Các biện pháp hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp trên

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN đăk hà tỉnh kon tum (Trang 95 - 99)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK HÀ

3.2.6. Các biện pháp hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp trên

a. Nâng cao chất lượng công chức thực hiện kiểm soát chi ngân sách Nhà nước.

Nhân sự là yếu tố then chốt tạo sự ổn định cà thành công của một tổ chức. Để nâng cao chất lƣợng KSC, đáp ứng yêu c u hiện đại hóa đơn vị thì KBNN Đăk Hà c n phải chú trọng vào công tác tổ chức cán bộ, cụ thể nhƣ sau:

Một là, phải tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức, đặc biệt là đội ngũ công chức làm công tác KSC dựa trên việc đánh giá và phân loại công chức theo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức, năng lực tổ chức quản lý. Đó phải là những công chức đƣợc đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn tốt;

có trình độ tin học đáp ứng yêu c u công việc; kịp thời nắm bắt các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ đúng quy định trong giải quyết công việc. Đồng thời, họ phải có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, có thái độ giao tiếp lịch sự, hướng dẫn tận tình, chu đáo, trả lời, giải đáp đ y đủ các ý kiến của khách hàng. Để đáp ứng những yêu c u trên, KBNN Đăk Hà c n phải xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công bố trí công chức theo đúng yêu c u công việc và năng lực của từng người; mặt khác, thường xuyên và kiên quyết trong công tác điều động, sắp xếp, bố trí lại công chức theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao tinh th n học tập, sự am hiểu nghiệp vụ trong các vị trí công tác khác nhau và hạn chế tiêu cực. Tiếp nhận, xử lý kịp thời ý kiến, phản ánh của đơn vị về thái độ quan liêu, nhũng nhiễu của cán bộ Kho bạc để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm, đặc biệt là những cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế tài chính gây thất thoát vốn NSNN.

86

Hai là, không ngừng nâng cao trình độ tin học cho công chức làm nhiệm vụ KSC để đáp ứng yêu c u sử dụng các ứng dụng CNTT vào hoạt động công tác.Thực hiện chế độ khen thưởng, đãi ngộ kịp thời để khuyến khích, tạo điều kiện phát huy các sáng kiến của công chức hỗ trợ các khâu trong công tác KSC hiện nay còn thủ công và tốn nhiều thời gian nhƣ đối chiếu mẫu dấu chữ ký, đối chiếu định kỳ với khách hàng.

Ba là, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức về văn minh, văn hóa nghề Kho bạc và t m quan trọng của văn minh, văn hóa trong môi trường làm việc hiện nay. Xây dựng quy chế làm việc có quy định cụ thể về vấn đề giao tiếp, ứng xử của cán bộ công chức trong đó quy định phong cách giao tiếp qua điện thoại, đối thoại trực tiếp c n lịch sự, nhã nhặn, nói ngắn gọn, dễ hiểu, thuyết phục; hàng tháng phát phiếu khảo sát ý kiến khách khách hàng giao dịch về thái độ phục vụ của cán bộ KSC,thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, phê bình, hàng tháng có đánh giá, chấm điểm và đây là cơ sở để bình xét thi đua định kỳ.

b. Hiện đại hóa công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

Hiện đại hóa KBNN là một trong những điều kiện quan trọng góp ph n nâng cao chất lƣợng công tác KSC qua KBNN.Với tiến bộ của khoa học công nghệ, KBNN Đăk Hà đã tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ, góp ph n hỗ trợ tích cực cho công tác KSC thường xuyên NSNN. Một số biện pháp nhằm hiện đại hóa công tác KSC thường xuyên NSNN đối với đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục nhƣ sau:

- Xây dựng chương trình tin học hệ thống hoá và cập nhật kịp thời các văn bản liên quan đến công tác KSC nói chung và công tác KSC thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục nói riêng để phục vụ việc tra cứu, cập nhật chính sách, chế độ mới của Nhà nước có liên quan.

87

- Để giúp các GDV kiểm tra, kiểm soát đƣợc chế độ, tiêu chuẩn, định mức của một khoản chi, KBNN Đăk Hà có thể áp dụng ph n mềm tra cứu nhanh, chính xác các văn bản, chế độ, tiêu chuẩn, đinh mức chi của các cấp có thẩm quyền ban hành. Chương trình sẽ thống kê mỗi mã nội dung kinh tế tương ứng với những quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành, GDV chỉ c n kích vào mục chi thì hiển thị nội dụng các văn bản quy định có liên quan đến mục chi đó, thuận lợi cho việc tra cứu, đối chiếu.

- Xây dựng chương trình cảnh báo rủi ro: Trên cơ sở dữ liệu sai sót đã được tổng hợp phân tích, đánh giá, các chương trình ứng dụng (T BMIS, TTSPĐT, TCS,...) c n có những giải pháp thích hợp, để đƣa ra những khuyến cáo hoặc cảnh báo phòng ngừa, nhằm hạn chế những sai sót trong quá trình tác nghiệp (Ví dụ: Khi GDV hạch toán vào chương trình T BMIS, chương trình đƣa ra cảnh báo để GDV xác định lại việc hạch toán đúng hay chƣa.)

c. Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính cũng nhƣ lộ trình hiện đại hóa KBNN từ nay đến năm 2020 là giảm d n lƣợng tiền mặt giao dịch qua KBNN, tăng d n và tiến tới không có tiền mặt giao dịch qua KBNN. Do đó, c n có cơ chế, chính sách KSC sao cho phù hợp, đảm bảo lƣợng tiền mặt vừa đủ, tránh ách tắt chi tiêu của các đơn vị, song không quá nhiều, tác động không tốt đến thị trường tiền tệ và có thể còn ẩn chứa tiêu cực qua giao dịch tiền mặt.

- Thực hiện phổ biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ kế toán đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục cũng nhƣ cán bộ kiểm soát chi về mục đích, ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc quản lý tài chính, tiền tệ quốc gia, từ đó có ý thức trách nhiệm hơn nữa trong việc kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt.

88

- Siết chặt kỷ luật thanh toán không dùng tiền mặt, d n d n tiến đến kiên quyết từ chối các khoản chi vi phạm chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo thói quen không sử dụng tiền mặt trong thanh toán cho các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục.

- Tiếp tục mở rộng phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng trong chi tiêu NSNN, tiến tới hạn chế các trường hợp thanh toán bằng tiền mặt. Đối với các khoản chi nhỏ lẻ hiện nay đƣợc phép chi bằng tiền mặt nhƣ mua vé máy bay, phòng khách sạn,… thì thay đổi, bắt buộc chi trả qua thẻ tín dụng.

- KBNN Đăk Hà c n phối hợp tốt với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện Đăk Hà có biện pháp tuyên truyền, phổ biến, vận động đến các đối tƣợng bắt buộc thanh toán cá nhân qua tài khoản, hiểu và thấy đƣợc lợi ích thiết thực của việc thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian đến. Tiếp tục mở rộng việc áp dụng thanh toán cá nhân qua tài khoản đối với các đối tƣợng còn lại theo các hình thức thanh toán hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở miền núi.

d. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định và quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

KBNN Đăk Hà c n chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình và các quy định trong các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến NSNN, KSC NSNN, đặc biệt là KSC đối với các đơn vị y tế và giáo dục một cách nghiêm túc, khách quan và độc lập.

Công tác kiểm tra nội bộ sẽ góp ph n phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình tác nghiệp của cán bộ kiểm soát chi nhằm nâng cao chất lƣợng công tác KSC NSNN, hạn chế những tiêu cực trong thực thi công vụ.

89

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên ở đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN đăk hà tỉnh kon tum (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)