CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán
Mục đích
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật (Bộ tài chính, 2017).
Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên.
Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính Nguyên tắc:
Việc lập báo cáo tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phương pháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do (Bộ tài chính, 2017).
Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo (Bộ tài chính, 2017).
Yêu cầu:
Báo cáo tài chính phải đƣợc phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị.
Báo cáo tài chính phải đƣợc lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối với từng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán.
Thông tin, số liệu báo cáo phải đƣợc phản ánh liên tục, số liệu của kỳ này phải kế tiếp số liệu của kỳ trước.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo sau:
Bảng 1.1 Hệ thống báo cáo tài chính trong đơn vị SNCL
STT Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo
Nơi nhận báo cáo Kỳ
hạn báo cáo
Cơ quan
tài chính
Cơ quan
thuế
Cơ quan
ấp trên 1 B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính Năm x x X 2 B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động Năm x x X 3 B03a/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Theo phương pháp trực tiếp Năm x x X 4 B03B/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Theo phương pháp gián tiếp Năm x x X 5 B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính Năm x x X Nguồn: Theo Thông tư 107/2017/TT- BTC
b. Báo cáo quyết toán ngân sách Mục đích của báo cáo quyết toán
Báo cáo quyết toán NSNN đƣợc sử dụng nhằm tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí NSNN của đơn vị hành chính, sự nghiệp, đƣợc trình bày chi tiết theo mục lục NSNN để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan có thẩm quyền khác. Báo cáo quyết toán NSNN cung cấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về NSNN và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là một cơ sở quan trọng giúp cơ quan nhà nước, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
Theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC quy định: Các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện lập báo cáo quyết toán phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác (ngoài nguồn NSNN) để quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là một cơ sở quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá tính hữu hiệu, hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị.
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước - Việc lập báo cáo quyết toán ngân sách dự trên sổ liệu sổ kế toán đã thực hiện khóa sổ.
- Số liệu trong báo cáo quyết toán bao gồm kinh phí đơn vị đã nhận và sử dụng từ nguồn NSNN cấp trong năm và các số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
- Sổ liệu phản ánh trên báo cáo quyết toán phải đối chiếu, có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
- Số liệu trên báo cáo quyết toán chi NSNN là số liệu phản ảnh các khoản thực chi, có đầy đủ hồ sơ chứng từ minh chứng. Đối với khoản chi thuộc nguồn phải ghi thu, ghi chi NSNN chỉ quyết toán khi đã có thủ tục xác nhận ghi thu – ghi chi vào NSNN.
Yêu cầu lập và trình bày báo cáo quyết toán
- Lập báo cáo quyết toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phải bảo đảm trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đầy đủ tình hình thu, chi đối với từng nguồn kinh phí.
+ Phải được lập theo đúng nội dung, phương pháp theo quy định.
- Trình bày báo cáo quyết toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Báo cáo quyết toán phải đƣợc trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo.
+ Các chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm đã đƣợc cơ quan cấp trên giao và mục lục NSNN.
+ Đảm bảo có thể so sánh đƣợc giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán. Nếu báo cáo được lập có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán, đơn vị phải giải trình.
Danh mục báo cáo quyết toán ngân sách bao gồm các biểu báo cáo sau:
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các báo cáo quyết toán NSNN
STT Ký hiệu Tên báo cáo
1 B01/BCQT Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động
2 F01-01/BCQT Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí đƣợc khấu trừ, để lại
3 F01-02/BCQT Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án
4 B02/BCQT Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính
B03/BCQT Thuyết minh báo cáo quyết toán
Nguồn: Theo Thông tư 107/2017/TT- BTC
c. Báo cáo nội bộ
Ngoài hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định. Để đáp ứng nhu cầu quản lý, các đơn vị thực hiện lập báo cáo nội bộ theo yêu cầu của nhà quản lý. Một số báo cáo nội bộ được sử dụng thường xuyên nhƣ: Báo cáo doanh thu; Báo cáo chi tiết lợi nhuận; Báo cáo hàng tồn kho; Báo cáo tình hình TSCĐ...
Thông tin trong các báo cáo kế toán này có thể giúp cho nhà quản lý đơn vị có thể đánh giá đƣợc tình hình hoạt động, thực trạng tài chính của đơn vị từ đó các nhà quản lý đơn vị có thể đề ra các giải pháp, các quyết định trong việc tổ chức, điều hành hoạt động của đơn vị một cách kịp thời, phù hợp với sự phát triển của đơn vị (các quyết định trong ngắn, các quyết định trong dài hạn,…). Đồng thời hệ thống báo cáo kế toán này cũng có ý nghĩa trong việc củng cố và nâng cao chất lƣợng công tác hạch toán kế toán ở các bộ phận của đơn vị. Báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị thường được lập không theo những quy định bắt buộc của Nhà nước, mỗi đơn vị tùy theo những đặc điểm và yêu cầu thông tin để tổ chức lập báo cáo này cho phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác kế toán đối với đơn vị sự nghiệp công lập khi áp dụng Thông tư 107. Trong chương này, tác giả tập trung vào nội dung công tác kế toán một số phần hành chủ yếu trong các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Kế toán các khoản thu, kế toán chi phí, kế toán tài sản cố định. Đây là những vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để phân tích thực trạng công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam trong thời gian qua.
Đồng thời là căn cứ để xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam trong thời gian đến.
CHƯƠNG 2