Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN đăk hà tỉnh kon tum (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN Ở ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua

- Các đơn vị sự nghiệp phải mở tài khoản tại KBNN để thực hiện thu, chi qua KBNN đối với các khoản kinh phí thuộc NSNN theo quy định của Luật NSNN (bao gồm kinh phí NSNN cấp, các khoản thu, chi theo quy định đối với nguồn thu từ phí và lệ phí thuộc NSNN và các khoản khác của NSNN nếu có); chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong quá trình tập trung và sử dụng các khoản kinh phí thuộc NSNN.

20

Đối với các khoản thu, chi dịch vụ, liên doanh, liên kết, đơn vị có thể mở tài khoản tại KBNN hoặc ngân hàng để giao dịch, thanh toán. KBNN không kiểm soát các khoản thu, chi này của đơn vị (kể cả trường hợp đơn vị mở tài khoản tại KBNN).

- Tất cả các khoản chi NSNN phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN đƣợc cấp có thẩm quyền giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị quy định; đã được thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

- Mọi khoản chi NSNN đƣợc hạch toán bằng đồng Việt Nam, theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN hiện hành. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động đƣợc quy đổi và hạch toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN, các khoản chi sai phải thu hồi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN. [3]

1.2.5. Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho đ u tƣ phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

21

KBNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, cụ thể nhƣ sau:

- Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định.

- Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dƣ kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN.

- KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp sau: Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Không đủ các điều kiện chi theo quy định. KBNN không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến KBNN để kiểm soát.

- KBNN có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu c u của cơ quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp: tồn quỹ ngân sách các cấp không đáp ứng đủ nhu c u chi; các khoản chi vƣợt nguồn cho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định.

- Cán bộ công chức KBNN không tuân thủ thời gian quy định về kiểm soát chi hoặc cố tình gây phiền hà đối với đơn vị sử dụng NSNN thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. [5]

22

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN đăk hà tỉnh kon tum (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)