CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank – Chi nhánh Quảng Nam giai đoạn 2017 – 2019
a. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Vietcombank Quảng Nam (ĐVT: Tỷ đồng)
TT Chỉ tiêu Số dư huy động Tăng trưởng 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Tổng HĐV 5.419 5.787 6.525 6,8% 12,8%
1 Theo đối tƣợng 5.419 5.787 6.525 6,8% 12,8%
1.1 Tổ chức 1099 1447 1.662 31,7% 14,9%
1.2 Cá nhân 3061 3561 3.969 16,3% 11,5%
1.3 Huy động khác 1259 779 894 -38,1% 14,8%
TT Chỉ tiêu Số dư huy động Tăng trưởng 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Kho bạc Nhà nước 1.244 757 767 -39,1% 1,3%
Bảo hiểm Xã hội 7.1 15.5 112 118,3% 622,6%
Tổ chức tín dụng 7.9 6.5 15 -17,7% 130,8%
2 Theo loại tiền 5.419 5.787 6.525 6,8% 12,8%
VND 5200 5.546 6.321 6,7% 14,0%
Ngoại tệ 219 241 204 10,0% -15,4%
3 Theo kỳ hạn 5.419 5.787 6.525 6,8% 12,8%
Không kỳ hạn 2.685 2.761 3.194 2,8% 15,7%
Có kỳ hạn 2.734 3.026 3.331 10,7% 10,1%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Vietcombank uảng Nam -2019) Công tác huy động vốn những năm gần đây đƣợc chú trọng đặc biệt, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động của Vietcombank Quảng Nam.
Ngân hàng đã giao chỉ tiêu đến từng CBCNV ngay từ đầu năm để đẩy mạnh công tác huy động. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn từ tiền gửi cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2018, nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh là do tăng nguồn tiền gửi cá nhân từ 3061 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 3561 tỷ đồng; nguồn tiền gửi tổ chức tăng từ 1099 tỷ đồng năm 2017 lên 1447 tỷ đồng vào năm 2018. Sự tăng trưởng này là do nền kinh tế thị trường đang phát triển ổn định và xu hướng tiết kiệm của người dân ngày càng cao. Năm 2019 nguồn huy động từ tiền gửi cá nhân tiếp tục có sự tăng trưởng đạt 3.969 tỷ đồng (tăng 408 tỷ so với năm 2018), song song đó thì nguồn vốn các tổ chức kinh tế cũng có sự tăng trưởng cụ thể năm 2019 đạt 1.662 tỷ đồng (tăng 215 tỷ so với năm 2018). Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ kinh doanh số vòng quay vốn lưu động nhiều hơn, doanh nghiệp làm ăn có lãi, tài khoản tiền gởi của tổ chức luôn dồi dào làm cho nền kinh tế cuối năm 2019 khá khởi sắc. Nguồn huy động vốn giá rẻ từ KBNN, BHXH chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động vốn giúp Vietcombank Quảng Nam có
nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và khẳng định đƣợc vị thế của mình trên địa bàn tỉnh.
Nguồn vốn huy động vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn chiếm tỷ trọng ngang nhau và tăng đều qua ba năm bất chấp sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM. Vietcombank nói chung và Vietcombank Quảng Nam nói riêng là ngân hàng đi đầu dẫn dắt thị trường thực hiện điều chỉnh lãi suất theo chính sách vĩ mô của NHNN làm cho lãi suất tiền gửi của Vietcombank thấp hơn so với các ngân hàng TMCP khác nhưng nguồn vốn huy động luôn tăng tưởng ổn định chứng tỏ Vietcombank tạo dựng được một thương hiệu lớn, một niềm tin vững chắc cho người dân và doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.1 Số dư HĐV của các đối tượng Vietcom ank uảng Nam Giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn huy động là vấn đề cấp thiết hiện nay và là chỉ tiêu “pháp lệnh” mà Vietcombank Quảng Nam phải thực hiện.
Bởi vì nếu không huy động đƣợc thì ngân hàng không thể mở rộng hoạt động tín dụng và trên cơ sở đó phát triển các hoạt động dịch vụ khác.
Nguồn huy động vốn của Vietcombank Quảng Nam luôn tăng trưởng bền vững qua các năm khẳng định vị thế của Ngân hàng trên thị trường. Vì vậy Vietcombank Quảng Nam cần phải giữ vững và tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững nguồn vốn huy động trên địa bàn, tạo ảnh hưởng tích cực trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
b. Hoạt động cho vay
0 2000 4000
2017 2018 2019
1099 1447 1662
3061 3561 3969
1259
779 894
Tỷ đồng
Tổ chức Cá nhân Huy động khác
Hoạt động cho vay của Vietcombank Quảng Nam đem lại thuận lợi cho ngân hàng và góp phần phát triển kinh tế. Mặc dù kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2019 có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Nhƣng biết tận dụng tối đa lợi thế của mình, Vietcombank Quảng Nam đã có những kết quả đáng kể trong hoạt động cho vay.
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại Vietcombank Quảng Nam
(ĐVT: Tỷ đồng)
TT Chỉ tiêu Dư nợ cho vay Tăng trưởng 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Tổng dƣ nợ 6.789 6.884 8.623 1,4% 25,3%
1 Theo thời hạn 6.789 6.884 8.623 1,4% 25,3%
1.1 Ngắn hạn 5.383 5.285 6.583 -1,8% 24,6%
1.2 Trung, dài hạn 1.406 1.599 2.040 13,7% 27,6%
2 Theo loại tiền 6.789 6.884 8.623 1,4% 25,3%
2.1 VND 5.267 6.611 8.478 25,5% 28,2%
2.2 Ngoại tệ quy VND 1.522 273 145 -82,1% -46,9%
3 Theo đối tƣợng KH 6.789 6.884 8.623 1,4% 25,3%
3.1 Doanh nghiệp 4.626 3.849 4.535 -16,8% 17,8%
Doanh nghiệp lớn 4.235 3.380 3.971 -20,2% 17,5%
SMEs 391 469 564 19,9% 20,3%
3.2 Cá nhân 2.163 3.035 4.088 40,3% 34,7%
4 Nợ quá hạn 27 18 7,2 -33,3% -60,0%
4.1 Nợ xấu 0,8 11,1 2,8 1.287,5% -74,8%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Vietcombank uảng Nam -2019) Tăng trưởng dư nợ tín dụng của Vietcombank Quảng Nam khá khả quan trong giai đoạn 2017-2019. Dƣ nợ năm 2018 đạt 6.884 tỷ (tăng 1,4% so với năm 2017) nhƣng sang năm 2019, dƣ nợ cho vay tăng đến 8.623 tỷ (tăng 25,3% so với năm 2018). Theo tiêu chí thời hạn cho vay, dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ của Chi nhánh (chiếm trên 70% tổng dƣ nợ) và khá ổn định qua các năm. Điều này cho thấy Vietcombank Quảng Nam
thực hiện đúng theo định hướng tăng trưởng dư nợ của TW giao và đúng theo chỉ thị của NHNN; chất lƣợng tín dụng ở mức an toàn rủi ro thấp.
Từ năm 2018, do chính sách thắt chặt cho vay đối với ngoại tệ của NHNN, quy mô dƣ nợ cho vay đồng ngoại tệ quy VND cũng giảm mạnh, năm 2018 giảm đến 82% so với năm 2017 và năm 2019 giảm 46,9% so với năm 2018.
Vietcombank Quảng Nam chủ động giảm dƣ nợ của các doanh nghiệp lớn đặc biệt là đối với khách hàng thuộc nhóm Thaco và tăng trưởng dư nợ của khách hàng cá nhân và SME (Doanh nghiệp lớn năm 2018 giảm 20,2%
trong khi đó cá nhân tăng 40,3%, SME tăng 19,9% so với năm 2017). Điều này giúp tăng hiệu quả về lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.
Nợ quá hạn đƣợc kiểm soát tốt giảm dần qua các năm (từ 27 tỷ xuống còn 7,2 tỷ). Nợ xấu tại chi nhánh biến động lên xuống do ảnh ảnh hưởng của nền kinh tế cả nước và chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank Quảng Nam nhƣng vẫn duy trì ở mức thấp trong hệ thống.
Biểu đồ 2.2 Nợ xấu của Vietcom ank uảng Nam
Có đƣợc thành quả trên đó là sự nỗ lực của Ban Giám đốc, sự phối hợp giữa các phòng ban và bộ phận xử lý nợ, thực hiện các biện pháp thu hồi nợ vừa cương quyết và mềm dẻo nhằm thu hồi được nợ xấu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức 3% của toàn hệ thống Vietcombank thì nhìn chung công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã đảm bảo tuy nhiên vẫn còn cao so với các chi nhánh
27
18
7.2 0.8
11.1 0 2.8
10 20 30
2017 2018 2019
Tỷ đồng
Nợ quá hạn Nợ xấu
các tỉnh khác. Vietcombank Quảng Nam phải đƣa ra những sáng kiến, những giải pháp tối ƣu và hiệu quả hơn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Nam từ năm 2017 đến 2019 có thể nói là rất khả quan, lợi nhuận trong 3 năm của chi nhánh đều tăng trưởng khá cao.
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Quảng Nam (ĐVT: tỷ đồng)
TT Chỉ tiêu Giá trị Tăng trưởng
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
1 Tổng thu nhập 723 839 1.359 16,0% 62,0%
2 Tổng chi phí 569 620 1.037 9,0% 67,3%
3 Lợi nhuận trước thuế 154 219 322 42,2% 47,0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Vietcombank uảng Nam -2019) Qua bảng 2.3 ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2018 tăng 42,2% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 47,0% so với năm 2018, đạt 322 tỷ đồng.
Nguyên nhân chủ yếu là do ngoài việc duy trì khách hàng truyền thống, chi nhánh còn tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp đƣợc vay vốn không những giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để phát triển kinh doanh mà còn góp phần giúp chi nhánh tăng trưởng tín dụng vượt bậc, từ đó góp phần gia tăng thu nhập từ lãi. Bên cạnh đó thu từ dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng tăng lên thể hiện dịch vụ của chi nhánh cung cấp đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Ngoài ra những khoản thu dịch vụ chủ yếu từ thanh toán quốc tế, thanh toán nhờ thu, chuyển tiền và hiện nay dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử hiện đang phát triển đã đem lại nguồn thu cho chi nhánh.