CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
2.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung của hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian qua
a. Thực trạng triển khai nội dung các hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh trong thời gian qua
Trong chương 1, luận văn đã trình bày các hoạt động nhằm đạt các mục tiêu trong cho vay tiêu dùng. Trên thực tế, Chi nhánh đã triển khai các hoạt động này ở các mức độ khác nhau. Cụ thể:
(i) Thực trạng hoạt động phát triển khách hàng, mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng
Phân công cán bộ khách hàng tiếp thị khách hàng tại các địa bàn trú đóng. Tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng: Cá nhân, cán bộ công nhân viên, giáo viên, hưu trí, quân nhân,…để tư vấn các sản phẩm cho vay phù hợp. Đồng thời, chi nhánh cũng triển khai chương trình tiếp thị các gói lãi suất ưu đãi theo những chính sách định hướng của Lienvietpostbank.
Trong thời gian vừa qua, Chi nhánh đang áp dụng cho vay theo Quyết định số 794/2020/QD-HDQT ngày 17/09/2020 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và Quyết định số 716/2020/QD-HDQT ngày 10/08/2020 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt v/v ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân (theo thông tƣ 39).
Theo đó, các đối tƣợng thỏa mãn các điều kiện sau đây sẽ là đối tƣợng tiếp thị của Chi nhánh: Cá nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo pháp luật Việt Nam; có phương án vay vốn tiêu dùng khả thi; có mục đích vay vốn hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; có kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng gần nhất từ BBB trở lên;
có vốn tự có trực tiếp tham gia vào phương án/dự án:
Đối với cho vay tiêu dùng: tối thiểu bằng 30% nhu cầu vốn thực hiện
phương án; có nguồn trả nợ khả thi từ thu nhập dùng để trả nợ; có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn trên địa bàn; là khách hàng được Lienvietpostbank Đắk Nông đánh giá có uy tín, thiện chí trong quan hệ tín dụng, thanh toán với Lienvietpostbank; tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại bất cứ TCTD nào (phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5), không còn nợ đã đƣợc xử lý rủi ro bằng dự phòng của Lienvietpostbank, không có dấu hiệu lừa đảo; phải có tài sản bảo đảm hoặc đáp ứng đủ các điều kiện cho vay không có tài sản bảo đảm của Lienvietpostbank.
- Giao khoán chỉ tiêu kế hoạch về dƣ nợ cho vay, số lƣợng khách hàng mới đến từng phòng, đồng thời làm cơ sở chấm điểm, đánh giá xếp loại và có cơ chế xét hiệu quả kinh doanh hàng quý.
- Ban lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên quán triệt nhận thức trong toàn thể cán bộ, nhân viên về việc chuyển đổi từ bán hàng thụ động sang bán hàng chủ động nói chung trong hoạt động tín dụng để phù hợp với bối cảnh và chiến lƣợc kinh doanh của Lienvietpostbank hiện nay. Theo đó, Chi nhánh đã chủ động tìm hiểu, gợi mở nhu cầu vay vốn thay vì chờ đợi KH xin vay vốn.
Tuy nhiên, trong hoạt động này, vẫn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:
- Trên thực tế, Chi nhánh vẫn chú trọng nhiều hơn đến mảng cho vay nông nghiệp nông thôn. Hoạt động cho vay tiêu dùng chƣa đƣợc tập trung các nguồn lực và vẫn chƣa đƣợc chú trọng lắm. Do đó, Chi nhánh chỉ mới triển khai các hoạt động cho vay tiêu dùng truyền thống.
- Một bộ phận cán bộ khách hàng vẫn chƣa thay đổi đƣợc theo sự chuyển đổi phương thức bán hàng từ thụ động sang chủ động. Ngược lại, một số trường hợp khác vì áp lực đạt chỉ tiêu nên đã bỏ qua những tiêu chuẩn thẩm định, phát triển KH không thận trọng dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng.
(ii) Thực trạng thực hiện các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu
thị phần
Chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo định hướng của Lienvietpostbank. Hiện nay, các sản phẩm cho vay tiêu dùng mà Chi nhánh cung cấp chủ yếu bao gồm: Cho vay mua nhà ở; Cho vay mua đất ở; Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở; Cho vay mua ô tô; Cho vay du học; Cho vay chứng minh tài chính; Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm; Cho vay tín chấp dành cho CBCNV, cho vay hưu trí. Như vậy, với danh mục sản phẩm cung ứng, có thể tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, có nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn.
Thực hiện theo dõi, cập nhật thường xuyên lãi suất cho vay tiêu dùng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn. Từ đó, vận dụng chính sách lãi suất của Hội sở chính để có thể đƣa ra các mức lãi suất cho vay linh hoạt đảm bảo cạnh tranh với các Tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Những hạn chế cơ bản trong hoạt động này bao gồm:
- Danh mục sản phẩm nhiều nhƣng hiệu quả chƣa cao. Dƣ nợ chỉ tập trung chủ yếu vào một vài loại sản phẩm truyền thống trong đó chủ yếu là sản phẩm cho vay tín chấp dành cho CBCNV. Điều này thể hiện sự ít quan tâm và chú trọng đến việc triển khai cho vay tiêu dùng và công tác tiếp thị sản phẩm.
- Công tác truyền thông, cổ động và các hoạt động xúc tiến bán hàng khác trong cho vay tiêu dùng còn chƣa đƣợc quan tâm nên chƣa tạo đƣợc hiệu ứng tốt đến hoạt động thu hút khách hàng vay tiêu dùng.
(iii) Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong CVTD
Chi nhánh chú trọng quản lý việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng.
Quyết định số 794/2020/QD-HDQT ngày 17/09/2020 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và Quyết định số 716/2020/QD-HDQT ngày 10/08/2020 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
v/v ban hành quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân (theo thông tƣ 39) đã ban hành Quy trình cho vay áp dụng đối với khách hàng cá nhân. Theo đó, Quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh được chia thành 02 trường hợp như sau:
- Trường hợp thuộc thẩm quyền các Phòng Giao dịch
Giám đốc của Phòng Giao dịch quyết định cho vay đối với KHCN là 0.5 tỷ đồng/khách hàng đối với cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay theo sản phẩm chuẩn là 0.3 tỷ đồng/khách hàng. Trường hợp vượt mức nói trên thì các phòng giao dịch thẩm định và trình về Ban Giám đốc chi nhánh xem xét quyết định cho vay.
- Trường hợp thuộc thẩm quyền của Lienvietpostbank Đắk Nông: Giám đốc chi nhánh quyết định cấp tín dụng đối với các trường hợp vượt mức phán quyết của Phòng Giao dịch trong mức thẩm quyền của Chi nhánh.
Lienvietpostbank giao mức ủy quyền cho Chi nhánh đƣợc cấp tín dụng đối với KHCN thông thường là 3 tỷ đồng/khách hàng. Trường hợp vượt mức này thì Lienvietpostbank Đắk Nông phải trình Ban tín dụng Chi nhánh quyết định.
Trường hợp, vượt thẩm quyền của Chi nhánh thì do Lienvietpostbank TW quyết định
Quy trình cho vay tiêu dùng tại Lienvietpostbank Đắk Nông gồm có 10 bước: (1) Cung cấp thông tin và hồ sơ đề nghị vay vốn cho khách hàng; (2) Chấm điểm xếp hạng tín dụng nếu khách hàng đủ điều kiện theo quy trình xếp hạng tín dụng thì thẩm định, lập tờ trình thẩm định và quyết định khoản tín dụng. dự thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản; (3) Xét duyệt cấp tín dụng; (4) Thông báo cho khách hàng; (5) Ký kết hợp đồng, thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản thế chấp; (6) Thực hiện thủ tục giao nhận tài sản bảo đảm và nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm; (7) Luân chuyển chứng từ cho bộ phận Quản lý nợ Chi nhánh để, nhập, kiểm soát phê duyệt dữ liệu về khách hàng, tài sản bảo đảm và khoản tín dụng vào hệ thống
quản lý tín dụng Host; (8) Thực hiện giải ngân khoản vay; (9) Kiểm tra, giám sát khoản vay (10) Thu nợ gốc, lãi và xử lý các phát sinh liên quan đến hồ sơ vayvốn; (11) Thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản bảo đảm.
Nhìn chung quy trình đã tách biệt đƣợc các thành phần khác nhau: quan hệ khách hàng; thẩm định, quản lý nợ; ..Mặt khác, quy trình cũng quy định chi tiết từng bước công việc và từng trường hợp cụ thể làm khuôn khổ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng. Chi nhánh cũng tăng cường các hoạt động giám sát bảo đảm tuân thủ quy trình.
Chi nhánh cũng gắn trách nhiệm xử lý nợ quá hạn, nợ xấu với cán bộ khách hàng và các cán bộ liên quan theo từng hồ sơ. Tăng cường các hoạt động giám sát khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng sau giải ngân.
Tuy nhiên, hạn chế chủ yếu của hoạt động này tập trung ở các điểm sau đây:
- Chƣa có biện pháp khắc phục hiện tƣợng chạy theo áp lực hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng mà bỏ qua một số yêu cầu nào đó trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.
- Trong cho vay tiêu dùng, cơ cấu dƣ nợ chƣa đƣợc đa dạng hóa hợp lý.
Cơ bản chỉ tập trung vào một số sản phẩm, một số đối tƣợng.
(iv) Thực trạng hoạt động quản lý chất lƣợng cung ứng dịch vụ trong cho vay tiêu dùng
Chi nhánh đã tạo thuận tiện cho khách hàng trong tiếp cận vốn vay và thực hiện quy trình tín dụng. Đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích hổ trợ tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, Chi nhánh cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện thái độ, phong cách phục vụ, qua đó đáp ứng sự hài lòng của khách hàng ngày càng cao. Mặt khác, Chi nhánh cũng đã thực hiện nhiều đầu tƣ về cơ sở vật chất, không gian giao dịch
Tuy nhiên, trong cho vay tiêu dùng, công tác này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thể hiện ở những vấn đề tồn tại sau đây:
- Chƣa có những hoạt động khảo sát ý kiến đánh giá về chất lƣợng dịch vụ đối với khách hàng vay tiêu dùng.
- Chương trình chăm sóc khách hàng chỉ tập trung vào các khách hàng vay nông nghiệp nông thôn và kinh doanh là chủ yếu. Khách hàng vay tiêu dùng chƣa đƣợc chú ý đúng mức.
- Chƣa chú trọng đến hoạt động tƣ vấn hỗ trợ khách hàng.