Môi trường kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng nam (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK – CHI NHÁNH QUẢNG NAM

2.2.1 Môi trường kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng tại Vietcombank – Chi nhánh Quảng Nam

a. Môi trường bên ngoài:

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng cũng không nằm ngoài những khuôn khổ pháp lý đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước ban hành sau:

- Thông tƣ số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

- Thông tƣ số 26/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017, Thông tƣ số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 và Thông tƣ 28/2019/TT-NHNN ngày 25/12/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016.

- Thông tƣ số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.

- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP.

Môi trường kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam

Sau 4 năm triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2016-2020, kinh tế Quảng Nam tiếp tục phát triển vƣợt bậc, trở thành điểm sáng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bình quân cả giai đoạn 2016 - 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế Quảng Nam đạt hơn 11%, cao nhất so

với khu vực 5 tỉnh, thành khu vực kinh tế trọng điểm và thứ nhì so với 14 tỉnh, thành Duyên hải miền Trung. Năm 2019 tổng nguồn vốn huy động đạt 56.702 tỷ đồng, tăng 15,11% so với đầu năm. Tổng dƣ nợ cho vay đạt 73.730 tỷ đồng, tăng 24,01% so với đầu năm. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 22.711 tỷ đồng.

Ngành dịch vụ, du lịch phát triển nhanh và ngày càng có nhiều dự án quy mô lớn đi vào hoạt động. Tổng lượt khách tham quan lưu trú giai đoạn 2016- 2019 gần 23 triệu lƣợt, tăng bình quân 15,7%/năm. Doanh thu từ du lịch tăng bình quân 18,6%/năm. Ngày 27/06/2019, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Đề án định hướng phát triển du lịch phía Nam tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 3,5 triệu lƣợt khách du lịch, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 7.000 tỷ đồng, đóng góp 30% thu nhập xã hội từ du lịch của tỉnh.

Với những kết quả đạt đƣợc, trên cơ sở phát triển chung của cả tỉnh, sẽ có tác động tích cực lên hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó có Vietcombank Quảng Nam. Dịch vụ, du lịch phát triển tạo ra nhiều cơ hội hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng.

Trình độ và mức thu nhập của người dân

Trình độ dân trí và mức sống của người dân tỉnh Quảng Nam đang ngày càng được nâng cao, GRDP bình quân đầu người năm 2019 ước tính 66,3 triệu đồng, tăng 3,8 triệu đồng so với 2018. Năm 2019 thu nhập bình quân của người dân Quảng Nam khoảng 44 triệu đồng/năm (trong đó khu vực thành thị 53 triệu đồng/năm, khu vực nông thôn 35 triệu đồng/năm), gấp hơn 1,6 lần so với năm 2015 và 3,6 lần so với 2010, tương đương với mức bình quân chung khu vực 14 tỉnh, thành duyên hải miền Trung.

Có thể nói người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang từng ngày nỗ

lực học hỏi không ngừng để nhanh chóng bắt kịp với xu hướng của đất nước:

thanh toán không dùng tiền mặt. Các siêu thị (Coopmart, BigC Tam Kỳ, Vinmart Hội An...), các bệnh viện, các khu du lịch, khách sạn Hội An, các cửa hàng mua sắm, các địa điểm thanh toán bằng POS xuất hiện nhiều sẽ là cơ hội để dịch vụ thẻ có tiềm năng để phát triển, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Vietcombank Quảng Nam.

Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân

Người Việt Nam vốn quen với việc sử dụng tiền mặt và dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt luân chuyển rất lớn tại các hệ thống máy ATM nên khó có thể thay đổi thói quen trong ngày một ngày hai. Đến mỗi kỳ lĩnh lương, đa phần người lao động sẽ rút toàn bộ lương để chi tiêu.

Kết quả khảo sát Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại 6 quốc gia ASEAN do IDG ASEAN thực hiện cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt là 79% và không dùng tiền mặt là 21%, xếp hạng thứ 5 trong khu vực. Đây là một thách thức không nhỏ trong nỗ lực phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng.

. Môi trường bên trong:

Năng lực tài chính

Vietcombank nói chung và Vietcombank Quảng Nam nói riêng đều có nguồn lực tài chính khá tốt, đáp ứng các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, tạo điều kiện tận tình của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự chỉ đạo kịp thời, sâu sắc của Ban giám đốc, Chi nhánh luôn có sự đầu tƣ phù hợp, đáp ứng nhu cầu ngày càng hiện đại trong hoạt động của ngân hàng.

Mức độ ứng dụng công nghệ

Khi sự phát triển của công nghệ ngày càng cao, Vietcombank cần nỗ lực đầu tƣ vào cơ sở vật chất để tạo tiền đề phát triển các dịch vụ khác giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH và triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện

đại. Trong khuôn khổ của chương trình hiện đại hoá công nghệ để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu KH, ngày 27/01/2020, Vietcombank đã thực hiện nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi Core Banking.

Vietcombank Quảng Nam luôn đảm bảo cho cán bộ công nhân viên đƣợc trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng làm việc đƣợc bố trí hợp lý phù hợp với từng bộ phận/phòng ban giúp gia tăng hiệu quả công việc.

Nguồn nhân lực

Ban lãnh đạo tại Vietcombank Quảng Nam hiện có 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc quản lý, điều hành; với trình độ chuyên môn đều là Thạc sĩ;

kinh nghiệm công tác lâu năm trong nghề và gắn bó rất lâu năm kể từ lúc mới thành lập. Các thành viên ban lãnh đạo có sự phân phân công, phân nhiệm cụ thể, vận hành linh hoạt, công tác quản lý đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

Nhân viên tại Vietcombank Quảng Nam đa phần là những cán bộ trẻ nhiệt huyết, đƣợc trang bị tốt kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Chi nhánh thường xuyên cử những cán bộ có liên quan tham gia các lớp đào tạo do TW tổ chức, tham gia các khóa học đào tạo trực tuyến, nhờ đó mà nhân viên có thêm những kỹ năng bán hàng, kỹ năng bán chéo sản phẩm, cập nhật nhanh nhất các thông tin mới về dịch vụ, từ đó có thể đề xuất những vướng mắc, khó khăn khi thực hiện tại Chi nhánh nhằm tăng chất lƣợng phục vụ KH.

c. Thuận lợi

- Tỉnh Quảng Nam với thành phố du lịch Hội An, là nơi thu hút nhiều khách du lịch, nên tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ là khá lớn.

- Vietcombank với thương hiệu uy tín và các sản phẩm thẻ đa dạng bậc nhất là cơ hội để thu hút khách hàng.

d. Khó khăn

- Hệ thống các điểm chấp nhận thẻ nói chung và thẻ tín dụng nói riêng trên địa bàn Quảng Nam chƣa nhiều, chỉ tập trung ở thành phố Hội An, tại các

khu vực khác hầu nhƣ rất ít, rất khó để phát triển dịch vụ thẻ đồng đều.

- Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Quảng Nam còn cao, ngoài ra tâm lý e ngại sử dụng thẻ tín dụng vì sợ tốn phí, chƣa hiểu rõ tính năng, tiện ích của thẻ tín dụng, nên khó khăn trong phát triển thẻ tín dụng.

- Các NHTM trên địa bàn Quảng Nam ngày càng chú trọng vào kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng, có thể kể đến nhƣ Sacombank, VPBank (Tam Kỳ - Quảng Nam)… Sự cạnh tranh của các NHTM nhằm chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn tỉnh Quảng Nam những năm gần đây khá gay gắt, khiến cho hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của Vietcombank Quảng Nam gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh quảng nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)