CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA
2.2.6. Đánh giá chung về công tác kiểm soát chi phí tại công ty cổ phần dược Danapha
a. Ưu điểm
Nhìn chung hệ thống KSNB của công ty được đánh giá ngày càng tốt,
các thủ tục kiểm soát được tiến hành ngày càng chặt chẽ trong từng nghiệp vụ.
- Về môi trường kiểm soát: Ngày càng được tăng cường thể hiện ở cơ cấu tổ chức hợp lý, không có sự chồng chéo trong phân công lao động. Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến chính sách nhân sự nên công nhân viên trong công ty có trình độ tay nghề cao cũng như tính kỷ luật trong lao động rất tốt. Công tác lập dự toán của công ty càng ngày càng được coi trọng để hoà cùng với xu thế ứng dụng kế toán quản trị vào tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
- Về tổ chức hệ thống thông tin phục vụ KSNB chi phí sản xuất:
+ Về tổ chức hệ thống tài khoản: Hiện nay HTTK của công ty nói chung và HTTK chi phí của công ty nói riêng đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán và cung cấp thông tin.
+ Về chứng từ sổ sách: Công ty đã sử dụng đúng các chứng từ theo chế độ quy định, đầy đủ các yếu tố cơ bản của chứng từ.
- Về quy trình kiểm soát chi phí: Các thủ tục kiểm soát được thiết lập khá chặt chẽ, đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty kịp thời, tạo sự tin tưởng trong công nhân viên.
b. Nhược điểm
- Về môi trường kiểm soát: Mặc dù công ty có lập dự toán nhưng công tác này còn nhiều hạn chế như cách lập còn sơ sài, chưa vận dụng cách lập dự toán của kế toán quản trị, chưa chi tiết cụ thể.
- Về đối tượng hạch toán chi phí: Việc đơn vị lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí theo phân xưởng sản xuất. Việc này phần nào ảnh hưởng đến tính chặt chẽ trong kiểm soát chi phí. Bởi vì một sự gia tăng về chi phí trong kỳ không thể xác định trách nhiệm thuộc bộ phận nào, đồng thời nếu không chi tiết hơn về đối tượng hạch toán chi phí sẽ không tạo nên phong trào thi đua
tiết kiệm chi phí giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó việc tăng chi phí theo thời gian là khó kiểm soát.
- Về công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán:
+ Về tổ chức hệ thống tài khoản: Mức độ chi tiết của các tài khoản chi phí là chưa cao từ đó ảnh hưởng đến sự đánh giá trách nhiệm chi phí cho từng bộ phận thực hiện.
+ Về chứng từ kiểm soát chi phí: Trên các chứng từ các chữ ký bắt buộc phải có đôi lúc lại bị bỏ qua làm cho công tác kiểm soát chi phí bị buông lỏng. Phòng kế toán chỉ có nhiệm vụ hạch toán theo chứng từ cuối cùng mà không kiểm tra đối chiếu các chứng từ gốc có liên quan ban đầu, vì những chứng từ đó được lưu ở phòng kinh doanh.
- Về sổ sách và báo cáo kiểm soát chi phí: Hiện nay, các sổ chi tiết chi phí tại công ty cũng chưa phát huy được hết vai trò kiểm soát của nó vì nhìn vào sổ chi tiết chưa cho phép nhà quản lý xác định chính xác chi phí phát sinh cho từng đối tượng chịu chi phí. Ngoài ra, các báo cáo kế toán ở công ty chưa thể hiện được vai trò phân tích chi phí.
- Về quy trình kiểm soát chi phí:
+ Xét về sự kiểm soát chi phí nguyên vật liệu: Mặc dù công ty đã thiết lập thủ tục xuất kho vật tư khá chặt chẽ. Tuy nhiên, việc công ty thực hiện xuất kho theo định mức một số nguyên vật liệu với khối lượng xuất ra là quá lớn, làm tồn đọng nhiều mà chưa cần thiết cho sản xuất, do đó sự kiểm soát về vật chất là chưa tốt.
- Các thủ tục, chứng từ liên quan tới quá trình xuất kho nguyên vật liệu còn thiếu một số thông tin, chưa cho các bộ phận liên quan có thông tin để quản lý khi cần.
- Việc quản lý thu mua như tất cả quá trình mua nguyên vật liệu đều do quản lý phân xưởng đảm nhiệm, sử dụng nguyên vật liệu còn một số điều hạn
chế, điều này làm ảnh hưởng đến tính chính xác của chi phí phát sinh trong kỳ.
+ Xét về sự kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp:
- Hầu như phòng kế toán không theo dõi về công nhân viên mà tất cả mọi việc từ theo dõi lao động cho công nhân rồi đến đảm bảo chế độ cho người lao động đều do phân xưởng làm, điều này dễ xảy ra gian lận. Vì khi có sự thông đồng của phòng tổ chức và nhân viên phân xưởng thì kế toán cũng không biết, từ đó làm tăng chi phí không đáng có.
- Vì với khối lượng công việc ngày càng nhiều, quy mô sản xuất lớn, số lượng công nhân tăng nên công ty chấm công bằng phương pháp thủ công dễ gây nhằm lẫn, gian lận.
- Công ty chưa có sự phân tích chi phí nhân công trực tiếp thay đổi theo định kỳ để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm lương nhằm tìm ra nguyên nhân gây nên sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp.
+ Xét về sự kiểm soát chi phí sản xuất chung
- Với đặc thù là công ty sản xuất với lượng tài sản cố định nhiều, tuy nhiên việc kiểm soát về mặt vật chất đối với TSCĐ chưa được xem trọng. Chi phí tăng giảm khấu hao TSCĐ đều do kế toán cung cấp với các ước tính đã thiết lập trên máy mà không thể hiện được TSCĐ đó đang trong tình trạng thế nào.
- Đối với chi phí công cụ dụng cụ: Chưa có kế hoạch cụ thể trong khâu mua sắm và xuất dùng vật tư vì công cụ dụng cụ cũng rất cần thiết đối với quá trình sản xuất của công ty
- Về chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền: Tại công ty chưa có xây dựng định mức cho những loại chi phí này.
+ Xét về sự kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng
Hiện nay, với việc giao toàn bộ cho các cửa hàng tự cân đối chi cho cửa hàng mình miễn sao chi phí không vượt quá chi phí khoán và đảm bảo đầy đủ các chứng từ liên quan. Công ty hầu như hoàn toàn không kiểm tra các chứng từ chi phí của cửa hàng, trừ khi có sự kiểm tra của cơ quan thuế. Điều này dẫn đến một thực trạng là nhiều khoản chi phí của cửa hàng là chi phí khống, chi không có chứng từ chứng minh hay chứng từ không hợp lệ.
- Chi phí quản lý
Công ty chưa có sự phân quyền quản lý tài chính như: Việc phân quyền, phân cấp, quyết định mua sắm tài sản, quản lý vốn tài sản cho các đơn vị, quản lý về doanh thu chi phí phát sinh tại các đơn vị trực thuộc, quản lý về doanh thu chi phí phát sinh tại các đơn vị trực thuộc,...và quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận văn giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dược Danapha để trên cơ sở đó làm rõ thực trạng công tác kiểm soát chi phí kinh doanh trong công ty.
Qua nghiên cứu thực tế công tác kiểm soát chi phí tại Công ty đã quan tâm tới việc kiểm soát chi phí của công ty, đưa ra những chính sách phù hợp, tạo môi trường kiểm soát tốt cho các hoạt động kiểm soát nội bộ, thực hiện các thủ tục kiểm soát và giám sát để cải tiến KSNB chi phí tại công ty.
CHƯƠNG 3