CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK HÀ
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại Kho bạc Nhà nước Đăk Hà.
Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 đã xác định: “ Đổi mới công tác KSC qua KBNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc...; thực hiện phân loại các khoản chi ngân sách theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình KSC hiệu quả trên nguyên tắc quản lý rủi ro... Thống nhất quy trình và đ u mối kiểm soát các khoản chi của NSNN... Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát...”.
Chiến lƣợc phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020 mở ra t m nhìn mới cho hệ thống KBNN, tạo bước đột phá trong hoạt động, thông qua nguồn nhân lực mạnh, CNTT hiện đại để từ đó hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó, đáp ứng yêu c u trong bối cảnh mới. Với mục tiêu xây dựng hệ thống KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc; các hoạt động của KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử, c n phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện căn bản cơ chế, chính sách và các quy trình nghiệp vụ về quản lý và KSC NSNN qua KBNN.
68
Trong những năm qua, số chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp y tế và giáo dục trên địa bàn Đăk Hà đều tăng đáng kể cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu c u chi tiêu cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục. Bên cạnh đó, KSC thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà thời gian qua còn có những hạn chế, chƣa theo kịp với yêu c u và khối lƣợng công việc ngày càng cao hiện nay. Mặt khác, thực hiện chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020, để xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc, các hoạt động KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử, đòi hỏi công tác KSC của KBNN Đăk Hà có những đổi mới như về phương thức kiểm soát, các quy trình nghiệp vụ, trình độ năng lực cán bộ giao dịch,... Do đó công tác KSC thường xuyên NSNN đối với các đơn vị nói chung và đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục nói riêng nhất thiết phải đƣợc hoàn thiện và đạt đƣợc các mục tiêu sau đây:
Một là, tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình KSC điện tử. Cơ chế cấp phát và KSC thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục qua KBNN phải đạt đƣợc mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính Nhà nước.
Hai là, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tƣợng và mức độ KSC theo đúng Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều đƣợc kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ, đƣợc cấp phát trực tiếp từ KBNN.
69
Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và KSC thường xuyên NSNN.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại Kho bạc Nhà nước Đăk Hà.
Trước yêu c u của hội nhập và cải cách hành chính, hệ thống KBNN c n có định hướng phát triển cả về trước mắt cũng như lâu dài với những bước đi thích hợp nhằm đƣa KBNN phát triển lên một t m cao mới. Để thực hiện yêu c u này, KBNN Đăk Hà c n phải hoàn thiện công tác KSC nói chung và KSC thường xuyên NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục theo những định hướng sau:
Một là, hoàn thiện căn bản về các quy định và quy trình nghiệp vụ về KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đối với đơn vị sự nghiêp y tế và giáo dục theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung, quy trình kiểm soát nhằm giảm thiểu thời gian, thủ tục cho các đơn vị trong quá trình giao dịch với KBNN.
Hai là, đẩy nhanh việc ứng dụng có hiệu quả CNTT vào hoạt động nghiệp vụ để thực hiện chức năng quản lý quỹ NSNN, hoạt động quản trị nội bộ hệ thống theo hướng tập trung hóa, tạo cơ sở để thực hiện các hoạt động quản lý, điều hành trực tuyến, đảm bảo các thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi,.. trong nội bộ hệ thống đƣợc đ y đủ, nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí.
Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả về tổ chức bộ máy KSC và chất lƣợng nguồn nhân lực làm công tác KSC, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu quả và chuyên nghiệp; nghiêm túc thực hiện chế độ luân phiên công việc và luân chuyển cán bộ theo đúng quy định, nâng cao
70
năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức đối với đội ngũ công chức làm công tác KSC.
Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, cập nhật kiến thức để những người làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục trên địa bàn huyện nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và t m quan trọng của quản lý và KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.