Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB NSĐP tại KBNN đà nẵng (Trang 54 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG

2.2.6. Kết quả đạt được

Bảng 2.1. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2018

ĐVT: Tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu 2015 Tỷ

trọng 2016 Tỷ

trọng 2017 Tỷ

trọng 2018 Tỷ trọng 1 NSNN 5,512 100 6,395 100 6,943 100 7,618 100 2 Ngân sách

TW 901 16 1,096 17 1,501 22 1,626 21 3 Ngân sách

địa phương 4,611 84 5,299 83 5,442 78 5,992 79 (Nguồn: KBNN Đà Nẵng) Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy kế hoạch vốn ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng lớn hơn so với ngân sách TW. Tuy nhiên tỷ trọng kế hoạch nguồn vốn ngân sách địa phương chi cho đầu tư XDCB có xu hướng giảm dần từ năm 2015 là 84% đến năm 2018 là 79%. Trong điều kiện phát triển hiện nay của thành phố đòi hỏi vốn đầu tư XDCB càng ngày càng nhiều, cần được chú trọng để đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hệ thống giao thông, y tế, giáo dục, du lịch.

Tình hình tiến độ giải ngân vốn

Bảng 2.2. Kết quả giải ngân giai đoạn 2015 – 2018

ĐVT: Tỷ đồng

ST

T Nguồn vốn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Kế hoạch

Giải

ngân Tỷ lệ % Kế hoạch

Giải

ngân Tỷ lệ % Kế hoạch

Giải

ngân Tỷ lệ % Kế hoạch

Giải

ngân Tỷ lệ % Ngân sách thành

phố 4,611 4,103 89% 5,299 4,366 82% 5,442 4,539 83% 5,992 5,256 88%

1 Ngân sách tập

trung 1,413 1,219 86.27% 1,889 1,732.21 91.70% 1,912 1,873.76 98.00% 2,139 1,835 85.77%

2 Nguồn thu tiền sử dụng đất

783 760 97.06% 1,436 970.74 67.60% 1,340 938.00 70% 982 903 92%

3 Nguồn thu tiền bán nhà công sở

91 77 84.62% 100 59.00 57% 112 59.00 60% 101 86 85%

4

Nguồn chi XDCB năm trước chuyển sang

300 279 93.00% 302 293.85 97.30% 216 201.53 93.30% 302 281 93%

5 Nguồn tăng thu ngân sách

548 440 80.29% 250 150.00 60% 215 124.70 58% 550 440 80%

ST

T Nguồn vốn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Kế hoạch

Giải

ngân Tỷ lệ % Kế hoạch

Giải

ngân Tỷ lệ % Kế hoạch

Giải

ngân Tỷ lệ % Kế hoạch

Giải

ngân Tỷ lệ %

6 Nguồn dự phòng ngân sách

299 287 95.99% 200 120.00 60% 200 108.00 54% 350 336 96.00%

7

Nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu

424 352 83.02% 466 454.35 97.50% 500 455.00 91.00% 532 442 83.00%

8

Nguồn trung ương hỗ trợ khắc phục thiên tai

13 9 69.23% 2 - 0 7 2.45 35% 13 9 73.00%

9 Vốn vay tín dụng

ưu đãi 121 87 71.90% 57 45.26 79.40% 63 45.36 72.00% 110 79 72.00%

10 Nguồn thu xổ số kiến thiết

183 174 95.08% 144 87.12 60.50% 214 96.30 45.00% 183 174 95.00%

11 Nguồn khác 436 420 96.33% 453 452.55 99.90% 663 635.82 95.90% 730 672 92.00%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm của KBNN Đà Nẵng)

Từ năm 2015 đến 2018, KBNN Đà Nẵng đã thực hiện tốt việc kiểm soát thanh toán cho các dự án theo đúng nội dung, quy trình và thanh toán kịp thời cho đơn vị thụ hưởng với tổng số tiền giải ngân trong 4 năm là 18.264 tỷ đồng trên số kế hoạch được giao là 21.344 tỷ đồng, đạt bình quân 86%.

Tình hình số dư tạm ứng vốn

Bảng 2.3. Tỷ lệ tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách địa phương giai đoạn 2015 - 2018

ĐVT: Tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018

1 Kế hoạch vốn đầu tư 4,611 5,299 5,442 5,992

2 Vốn tạm ứng 1,907 3,136 3,635 4,194

3 Tỷ lệ tạm ứng 41 59 67 70

(Nguồn: KBNN Đà Nẵng) Nhìn vào số liệu ở bảng 2.3 ta thấy giai đoạn 2015 - 2018 tỷ lệ vốn tạm ứng trong năm của KBNN Đà Nẵng so với kế hoạch vốn được giao tăng dần qua các năm. Cụ thể từ năm 2015 tỷ lệ vốn tạm ứng là 41% đến năm 2018 tăng lên là 70%.

Số vốn tạm ứng phân bố không đồng đều trong năm, tập trung nhiều vào Quý II và Quý III do đặc thù các dự án đầu tư XDCB thường kéo dài không ổn định như thời điểm dự trữ nguyên vật liệu hay giải phóng mặt bằng thường phải chi ra một lượng vốn rất lớn. Vốn tạm ứng còn phụ thuộc vào thời tiết, các tháng cuối năm thường là mùa mưa lũ, các tháng đầu năm lại bị ảnh hưởng của hoạt động quyết toán và nghỉ lễ nên các dự án thường chậm trễ hơn.

Bảng 2.4. Tình hình thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương qua KBNN Đà Nẵng

ĐVT: Tỷ đồng, %

STT Nguồn vốn 2015 2016 2017 2018

1 Tổng số vốn tạm ứng trong năm 1,907 3,136 3,635 4,194 2 Số vốn tạm ứng đã thu hồi 1,362 2,265 2,678 3,146 3 Dư tạm ứng còn lại đến cuối

năm 545 871 957 1,049

4 Tỷ lệ thu hồi tạm ứng 71 72 74 75

(Nguồn: KBNN Đà Nẵng) Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy tỷ lệ thu hồi tạm ứng tăng dần qua các năm, việc thu hồi vốn tạm ứng được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định và đảm bảo về mặt thời gian. Giai đoạn 2015 - 2018, trên địa bàn thành phố các công trình xây dựng cơ bản từ vốn tạm ứng bị thu hồi do quá thời gian là 6 tháng theo quy định, tuy vẫn còn một số dự án số dư tạm ứng chưa được thu hồi. Trong đó hoạt động giải phóng mặt bằng, một trong những hoạt động khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện thu hồi tạm ứng.

Tình hình số sai phạm hồ sơ thực tế

Bảng 2.5. Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương qua Kho bạc nhà nước Đà Nẵng

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018 1 Số hồ sơ đề nghị

thanh toán Hồ sơ 15,876 16,565 13,921 15,876 2 Số hồ sơ bị từ chối Hồ sơ 350 290 210 200 3 Số hồ sơ được thanh

toán Hồ sơ 15,526 16,275 13,711 15,676

(Nguồn: KBNN Đà Nẵng)

Tình hình số tiền từ chối thanh toán

Bảng 2.6. Tổng hợp tình hình từ chối thanh toán chi đầu tư XDCB tại KBNN Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2018

ĐVT: Tỷ, %

Năm Kế hoạch vốn Thanh toán KLHT

Số tiền từ chối thanh toán

Tỷ lệ số tiền bị từ chối so với số tiền

thanh toán

2015 4,611 4,038 61 1,5

2016 5,299 4,366 57 1,3

2017 5,442 4,539 45 1

2018 5,992 5,256 43 0,8

(Nguồn: KBNN Đà Nẵng) Nhìn vào số liệu ở bảng 2.5 và bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ từ chối thanh toán giảm dần qua các năm. Năm 2015 việc thanh toán của KBNN cho các công trình, dự án căn cứ vào Hợp đồng của Chủ đầu tư và đơn vị thi công. Nội dung kiểm soát thanh toán đi sâu vào việc đối chiếu, kiểm tra khối lượng thực hiện trên bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành do chủ đầu tư gửi đến kho bạc với khối lượng quy định trong hợp đồng hoặc trong dự toán chi phí được duyệt, do vậy số từ chối thanh toán giảm dần qua từng năm. Năm 2015 từ chối thanh toán 61 tỷ đồng với số hồ sơ bị từ chối là 350, năm 2018 từ chối thanh toán 43 tỷ đồng với số hồ sơ bị từ chối là 200, nguyên nhân từ chối do công việc không có trong hợp đồng hoặc khối lượng vượt dự toán... Điều đó đã khẳng định vai trò của KBNN trong kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi ngân sách phải đúng mục đích, đúng chế độ quy định của nhà nước.

b. Các chỉ tiêu định tính

Bên cạnh kết quả dữ liệu thứ cấp mà tác giả sử dụng để đánh giá phân tích công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSĐP qua KBNN Đà Nẵng,

để đánh giá chính xác quá trình kiểm soát chi VĐT XDCB từ NSĐP tại KBNN Đà Nẵng, tác giả tiến hành điều tra khảo sát thông qua bảng phỏng vấn đối với 02 nhóm đối tượng là các cán bộ công chức trực tiếp làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSĐP và các chủ đầu tư của các dự án sử dụng VĐT XDCB từ NSĐP đến làm việc, giao dịch thường xuyên với KBNN Đà Nẵng, cụ thể gồm 15 cán bộ công chức của và 65 khách hàng (gồm kế toán, kế toán trưởng và thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư, cán bộ của các đơn vị dự án).

Thống kê mô tả

Chỉ tiêu Cơ cấu đối tượng

điều tra Số lượng Tỷ lệ (%)

KHÁCH HÀNG 65 100

Giới tính Nữ 22 33,8

Nam 43 66,2

Độ tuổi

Dưới 30 tuổi 10 15,4

Từ30 - 40 tuổi 39 60

Từ41-50 tuổi 16 24,6

51 tuổitrở lên 0 0

Trình độ

Trung cấp 0 0

Cao đẳng 17 26,2

Đại học 48 73,8

Trên đại học 0 0

Kinh nghiệm

Dưới 5 năm 26 40

Từ 5 đến 10 năm 37 56,9

10 năm trở lên 2 3,1

CÁN BỘ KHO BẠC Số lượng Tỷ lệ

Chỉ tiêu Cơ cấu đối tượng

điều tra Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nữ 9 60

Nam 6 40

Độ tuổi

Dưới 30 tuổi 2 13,3

Từ 30 - 40 tuổi 10 66,7

Từ 41 - 50 tuổi 2 13,3

51 tuổi trở lên 1 6,7

Trình độ

Trung cấp 0 0

Cao đẳng 1 6,7

Đại học 13 86,6

Trên đại học 1 6,7

Kinh nghiệm

Dưới 5 năm 5 33,3

Từ 5 đến 10 năm 9 60

10 năm trở lên 1 6,7

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả) Nhìn vào bảng trên ta thấy:

Về giới tính: Trong số 65 khách hàng được khảo sát thì có 22 khách hàng là nữ chiếm 33,8% và 43 khách hàng là nam chiếm 66,2%. Đối với cán bộ kho bạc trong số 15 người được khảo sát thì có 9 nữ chiếm 60% và 6 nam chiếm 40%.

Về độ tuổi: Đối với khách hàng có độ tuổi dưới 30 tuổi là 10 người chiếm 15,4%, độ tuổi từ 30-40 tuổi là 39 người chiếm 60%, độ tuổi từ 41-50 là 16 người chiếm 24,6%, không có người nào trên 50 tuổi. Đối với cán bộ kho bạc số người dưới 30 tuổi là 2 người chiếm tỷ lệ 13,3%, từ 30-40 tuổi là 10 người chiếm 66,7%, độ tuổi từ 41-50 tuổi là 2 người chiếm 13,3%, không có ai trên 50 tuổi.

Về trình độ: Ở cả hai nhóm được khảo sát đều không có đối tượng nào có trình độ chuyên môn là trung cấp. Ở nhóm khách hàng chủ yếu là trình độ cao đẳng và đại học, cụ thể trình độ cao đẳng là 17 người chiếm tỷ lệ 26,2%; trong khi đó trình độ đại học là 48 người chiếm tỷ lệ 73,8%. Đối với nhóm cán bộ kho bạc, trình độ cao đẳng là 1 người chiếm 6,7%, trình độ đại học là chủ yếu gồm 13 người chiếm 86,6%, trình độ sau đại học là 1 người chiếm 6,7%.

Về kinh nghiệm công tác: Đối với nhóm khách hàng được khảo sát, số người có kinh nghiệm dưới 5 năm chiếm tỷ lệ nhỏ cụ thể là 26 người chiếm 40%, kinh nghiệm từ 5 năm đến 10 năm là 37 người chiếm 56,9%, kinh nghiệm trên 10 năm là 2 người chiếm 3,1%. Đối với cán bộ kho bạc, số người có kinh nghiệm dưới 5 năm là 5 người chiếm 33,3%, kinh nghiệm từ 5 năm đến 10 năm là 9 người chiếm 60%, kinh nghiệm trên 10 năm là 1 người chiếm 6,7%. Như vậy nhìn chung, trong nhóm khách hàng và cán bộ kho bạc được khảo sát, phần đông là có trình độ chuyên môn cao, số năm kinh nghiệm công tác lâu tạo điều kiện cho công tác kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ NSĐP qua KBNN Đà Nẵng thuận lợi hơn.

Tình hình cải cách hành chính

Bảng 2.7. So sánh ý kiến đánhgiá của khách hàng và cán bộ kho bạc về tình hình cải cách hành chính

STT Chỉ tiêu đánh giá

Giá trị trung bình Mức ý nghĩa Sig. (2-

tailed) Khách

hàng

Cán bộ kho bạc

1

Thái độ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch tốt hơn.

3,65 3,42 0,229

2 Kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ

công chức, viên chức trong giao 3,34 3,33 0,980

STT Chỉ tiêu đánh giá

Giá trị trung bình Mức ý nghĩa Sig. (2-

tailed) Khách

hàng

Cán bộ kho bạc dịch được nâng cao hơn.

3

Phong cách phục vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch tốt hơn, chủ động hơn.

3,52 3,83 0,11

4 Mức độ, quy trình của thủ tục

ngày càng đơn giản hơn. 3,35 3,58 0,179

5 Mức độ đáp ứng giao dịch thuận

tiện hơn 3,62 3,83 0,252

6

Cơ sở vật chất, tiện nghi đáp ứng giao dịch càng ngày càng hoàn thiện hơn.

3,58 4,08 0,03

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS) Qua kết quả bảng trên cho thấy:

Chỉ tiêu “Thái độ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch tốt hơn” có điểm trung bình đánh giá của khách hàng là 3,65; cán bộ kho bạc là 3,42; với giá trị Sig. (2-tailed)= 0,229>mức ý nghĩa α=0,05 do đó không có sự khác biệt trong đánh giá của khách hàng và cán bộ kho bạc.

Chỉ tiêu “Kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ công chức, viên chức trong giao dịch được nâng cao hơn” có điểm trung bình đánh giá của khách hàng là 3,34;

cán bộ kho bạc là 3,33; với giá trị Sig. (2-tailed)= 0,980> mức ý nghĩa α=0,05 do đó không có sự khác biệt trong đánh giá của khách bàng và cán bộ kho bạc.

Chỉ tiêu “Phong cách phục vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch tốt hơn, chủ động hơn” có điểm trung bình đánh giá của khách

hàng là 3,52; cán bộ kho bạc là 3,833; với giá trị Sig. (2-tailed)= 0,110> mức ý nghĩa α=0,05 do đó không có sự khác biệt trong đánh giá của khách bàng và cán bộ kho bạc.

Chỉ tiêu “Mức độ, quy trình của thủ tục ngày càng đơn giản hơn” có điểm trung bình đánh giá của khách hàng là 3,35; cán bộ kho bạc là 3,58; với giá trị Sig. (2-tailed)= 0,179> mức ý nghĩa α=0,05 do đó không có sự khác biệt trong đánh giá của khách bàng và cán bộ kho bạc.

Chỉ tiêu “Mức độ đáp ứng giao dịch thuận tiện hơn” có điểm trung bình đánh giá của khách hàng là 3,62; cán bộ kho bạc là 3,83; với giá trị Sig. (2- tailed)= 0,252> mức ý nghĩa α=0,05 do đó không có sự khác biệt trong đánh giá của khách bàng và cán bộ kho bạc.

Chỉ tiêu “Cơ sở vật chất, tiện nghi đáp ứng giao dịch càng ngày càng hoàn thiện hơn” có điểm trung bình đánh giá của khách hàng là 3,58; cán bộ kho bạc là 4,08; với giá trị Sig. (2-tailed)= 0,030 < mức ý nghĩa α=0,05 do đó có sự khác biệt trong đánh giá của khách bàng và cán bộ kho bạc.

Kết quả phân tích cho thấy, các đối tượng điều tra đánh giá không cao lắm các tiêu chí đưa ra trong thành phần thang đo về cải cách hành chính, điểm trung bình trong đánh giá là trên 3 điểm (mức trung bình trong thang đo Liket), cáctiêu chi được khách hàng đánh giá khá như thái độ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch;Phong cách phục vụ của cán bộ công chức, viên chức KBNN trong giao dịch;Mức độ thuận tiện trong giao dịch. Bên cạnh đó vẫn còn một số tiêu chí mà khách hàng và cán bộ kho bạc đánh giá không cao lắm đó là kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ công chức, viên chức trong giao dịch, chứng tỏ quy trình, thủ tục chi vẫn còn một số hạn chế, thủ tục hành chính chưa được cải cách nhiều, vì vậy trong hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước cần tăng cường cải cách thủ tục này hơn nữa trong thời gian tới.

Tình hình chất lượng phục vụ

Bảng 2.8. Đánh giá về chất lượng phục vụ tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng

STT Chỉ tiêu đánh giá

Mức độ đánh giá (%)

MĐGTB

HTKĐY KĐY BT ĐY HTĐY

1 2 3 4 5

1

Thái độ của cán bộ đối với khách hàng niềm nở thân thiện, phong cách làm việc chuyên nghiệp, không gây khó khăn phiền hà nhũng nhiễu cho khách hàng

1,3 2,6 44,16 32,47 3,9 3,42

2 Cán bộ thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn khách

hàng thực hiện thủ tục thanh toán đúng quy định 0 5,19 41,56 32,47 5,19 3,45 3 Cán bộ giải thích rõ ràng khi có sai sót về hồ sơ, thủ

tục cho khách hàng 0 0 25,97 50,65 7,79 3,78

4

Cán bộ thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình thanh toán, đảm bảo thời gian thanh toán cho khách hàng kịp thời, đúng quy định

0 0 14,29 64,94 5,19 3,89

5 Trình độ chuyên môn của cán bộ đáp ứng yêu cầu

công việc 0 1,3 20,78 50,65 11,69 3,86

6 Cán bộ tuân thủ đúng quy trình kiểm soát, thanh

toán chi đầu tư xây dựng cơ bản 0 0 24,68 51,95 7,79 3,8

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS)

Từ bảng trên cho ta thấy:

Đối với tiêu chí “Thái độ của cán bộ đối với khách hàng niềm nở thân thiện, phong cách làm việc chuyên nghiệp, không gây khó khăn phiền hà nhũng nhiễu cho khách hàng” có điểm trung bình trong đánh giá của khách hàng là 3,42 điểm; có 44,16% khách hàng có ý kiến bình thường; 32,47%

khách hàng đồng ý; các ý kiến khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Như vậy, có thể nói phần lớn khách hàng đều bình thường và đồng ý với thái độ, phong cách làm việc của cán bộ kho bạc. Tuy nhiên, vẫn còn 1,3% khách hàng chưa đồng ý với thái độ và phong cách phục vụ như trên.

Đối với tiêu chí “Cán bộ thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục thanh toán đúng quy định” có điểm trung bình trong đánh giá của khách hàng là 3,45 điểm; có 41,56% khách hàng có ý kiến bình thường; 32,47% khách hàng đồng ý; các ý kiến khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Như vậy, trên 50% khách hàng đều bình thường và đồng ý với sự đôn đốc, hướng dẫn khách làm theo quy định của cán bộ kho bạc.

Đối với tiêu chí “Cán bộ giải thích rõ ràng khi có sai sót về hồ sơ, thủ tục cho khách hàng” có điểm trung bình trong đánh giá của khách hàng tương đối cao cụ thể là 3,78 điểm; có 25,97% khách hàng có ý kiến bình thường;

50,65% khách hàng đồng ý; các ý kiến khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Đặc biệt là tiêu chí này không có khách hàng nào có ý kiến hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý. Như vậy, 100% khách hàng đều bình thường, đồng ý và hoàn toàn đồng ý với sự giải thích khi có sai sót về hồ sơ, thủ tục của cán bộ kho bạc.

Đối với tiêu chí “Cán bộ thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quá trình thanh toán, đảm bảo thời gian thanh toán cho khách hàng kịp thời, đúng quy định” có điểm trung bình trong đánh giá của khách hàng rất cao cụ thể là

3,89 điểm; trong đó có 14,29% khách hàng có ý kiến bình thường; 64,94%

khách hàng đồng ý; các ý kiến khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Đặc biệt tiêu chí này cũng không có khách hàng nào có ý kiến hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý. Như vậy, 100% khách hàng đều bình thường, đồng ý và hoàn toàn đồng ý với sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo thời gian thanh toán của cán bộ kho bạc.

Đối với tiêu chí “Trình độ chuyên môn của cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc” có điểm trung bình trong đánh giá của khách hàng rất cao cụ thể là 3,86 điểm; trong đó có 20,78% khách hàng có ý kiến bình thường; 50,65% khách hàng đồng ý; các ý kiến khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Tuy nhiên tiêu chí này vẫn còn 1,3% khách hàng có ý kiến không đồng ý. Như vậy, tiêu chí này có 83,12% khách hàng đều bình thường, đồng ý và hoàn toàn đồng ý với trình độ chuyên môn của cán bộ kho bạc để đáp ứng công việc.

Đối với tiêu chí “Cán bộ tuân thủ đúng quy trình kiểm soát, thanh toán chi đầu tư xây dựng cơ bản” có điểm trung bình trong đánh giá của khách hàng rất cao cụ thể là 3,8 điểm; trong đó có 24,68% khách hàng có ý kiến bình thường; 51,95% khách hàng đồng ý; các ý kiến khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Như vậy, tiêu chí này có 84,42% khách hàng đều bình thường, đồng ý và hoàn toàn đồng ý với sự tuân thủ quy trình, thanh toán đúng thời hạn của cán bộ kho bạc.

Kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ công tác kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ NSĐP qua KBNN Đà Nẵng có điểm trung bình tương đối tốt. Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến đều ở mức bình thường, mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý còn ở mức thấp. Điều này đòi hỏi cán bộ kho bạc cần cố gắng nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu, nâng cao tính chuyên nghiệp, cải cách thủ tục nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB NSĐP tại KBNN đà nẵng (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)