NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB NSĐP tại KBNN đà nẵng (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỪ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1.1.1. Ngân sách địa phương a. Khái niệm ngân sách

Ngân sách là một khái niệm chung để chỉ NS của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và ngân sách của khu vực chính phủ theo Phạm Văn Khoan (2010). Trong thực tiễn, thuật ngữ NS thường được hiểu là một bản ước tính về số tiền được sử dụng và kế hoạch sử dụng số tiền đó cho một công việc của một chủ thể. Nếu chủ thể đó là Nhà nước, thì được gọi là ngân sách chính phủ hay NSNN. Tuy nhiên, khác với ngân sách của các hộ gia đình, doanh nghiệp, NSNN, là một phạm trù kinh tế, chính trị và pháp lý.

b. Khái niệm ngân sách địa phương

Theo Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh (2010) NSNN gồm NSTW và NSĐP, NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Theo đó, NSĐP có ba cấp như sau:

Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn; Ngân sách cấp xã bao gồm ngân sách các xã, phường, thị trấn. Ở Việt Nam theo luật NSNN năm 2018, NSĐP cũng được định nghĩa là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa

phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Như vậy, NSĐP là tên chung để chỉ ngân sách của các cấp chính quyền bên dưới phù hợp với địa giới hành chính của các cấp, được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và nhiệm vụ chi có tính chất địa phương phản ảnh nhiệm vụ thu chi theo lãnh thổ, đảm bảo tổ chức quản lý toàn bộ kinh tế - xã hội của chính quyền cùng cấp.

c. Đặc điểm NSĐP

Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà (2015), các khoản thu chi được dự toán và thực hiện suốt một năm, theo một chu trình. Các khoản thu bao gồm (1) Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương; Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.

Các khoản chi bao gồm chi đầu tư phát triển; Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực; Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay; Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương; Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương; Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới và chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ khác.

Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách địa phương a. Khái niệm

Đứng trên phương diện là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư XDCB từ NSĐP được biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư, nghĩa là toàn bộ chi phí

đầu tư được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp. Theo đó vốn đầu tư XDCB từ NSĐPlà một bộ phận của quỹ NSĐP trong khoản chi đầu tư phát triển hàng năm vàcho đầu tư vào các công trình, dự án XDCB của địa phương.

Ở Việt Nam, theo luật NSNN 2018 được hiểu là chi đầu tư XDCB từ NSĐP nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b. Đặc điểm

Từ khái niệm về vốn đầu tư XDCB từ NSĐP, có thể thấy nguồn vốn này có hai nhóm đặc điểm cơ bản gắn với hoạt động đầu tư XDCB và gắn với NSĐP, mang một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSĐP gắn với hoạt động thu và chi, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp về chi NSĐP cho đầu tư phát triển.

Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và thanh toán quyết toán nguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ theo quy định

Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ NSĐP được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho các công trình, dự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tầng theo đối tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác.

Do đó, việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động cả về kinh tế, xã hội và môi trường đối với địa phương.

Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ NSĐP gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng. Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với việc thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với nhau từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án.

Thứ tư, vốn đầu tư XDCB từ NSĐP rất đa dạng, căn cứ vào tính chất, nội dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành các loại vốn như: Vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư, vốn để thực hiện đầu tư.

c. Vai trò

Trong mỗi nền kinh tế của mỗi quốc gia, vốn đầu tư XDCB từ NSĐP có vai trò hết sức đặc biệt và quan trọng đối với sự phát triển KTXH

Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSĐP góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành cơ sở hạ tầng cho địa phương

Thứ hai, việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật từ nguồn vốn NSĐP cũng mang ý nghĩa đóng góp cho việc thực hiện chuyển dịch kinh tế, tăng cường thực hiện chuyên môn hóa đối với các ngành nghề có lợi thế để thúc đẩy phát triển đất nước.

Thứ ba, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSĐP tuy chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư theo sự phát triển KTXH của đất nước nhưng cũng góp phần định hướng cho các hoạt động xây dựng đầu tư kết cấu hạ tầng của nền kinh tế tại địa phương.

Thứ tư, việc Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xóa bỏ khoảng cách giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất và gia tăng thu nhập ở các miền núi, vùng sâu của đất nước.

d. Phân loại

Tùy vào yêu cầu và mục tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn khác nhau có nhiều cách để phân loại cụ thể như sau:

Theo tính chất của hoạt động có thể được phân chia thành các chi phí

như xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí cơ bản khác. Trong đó việc chi cho công tác xây dựng và mua sắm, lắp đặt thiết bị chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số cơ cấu nguồn vốn.

Theo tính chất hình thành của nguồn vốn và mục tiêu để thực hiện đầu tư ban đầu của dự án, có thể phân chia như sau:

Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB tập trung trong cân đối ngân sách.

Thứ hai, nhóm vốn đầu tư để thực hiện đầu tư cho các chương trình đặc biệt của Nhà nước để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho các vùng miền còn khó khăn để thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước như:

Chương trình phát triển rừng bền vững, Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa, Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Thứ ba, nhóm vốn đầu tư theo cơ chế đặc biệt như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, công trình khắc phục hạn hán, thiên tai và các công trình thực hiện theo lệnh khẩn cấp…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB NSĐP tại KBNN đà nẵng (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)