Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trường đại học quảng nam (Trang 81 - 86)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM

2.3.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:

a. Về công tác kế toán

- Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Còn nhiều các nội dung hoạt động chưa qui định mẫu chứng từ chung. Do đó, người làm để nghị thanh toán làm theo nhiều biểu mẫu khác nhau, làm mất thời gian trong việc soát xét. Một số chứng từ thiết lập chưa đúng theo biểu mẫu hướng dẫn của Thông tư 107.

Hệ thống chứng từ về vật tƣ của đơn vị còn khá sơ sài, chỉ mới sử dụng: “Giấy báo hỏng, mất công cụ dụng cụ”. Công tác quản lý công cụ dụng cụ của đơn vị còn khá lỏng lẻo. Công tác lưu trữ chưa được chú trọng, khâu ghi số và lưu trừ chứng từ thường xảy ra sai sót. Chưa xây dựng quy trình hướng thanh toán cụ thể, thống nhất chung, do đó công tác thanh quyết toán còn chậm và gây khó khăn cho đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là liên quan đến các hoạt động mua sắm vật tƣ thực hành, thanh toán dƣ giờ cho giáo viên/ giảng viên dạy vƣợt giờ, …

- Về hệ thống tài khoản kế toán: Việc mở các tài khoản chi tiết chƣa đƣợc toàn diện và bao quát hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chƣa mở các tài khoản chi tiết đối với tài khoản 1121; 334, 211, 214…

- Về hệ thống sổ sách kế toán:

Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ hệ thống sổ kế toán tổng hợp thì hệ thống sổ chi tiết chƣa đƣợc mở đầy đủ hoặc có mở nhƣng ghi chép không đầy đủ gây khó khăn cho công tác kiểm tra nhƣ: sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết chi phí, sổ chi tiết vật tƣ, sổ chi tiết chi phí quản lý chung, sổ theo dõi các khoản trích theo lương. Trường chưa lập sổ theo chi tiết các nguồn thu theo từng khóa đào tạo cũng nhƣ báo cáo chi tiết các khoản học phí còn nợ theo khóa, theo lớp, theo khoa, để từ đó có biện pháp thu hồi công nợ kịp thời. Thường thì đến trước khi sinh viên tốt nghiệp hoặc sinh viên chuẩn bị ra trường phòng kế toán mới tiến hành đối chiều công nợ và truy thu số học phí còn nợ của sinh viên.

b. Về công tác kế toán các phần hành chủ yếu - Kế toán các khoản thu

Kế toán chỉ theo dõi đơn thuần nguồn thu từ NSNN cấp theo quy định, chƣa đi sâu vào việc phân tích tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí này. Toàn bộ nguồn thu từ NSNN cấp đƣợc theo dõi trên tài khoản 5112- Thu ngân sách Nhà nước cấp không thường xuyên) điều này không đúng theo quy định của Thông tƣ 107.

Đối với các khoản thu học phí, lệ phí, nhà trường hạch toán vào tài khoản 531 theo số thực thu, chƣa hạch số còn phải thu vào tài khoản này, điều này chƣa đảm bảo hạch toán theo nguyên tắc cơ sở dồn tích.

Kế toán theo dõi chi tiết nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ bằng cách ký hiệu phân loại sau mã chương loại, khoản theo mục lục NSNN, việc phân loại này không đúng theo Thông tư 107 và làm cho người đọc khó hiểu khi xem xét thông tin kế toán.

- Kế toán các khoản chi

Toàn bộ nguồn chi hoạt động do NSNN cấp đƣợc kế toán theo dõi trên TK 6112- không thường xuyên. Đồng thời kế toán không thực hiện việc phân loại đâu là nguồn tự chủ và đâu là nguồn không tự chủ. Việc theo dõi trên 1 TK 6112 gây khó khăn trong việc xác định nguồn chi nào cho hoạt động mang tính chất thường xuyên và không thường xuyên.

Kế toán dùng nguồn NSNN cấp để trả lương cho nhân viên hợp đồng và kế toán theo dõi lương của nhân viên hợp đồng với cán bộ công chức, viên chức trên cùng TK 3341 – phải trả lương cho các bộ công chức, viên chức là không đúng theo quy định của Thông tƣ 107.

Việc kế toán mở tài khoản chi tiết đối với TK 642 – chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ dựa trên chi tiết mã chương, loại khoản mục theo mục lục ngân sách để phản ánh chi từng hoạt động theo nguồn thu hình thành, nhƣng cuối kỳ kế toán kết chuyển chi tiết thông qua TK 6421; TK 6422; TK 6423; TK 6428 dẫn đến khó khăn trong việc theo dõi nguồn chi tiền lương tiền công; chi phí vật tư, công cụ dịch vụ đã sử dụng, chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí hoạt động khác.

Mặc dù kế toán theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí theo từng nguồn thu hình thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhƣng mỗi nguồn hình thành kế toán hạch toán không thống nhất với nhau. Điều này làm sai lệch hiệu quả từng hoạt động.

- Về kế toán TSCĐ:

Mặc dù nhà trường đã tổ chức hạch toán theo dõi TSCĐ theo nguồn hình thành, song kế toán chƣa lập sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định theo nguồn hình thành. Kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ theo nguồn hình thành song những TSCĐ hình thành từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và đƣợc đƣa vào chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ hình thành

từ nguồn NSNN đƣợc trích khấu hao vào hoạt động sự nghiệp. Việc trích khấu hao này làm sai lệch bản chất, hiện nay đa số các TSCĐ hình thành từ nguồn vốn NSNN đều đƣợc sử dụng trong hoạt động sản kinh doanh, dịch vụ của Nhà trường để tạo doanh thu nhưng chưa được hạch toán vào chi phí quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà trường chưa có phần mềm theo dõi TSCĐ và chưa thực hiện việc bàn giao TSCĐ theo từng khoa phòng để tăng cường công tác quản lý và giao trách nhiệm cho từng phòng khoa.

c. Về hệ thống các báo cáo kế toán:

Hệ thống báo cáo kế toán chỉ bao gồm các BCTC và quyết toán ngân sách nên mang tính pháp lệnh, tuân thủ cao. Một số báo cáo chƣa phát huy hiệu quả cung cấp thông tin về tình hình hoạt động và tài chính của Trường. Nội dung, chất lƣợng của Thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài, chƣa chỉ ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc trong công tác kế toán cũng nhƣ: chƣa nêu ra được những khó khăn, vướng mắc của trường trong quá trình điều hành, sử dụng kinh phí. Mặt khác, việc công khai tài chính còn thực hiện chiếu lệ, qua loa, hình thức.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã phân tích đánh giá về thực trạng công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam qua các phần hành chủ yếu gồm: Kế toán các khoản thu; kế toán các khoản chi, kế toán TSCĐ và kế toán vật tƣ hàng hóa. Kết quả phân tích đã rút ra những mặt đạt đƣợc về công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn đã chỉ ra những mặt tồn tại hạn chế trong công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam, đây là những nội dung quan trọng, làm tiền đề để xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại trường Đại học Quảng Nam trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại trường đại học quảng nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)