CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA
2.1.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Phụ lục 01.
b. Chức năng các bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông :đứng đầu công ty với các thành viên là những người đứng đầu công ty với các thành viên là những người trực tiếp nắm giữ cổ phần của công ty.
- Hội đồng quản trị:Là những thành viên nắm giữ một lượng lớn cố
Bán thành phẩm Nguyên liệu đưa
vào chế biến Bao bì sạch
Kiểm tra bán thành phẩm
Tub sạch đã tiệt trùng
Kiểm tra thành phẩm
Đóng gói thành phẩm
Nhập kho thành phẩm
phiếu của công ty.
- Tổng giám đốc: là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm giữ trọng trách quản lí,theo dõi và duy trì hoạt động của đơn vị,chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị,là người đưa ra quyết định và chịu mọi trách nhiệm về mọi mặt của công ty trước Tổng Công ty Dược Việt Nam và các cơ quan lãnh đạo có thẩm quyền.Tổng giám đốc còn là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ,công nhân viên trong công ty.
- Ban kiểm soát:độc lâp,không phụ thuộc vào bất kì cấp quản lí nào,chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cho Hội Đồng cổ đông và hội đồng quản trị để có những biện pháp điểu chỉnh trong quản lí.
- Phó tổng giám đốc sản xuất: Là người được tổng giám đốc ủy quyền chỉ huy mọi hoạt động sản xuất và kiểm tra chất lượng các phân xưởng.
- Phó tổng giám đốc công ty:là người tham mưu cho Tổng Giám đốc được ủy quyền ở các quyết định mở rộng thị trường,giao dịch với các đối tác kinh doanh.
- Phó tổng giám đốc tài chính: Là người tham mưu cho tổng giám đốc và được ủy quyền trong các quyết định tài chính(phụ trách trực tiếp phòng kế toán)
- Phòng QA (đảm bảo chất lượng): Tham mưu cho giám đốc thực hiện chức năng quản lí điều hành trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng,thực hiện quy chế chuyên môn đào tạo thông tin kĩ thuật,đưa ra các mức vật tư,xem xét đánh giá tiêu chuẩn kĩ thuật và phương pháp kiểm nghiệm đánh giá sai lệch.
- Phòng QC (kiểm tra chất lượng sản phẩm): Nghiên cứu thị trường,lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ,xác định cung cầu cung ứng vật tư cho phân xưởng,đồng thời có nhiệm vụ theo dõi các hợp đồng mua bán với khách hàng,các nhà cung cấp,giới thiệu quảng cáo sản phẩm,tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban lãnh đạo.
- Phòng bảo trì: Có nhiệm vụ bảo trì máy móc thiết bị,theo dõi,tiến
hành sữa chữa máy móc định kì đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt không bị đình trệ.
- Xưởng sản xuất: Thực hiện việc sản xuất sản phẩm theo kế hoạch của công ty theo 3 chuyền:chuyền 1,chuyền 2,chuyền 3.
- Phòng marketing: Có nhiệm vụ tiếp thị,giới thiệu sản phẩm và các hoạt động khác nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Trung tâm R và D (nghiên cứu và phát triển): Chủ trì và phối hợp với các phòng chức năng khác trong việc nghiên cứu sản phẩm mới ngoài ra còn theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm để tiện việc nghiên cứu sản phẩm mới.
- Phòng tài chính: Tổ chức hoạch toán toàn bộ hoạt động của công ty,lập các báo cáo cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của công ty,tiến hành huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
- Phòng HC-NS: có nhiệm vụ tổ chức đội ngũ cán bộ đi đào tạo để nâng cao tay nghề,quản lí lao động và các chế độ tiền lương,khen thưởng hưu trí,bảo hiểm cho người lao động...
- Phòng đầu tư xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập hồ sơ hàng xuất nhập khẩu,đầu tư máy móc thiết bị nhằm đáp ứng kịp thời cho sản xuất.
- Các chi nhánh: Là nơi tiêu thụ sản phẩm của công ty c. Cơ cấu cổ đông của Công ty
Tính đến ngày 31/12/2018. Vốn điều lệ của công ty là: 62 tỷ đồng được chia thành 6.200.000 cổ phần. Trong đó:
• Cổ đông Tổng Cty Dược VN sở hữu 2.916.125 cổ phần chiếm tỷ lệ 47,03%
• Cổ đông ngoài sở hữu 2.794.105 cổ phần chiếm tỷ lệ 45,07%
• Cổ đông của Danapha sở hữu 489.770 cổ phần chiếm tỷ lệ 7,9%
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của công ty cổ phần Dược Danapha)