CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK HÀ
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK HÀ
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trong KSC thường xuyên NSNN đối với đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà có thể kể đến nhƣ sau:
63
- Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã đƣợc bổ sung, sửa đổi nhiều l n nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, chƣa đ y đủ, chƣa bao quát hết những đòi hỏi của thực tiễn, nhƣ quy định về trách nhiệm kiểm soát tính đúng đắn của các chỉ tiêu, số liệu chi tiết trong hồ sơ, chứng từ của đơn vị trong quy trình KSC NSNN còn thiếu cụ thể và chƣa phù hợp với thực tế. Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục có hàng nghìn người hưởng lương, phụ cấp hay các hợp đồng mua thuốc chữa bệnh với danh mục hàng trăm loại thuốc với tên gọi, tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau, … Để các GDV có thể kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, đúng đắn của các chỉ tiêu, về cộng số học chi tiết trong các danh sách chi trả cá nhân, danh mục hàng hóa, dịch vụ với số lƣợng lớn nhƣ trên là một trong những khó khăn đối với cán bộ KSC.
- Cơ quan Tài chính chƣa thực hiện đúng thời gian phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của Luật NSNN.Việc giao dự toán NSNN cho các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện còn chậm, chƣa kịp thời và đ y đủ, nhất là giai đoạn đ u năm ngân sách, còn sai sót và chậm trễ trong khâu nhập liệu dự toán vào chương trình T BMIS. Chất lượng dự toán chƣa đảm bảo, còn phải điều chỉnh tăng, giảm nhiều l n. Dự toán đƣợc duyệt không sát với thực tế chi tiêu của đơn vị. Nhiều trường hợp cấp có thẩm quyền giao dự toán theo tổng số, cơ quan Tài chính thông báo chi tiết dự toán theo loại, khoản và trong một số trường hợp lại ghi chi tiết một số nội dung chi cụ thể, không có sự thống nhất mà tùy thuộc vào cơ quan Tài chính, gây khó khăn cho KBNN trong việc KSC theo dự toán đƣợc giao.
- Hiện nay, cán bộ công tác tại KBNN Đăk Hà ph n lớn đã lớn tuổi, bên cạnh kinh nghiệm công tác lâu năm thì các cán bộ lớn tuổi còn gặp hạn chế trong việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của các chế độ, chính sách liên quan đến kiểm soát chi NSNN cũng nhƣ hạn chế trong việc ứng dụng CNTT trong
64
việc kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả KSC. Trong những năm g n đây, khối lƣợng công việc do cán bộ làm công tác KSC đảm nhiệm ngày càng lớn và phức tạp, đặc biệt là kể từ khi triển khai dự án TABMIS, sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng cán bộ công chức chưa tương xứng với sự gia tăng khối lƣợng công việc, chƣa đáp ứng đƣợc yêu c u đặt ra.
- Hệ thống CNTT mặc dù đã đƣợc chú trọng đ u tƣ nhƣng đôi lúc vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu c u hiện tại. Việc triển khai áp dụng chương trình quản lý ngân sách T BMIS đã đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý số liệu, khai thác báo cáo, quản lý quỹ NSNN. Tuy nhiên, tốc độ kết xuất các báo cáo tổng hợp còn chậm, hệ thống mạng đôi lúc còn bị ngắt kết nối với máy chủ làm gián đoạn công việc của cán bộ, công chức. Cụ thể, cuối năm 2017, hệ thống mạng bị ngắt liên tục vào những ngày cuối năm đã gây chậm trễ quá trình thanh toán cho đơn vị cũng như ảnh hưởng đến việc quản lý quỹ NSNN một cách chính xác. Bên cạnh đó chƣa xây dựng đƣợc ph n mềm kiểm tra, kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của đơn vị. Đồng thời, ứng dụng CNTT hiện nay chƣa đáp ứng yêu c u trong lộ trình phát triển Kho bạc điện tử đến năm 2020 với công cụ thanh toán là chứng từ điện tử.
- Ý thức, trách nhiệm của một số đơn vị y tế và giáo dục trong chấp hành chi ngân sách còn thấp. Một số đơn vị còn chi tiêu không đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ còn sơ sài. Trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những sơ hở trong các chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí, kém hiệu quả trong sử dụng NSNN. Bên cạnh đó, trình độ một số cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục còn yếu, không nắm bắt đ y đủ kịp các thay đổi trong chính sách, chế độ của Nhà nước.
65
- Ban lãnh đạo KBNN còn xem nhẹ những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kiểm soát, nên chƣa thực sự chú trọng vào công tác cảnh báo rủi ro, cũng nhƣ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định, quy trình của các GDV.
Bên cạnh đó, đôi lúc còn cả nể và lơ là trong việc xử lý các sai phạm, chƣa kiên quyết đối với những sai phạm đã đƣợc phát hiện ra, dẫn đến rủi ro các sai phạm tiếp tục phát sinh cao.
66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương II, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng công tác KSC thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà – đơn vị mà tác giả đang công tác. Luận văn đã nêu chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và quy trình KSC thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục tại KBNN Đăk Hà. Trình bày việc nhận diện, đánh giá những rủi ro có thể phát sinh và nêu ra các thủ tục kiểm soát cũng nhƣ hoạt động giám sát thực tế tại KBNN Đăk Hà. Qua đó, luận văn đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động KSC thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp y tế và giáo dục của KBNN Đăk Hà.
Những đánh giá từ thực trạng hoạt động kiểm soát của Chương 2 sẽ là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện ở Chương 3, nhằm nâng cao chất lƣợng công tác KSC của KBNN Đăk Hà.
67
CHƯƠNG 3