn đề xuất các khuyến nghị trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)