Các loại hình rút vốn đầu tƣ XDCB của các dự án ODA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 30 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN ODA QUA HỆ THỐNG KBNN

1.2 KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN ODA CỦA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2.3 Các loại hình rút vốn đầu tƣ XDCB của các dự án ODA

Các hình thức rút vốn đầu tƣ XDCB các dự án ODA đƣợc quy định cụ thể trong các hiệp định và thỏa thuận tài trợ, bao gồm:

1.2.3.1 Phương thức hỗ trợ ngân sách:

- Rút vốn một lần về ngân sách nhà nước: được thực hiện đối với các chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp hoặc các chương trình, dự án hợp tác khu vực, toàn cầu do Chính phủ trực tiếp thực hiện.

- Rút vốn nhiều lần về ngân sách nhà nước: được thực hiện đối với các chương trình kèm theo khung chính sách; các chương trình hạn mức tín dụng;

các chương trình, dự án hoặc theo phương thức tài trợ dựa trên kết quả của Ngân hàng Thế giới (WB). Chủ dự án và cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan làm các thủ tục rút vốn về NSNN để sử dụng theo thỏa thuận với nhà tài trợ.

Hình 1.2: Quy trình lập và giải ngân vốn hình thức hỗ trợ ngân sách

Bước 1: Vốn vay nhà tài trợ hòa chung ngân sách nhà nước của chính phủ, hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh dự án.

Bước 2: Bộ Tài chính giao dự toán ngân sách hỗ trợ có mục tiêu cho UBND tỉnh theo chỉ định của Nhà tài trợ

Bước 3: UBND tỉnh giao dự toán ngân sách hỗ trợ có mục tiêu cho UBND huyện.

Bước 4: UBND huyện giao dự toán cho các đơn vị thực thi cấp cơ sở Bước 5: đơn vị thực thi cấp cơ sở đề nghị KBNN huyện giải ngân

Bước 6: KBNN huyện giải ngân chuyển trả cho nhà thầu, hoặc chi các khoản hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị thực thi cấp cơ sở

Phương thức giải ngân theo kết quả đầu ra (P4R):

Đây là hình thức giải ngân của Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ cho một số dự án, là công cụ tài chính dựa trên kết quả của Ngân hàng thế giới gọi là PforR.

Nhà tài trợ

MOF UBND tỉnh

KBNN huyện UBND huyện

Nhà thầu

Cơ quan thực thi cơ sở

1 2

3 4

6

5 6

Hình 1.3: Quy trình rút vốn tạm ứng và theo kết quả về tài khoản ngoại tệ tại NHNNVN

Bước 1: MOF mở tài khoản ngoại tệ tại NHNN Việt Nam

Bước 2: Căn cứ vào Hiệp định tài trợ và Kết quả giải ngân (KQGN) so với Chỉ số giải ngân (CSGN) mà bên vay đạt được hàng năm, Cơ quan chủ Chương trình đề xuất giải ngân tạm ứng hoặc theo kết quả theo quy định tại thỏa thuận vay Nhà tài trợ gửi Bộ Tài chính;

Bước 3: MOF xem xét và ký đơn xin rút vốn (điện tử) gửi Nhà tài trợ;

Bước 4: Nhà tài trợ giải ngân vốn vào tài khoản ngoại tệ do MOF là chủ tài khoản tại NHNNVN.

Hình 1.4: Quy trình mở tài khoản và rút vốn về tài khoản nguồn vốn vay nhà tài trợ tại KBNN

Chủ Chương trình Bộ Tài chính Nhà tài trợ

Tài khoản ngoại tệ tại NHNN

3

1 4 2

MOF

Cơ quan chủ Chương trình

TK ngoại tệ tại NHNN

Cơ quan chủ Chương trình

tỉnh

1 0

TK nguồn vốn vay tại KBNN

tỉnh TK nguồn vốn vay tại KBNN 1

2 3

4

5

5

Bước1: Chủ dự án ở Trung ương mở tài khoản nguồn tiếp nhận vốn vay nhà tài trợ bằng VND tại KBNN trung ương;

Bước 2: Chủ dự án cấp tỉnh mở tài khoản nguồn tiếp nhận vốn vay nhà tài trợ bằng VND tại KBNN địa phương;

Bước 3: Căn cứ vào thông báo giao dự toán vốn ngoài nước cho chương trình, dự án của các bộ, ngành, địa phương; căn cứ kết quả đã được kiểm đếm hàng năm. Chủ dự án cấp trung ương đề nghị MOF chuyển tiền;

Bước 4: Căn cứ đề nghị của Chủ dự án trung ương, thông báo giao dự toán vốn ngoài nước cho dự án của các bộ ngành, địa phương; căn cứ kết quả kiểm đếm của các cơ quan tham gia chương trình, MOF đề nghị NHNNVN mua lại ngoại tệ, chuyển tiền VND về tài khoản nguồn của các đơn vị mở tại hệ thống KBNN;

Bước 5: Sở giao dịch – NHNNVN mua lại ngoại tệ, chuyển tiền VNĐ về tài khoản nguồn của các đơn vị mở tại hệ thống KBNN theo lệnh của MOF.

1.2.3.2 Đối với phương thức tài trợ theo chương trình, dự án:

Gồm 4 hình thức rút vốn sau:

a) Thanh toán trực tiếp/thanh toán chuyển tiền:

- Thanh toán trực tiếp: là hình thức mà theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ đồng ý chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/nhà cung cấp.

- Thanh toán chuyển tiền: là hình thức thanh toán trực tiếp và/hoặc thanh toán hoàn vốn nêu ở điểm c) dưới đây bằng Đồng Việt Nam.

Hình 1.5: Quy trình giải ngân theo hình thức thanh toán trực tiếp

Bước 1: PMU ký hợp đồng với nhà thầu. Nhà thầu thực hiện hợp đồng và đề nghị thanh toán;

Bước 2: PMU kiểm tra, chấp nhận thanh toán cho nhà thầu, lập bộ hồ sơ kiểm soát chi gửi KBNN xem xét;

Bước 3: KBNN kiểm soát chi và xác nhận chi tiêu hợp lệ, hoàn trả hồ sơ cho PMU;

Bước 4: PMU chuẩn bị và ký đơn rút vốn kèm bộ chứng từ, kèm xác nhận kiểm soát chi của KBNN gửi MOF để đồng ký đơn rút vốn;

Bước 5: MOF kiểm tra bộ hồ sơ hợp lệ, đã được kiểm soát chi, đồng ký đơn rút vốn chuyển cho Ngân hàng Thế giới xem xét;

Bước 6: Nhà tài trợ xem xét đơn xin rút vốn và thực hiện thanh toán cho nhà thầu, nhà cung cấp.

b) Thanh toán theo thƣ cam kết: là hình thức thanh toán mà theo đề nghị của Bên vay, nhà tài trợ phát hành một thƣ cam kết sẽ trả lại tiền cho ngân hàng thương mại đối với khoản thanh toán đã thực hiện cho nhà thầu/nhà cung cấp theo phương thức thanh toán Thư tín dụng (L/C) qua hệ

MOF Nhà tài trợ

PMU

Nhà Thầu/Nhà cung cấp KBNN

1 4

5

2 3

6

thống ngân hàng thương mại (ngân hàng cho vay, ngân hàng phục vụ). Hình thức này thông thường để thanh toán hàng hóa, trang thiết bị nhập khẩu.

Hình 1.6: Quy trình giải ngân theo hình thức thƣ cam kết

Bước 1: PMU ký hợp đồng với nhà thầu. PMU đề nghị NHPV mở LC với cam kết thanh toán cho Nhà thầu;

Bước 2: NHPV kiểm tra, chấp nhận phát hành thư tín dụng (LC) và thông báo cho ngân hàng của nhà thầu/ nhà cung cấp. Tuy nhiên LC chưa có hiệu lực;

Bước 3: PMU chuẩn bị đơn xin rút vốn theo mẫu đề nghị phát hành Cam kết đặc biệt và gửi MOF;

Bước 4: MOF xem xét Hợp đồng đã được ký, chấp thuận đồng ký đơn rút vốn và gửi nhà tài trợ;

Bước 5: Nhà tài trợ phát hành Cam kết đặc biệt không hủy ngang theo nghĩa sẽ đảm bảo giải ngân từ tài khoản vốn vay của dự án, LC có hiệu lực;

Bước 6: Nhà thầu/nhà cung cấp thực hiện hợp đồng và đề nghị ngân hàng của nhà cung cấp thanh toán tiền hàng theo LC đã có hiệu lực. Ngân hàng thanh toán cho nhà thầu;

Bước 7: Ngân hàng của nhà cung cấp thông báo cho Nhà tài trợ, Nhà tài trợ thanh toán cho Ngân hàng của người cung cấp.

Nhà tài trợ

MOF

Ngân hàng phục vụ

Ngân hàng của nhà cung cấp

PMU Nhà Thầu/Nhà

cung cấp 1

4

5 2

7

6 3

c) Giải ngân theo hình thức hoàn vốn/Hồi tố: là hình thức mà nhà tài trợ TT tiền từ TK vốn vay vào TK do Bên vay chỉ định, để hoàn lại các khoản chi hợp lệ do Bên vay/Chủ dự án đã chi cho dự án vay. Các khoản chi hợp lệ có thể phát sinh trước hoặc sau khi ký thỏa thuận vay nước ngoài và phải tuân thủ các quy định cụ thể trong thỏa thuận vay nước ngoài. Thông thường áp dụng cho các chi phí nội tệ, mua sắm nhỏ và các công trình xây dựng nhỏ, các hoạt động thực hiện trước khi khoản vay có hiệu lực, gọi cách khác là thanh toán hồi tố.

Hình 1.7: Quy trình giải ngân theo hình thức hoàn vốn

Bước a: Bộ Tài chính thông báo ý kiếm thẩm tran phân bổ theo kế hoạch cho Kho bạc Nhà nước

Bước 1: PMU ký hợp đồng với nhà thầu, nhà cung cấp. Nhà thầu, nhà cung cấp đề nghị thanh toán

Bước 2: PMU kiểm tra, phê duyệt đề nghị thanh toán của nhà thầu, sau đó gửi hồ sơ đến KBNN đề nghị kiểm soát chi và thanh toán

Bước 3: KBNN kiểm soát chi và chuyển tiền cho nhà thầu trên cơ sở giấy rút vốn

KBNN MOF Nhà tài trợ

PMU

Nhà thầu, nhà cung cấp

4 2

3

a

5

6

1

thanh toán cho nhà thầu do PMU lập.

Bước 4: PMU tập hợp các chứng từ thanh toán và gửi cho Bộ Tài chính

Bước 5: Bộ Tài chính soát xét, đồng ký đơn rút vốn và gửi cho Ngân hàng Thế giới.

Bước 6: Ngân hàng Thế giới hoàn vốn vào tài khoản của Ngân sách Nhà nước.

d) Tài khoản tạm ứng/Tài khoản đặc biệt:

Hình thức Tài khoản tạm ứng là hình thức nhà tài trợ tạm ứng trước một khoản tiền theo đề nghị của Bên vay, vào một tài khoản đặc biệt mở riêng cho dự án tại một ngân hàng phục vụ Bên vay, để Bên vay chủ động trong việc thanh toán cho các khoản chi tiêu thường xuyên và hợp lệ của dự án, giảm bớt số lần rút vốn vay, nhƣng nhà tài trợ vẫn kiểm soát chặt chẽ việc thanh toán từ tài khoản đặc biệt này cho các hoạt động của dự án. Thông thường áp dụng đối với thanh toán cho các hoạt động với nhiều hạng mục của các nhà cung cấp tại Việt Nam thanh toán bằng nội tệ hoặc ngoại tệ và các chi tiêu hợp lệ nhỏ có liên quan.

Hình 1.8: Quy trình giải ngân theo hình thức qua tài khoản tạm ứng

Bước 1: PMU mở tài khoản chỉ định tại Ngân hàng phục vụ (CB) theo quy định tại

MOF

Nhà thầu/nhà cung cấp

Nhà tài trợ

Ngân hàng phục vụ PMU

KBNN

5 2

3

4 8

6 7

9 1

Hiệp định tín dụng;

Bước 2: PMU chuẩn bị bộ hồ sơ, ký đơn xin rút vốn, chuyển cho Bộ Tài chính để đồng ký đơn;

Bước 3: MOF soát xét, đồng ký đơn rút vốn và gửi cho Nhà tài trợ.

Bước 4: Nhà tài trợ giải ngân vào tài khoản chỉ định tại NHPV;

Bước 5: PMU ký hợp đồng với nhà thầu, nhà cung cấp. Nhà thầu, nhà cung cấp đề nghị thanh toán

Bước 6: PMU kiểm tra, phê duyệt đề nghị thanh toán của nhà thầu, sau đó trình KBNN xin phê duyệt.

Bước 7: KBNN duyệt đề nghị thanh toán, gửi lại hồ sơ cho PMU;

Bước 8: PMU lập phiếu chi gửi NHPV thanh toán cho nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ.

Bước 9: NHPV thanh toán cho nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ.

PMU tập hợp các chứng từ đã thanh toán từ TKCĐ và gửi cho MOF xin bổ sung TKCĐ (Bước 2)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ODA tại KBNN quảng bình (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)