Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong CVTD của LPB Đắk Nông trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk nông (Trang 68 - 75)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH ĐẮK NÔNG

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong CVTD của LPB Đắk Nông trong thời gian qua

a. Hạn chế

Những phân tích ở phần trên cho chúng ta đúc kết lại một số hạn chế cơ bản trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh LPB Đăk nông trong thời gian qua nhƣ sau:

- Quy mô CVTD thể hiện qua dƣ nợ cho vay tiêu dùng cũng nhƣ mức tăng trưởng dư nợ chưa đạt được mức tiềm năng và chưa hoàn thành được kế

hoạch đề ra. Mức tăng trưởng chưa tạo thành xu hướng ổn định. Tỷ trọng của dƣ nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dƣ nợ của Chi nhánh còn rất nhỏ chƣa thể hiện đƣợc vị trí quan trọng của hoạt động CVTD trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và trong xu thế đẩy mạnh bán lẻ. Thị phần cho vay tiêu dùng của Chi nhánh trên địa bàn vẫn còn nhỏ.

- Cơ cấu CVTD chƣa có những thay đổi mạnh, tập trung chủ yếu vào cho vay CBCNV. Về cơ cấu theo sản phẩm, dù Chi nhánh có triển khai nhiều sản phẩm theo danh mục sản phẩm của Hội sở chính nhƣng chƣa mang lại hiệu quả. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn và cơ cấu cho vay theo hình thức bảo đảm cũng bị ảnh hưởng nên chưa được đa dạng hóa tốt.

- Về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu tuy thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung nhƣng vẫn tồn tại các vấn đề cần giải quyết:

+ Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng qua 3 năm

+ Tỷ lệ nợ xấu thấp là do hoạt động CVTD chủ yếu tập trung vào cho vay CBCNV tín chấp qua lương nên không bền vững.

- Về chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng, vẫn còn một số mặt cần tiếp tục cải thiện nhƣ: vấn đề tƣ vấn hổ trợ khách hàng; vấn đề thời gian xử lý hồ sơ vay cuả khách hàng, một vài yếu tố trong không gian giao dịch

b. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân từ những nhân tố bên trong Chi nhánh

Hoạt động cho vay tiêu dùng tuy có đƣợc sự quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây so với trước nhưng Chi nhánh vẫn chưa thực sự chú trọng đầu tƣ nỗ lực toàn diện so với hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn. Ban lãnh đạo Chi nhánh tuy đã thấy đƣợc vị trí quan trọng của Cho vay tiêu dùng trong xu hướng đẩy mạnh bán lẻ nhưng vẫn chưa đưa yêu cầu phát triển cho

vay tiêu dùng thành một chiến lƣợc và cân đối các nguồn lực một cách hợp lý cũng nhƣ dành sự đầu tƣ thích đáng cho hoạt động này để nó có thể trở thành một hoạt động mang lại hiệu qủa cao, đóng góp nhiều hơn cho hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh. Như đã phân tích ở phần trước, Chi nhánh vẫn chú trọng nhiều hơn đến mảng cho vay nông nghiệp nông thôn. Một số hạn chế đã đƣợc nhận ra nhƣng chƣa đƣợc quan tâm giải quyết ngay chẳng hạn các vấn đề về tăng trưởng không đạt kế hoạch, tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn quá thấp, cơ cấu cho vay tiêu dùng còn rất thiếu đa dạng hóa...

Tính chủ động trong việc triển khai các hoạt động cho vay tiêu dùng, nhất là các hoạt động truyền thông, cổ động, xúc tiến bán hàng còn yếu. Về cơ bản, các hoạt động này chỉ tập trung vào một số phương tiện và công cụ có sẵn. Do thiếu tính chủ động nên quá trình triển khai các hoạt động này vẫn chƣa thực sự phù hợp với tính đặc thù vùng, miền.

Ngoài ra, do chƣa thực sự chú trọng đầu tƣ cho hoạt động CVTD nên các chính sách khách hàng và chăm sóc khách hàng vẫn còn rất hạn hẹp. Về cơ bản, ngân hàng vẫn chƣa xem đây là đối tƣợng khách hàng cần quan tâm chăm sóc theo một chính sách bài bản, nhất quán. Một lý do nữa là phần lớn KH vay tiêu dùng đều là CBCNV có quy mô dƣ nợ nhỏ nên so với KH DN và KH cá nhân kinh doanh lớn sẽ đƣợc chú trọng nhiều hơn.

Xét về khía cạnh nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh vẫn chƣa đƣợc chuyên môn hóa, lực lƣợng còn ít. Phần lớn nhân sự đều đã có trình độ Đại học. Tuy nhiên, đặc điểm chung là tỷ lệ trẻ khá cao nên dẫn đến thiếu kinh nghiệm, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Một bộ phận cán bộ tín dụng vẫn chƣa thực sự quán triệt phương châm chủ động tiếp cận khách hàng, còn thụ động. Trong khi đó, một bộ phận khác vẫn chƣa thể thích ứng với mức độ áp lực ngày càng cao nên hiệu qủa công việc còn thấp. Các cán bộ tín dụng cũng chƣa thực hiện tốt

việc bán chéo sản phẩm do còn hạn chế trong kỹ năng này.

Chi nhánh vẫn chƣa triển khai tốt cơ chế động lực nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tăng trưởng quy mô, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả.

Về phương diện chất lượng tín dụng, công tác quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng vẫn tập trung chủ yếu vào quản trị rủi ro tín dụng. Cách tiếp cận vẫn nặng về phương diện hạn chế hạn chế rủi ro theo kiểu truyền thống, chưa vận dụng đƣợc các mô hình và công cụ quản trị hiện đại, bài bản. Ban lãnh đạo Chi nhánh vẫn chƣa có biện pháp khắc phục hiện tƣợng chạy theo áp lực hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng mà bỏ qua một số yêu cầu nào đó trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Có thể nói LPB là một NHTMCP bán lẻ hàng đầu và đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhƣng so với yêu cầu thì vẫn còn những mặt cần phải tiếp tục đầu tƣ. Đặc biệt, đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, công nghệ hỗ trợ cho hoạt động này vẫn còn chƣa đƣợc chú trọng tại Chi nhánh. Đơn cử, cho đến nay, các phần mềm về kế toán vẫn chƣa thể hạch toán phân bổ chi phí, thu nhập cũng nhƣ một số chỉ tiêu chi tiết khác để phục vụ cho hoạt động quản trị sản phẩm, phân tích đánh giá về cơ cấu, về hiệu quả kinh doanh của từng sản phẩm, từng loại hình cho vay....

Công tác cải thiện chất lƣợng dịch vụ, nâng cao độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng dù đã có những tiến bộ nhất định nhƣng vẫn còn một số hạn chế. Nguyên nhân cơ bản là do hoạt động này còn chƣa đƣợc chú trọng lắm so với dịch vụ khác trong huy động vốn và cho vay kinh doanh. Mặt khác, do chƣa dựa trên các hoạt động nghiên cứu thị trường bài bản nên các hoạt động cải thiện chất lượng vẫn được tiến hành theo kiểu phân tán, đối phó. Thể hiện ở chỗ chƣa kết nối đƣợc các nguồn lực một cách có kế hoạch và có hệ thống. Ngoài ra, các chương trình mà chi nhánh triển khai nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng của

KH vẫn chƣa đƣợc cá biệt hóa theo từng nhóm khách hàng đặc thù nên hiệu quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.

*Nguyên nhân xuất phát từ nhân tố bên ngoài ngân hàng

Trong cả năm 2020, tìnhhình đại dịch COVID – 19 đã gây những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng cũng như thu nhập của các tầng lớp dân cư. Mặc dù mức độ ảnh hưởng lên địa bàn Đak nông không lớn do cơ cấu kinh tế của Tỉnh ít phụ thuộc vào các ngành dịch vụ nhưng những ảnh hưởng lên tình hình tín dụng là không thể tránh khỏi.

Xét tổng thể nền kinh tế có những nhân tố tác động mạnh lên hoạt động cho vay tiêu dùng của tất cả các NHTMCP. Trước hết, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian qua đã có tác động lớn đến hầu hết ngân hàng. Mặt khác, cũng gây ra những tác động nhiều mặt đến từng ngân hàng.

Trong đó, Ngân hàng nhà nước đã yêu cầu siết chặt hơn các quy định về kiểm soát rủi ro, khống chế tăng trưởng tín dụng. Những điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng ngân hàng. Song song với quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính - ngân hàng, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước có chủ trương quyết liệt giảm lãi suất trong nền kinh tê để hổ trợ cho những chủ trương kinh tế vĩ mô khác. Điều này cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả tài chính của hoạt động cho vay nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng cũng là một chỉ tiêu nằm trong kiểm soát của Chính phủ và NHNN nên các chi nhánh phải bắt buộc cân đối giữa cho vay nông nghiệp nông thôn và cho vay tiêu dùng.

Về môi trường cạnh tranh, có thể thấy là trên địa bàn Đắk Nông, mật độ của các Tổ chức tín dụng ngày càng nhiều hơn, bao gồm hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn và cả Ngân hàng chính sách.

Mặt khác, các NHTMCP hiện hoạt động trên địa bàn đều có xu hướng coi

hoạt động bán lẻ là nòng cốt, và đều có chiến lược hướng trọng tâm vào đẩy mạnh bán lẻ. Hệ quả dẫn đến là mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ gia tăng mạnh. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc phát triển khách hàng, gia tăng dƣ nợ và những nỗ lực gia tăng thị phần cũng nhƣ gián tiếp giảm hiệu quả tài chính của hoạt động cho vay tiêu dùng. Mặt khác, áp lực cạnh tranh cũng gây sức ép gián tiếp lên hoạt động kiểm soát rủi ro.

Một nguyên nhân cơ bản chi phối mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại LPB Đắk Nông là những tác động từ thị trường mục tiêu. Địa bàn hoạt động của LPB Đắk Nông là tỉnh Đắk Nông. Đắk Nông là một tỉnh miền núi thuộc khu vực phía Tây Nam của Tây nguyên. Trong các tỉnh ở Tây nguyên, Đắk Nông là một trong những tỉnh có xuất phát điểm thấp và có khó khăn nhiều hơn. Đây là địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, nhiều vùng còn kém phát triển. Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp hơn so với một số tỉnh, thành phố. Cơ cấu kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp chiếm trong cơ cấu Tổng sản phẩm còn cao. Các ngành công nghiệp, xây dựng cũng chủ yếu xoay xung quanh chuỗi giá trị nông lâm sản. Phần lớn dân cƣ có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực này.

Đặc điểm nói trên cộng với trình độ dân trí của cƣ dân ở một số khu vực, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều mặt bất cập dẫn tới phần lớn dân cƣ có thói quen tiết kiệm, ngại đi vay để sử dụng mục đích tiêu dùng, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp, người dân vẫn chủ yếu có thói quen sử dụng tiền mặt; hiểu biết pháp lý dân cƣ vẫn còn hạn chế nhất định. Những điều này tạo nên những trở ngại nhất định cho hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Mặt khác, nhiều sản phẩm không thể triển khai vì nhu cầu về sản phẩm có quy mô quá nhỏ chƣa đủ để tạo nên hiệu quả khi triển khai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày các kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

- Giới thiệu khái quát về NHTMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đắk Nông và kết quả hoạt động của Chi nhánh qua 3 năm 2018, 2019 và 2020.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạtđộng cho vay tiêu dùng trong thời gian qua . Trên cơ sở đó, rút ra các nhận định về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh LPB Đắk Nông.

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 2 là cơ sở quan trọng nhằm đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng trong chương 3

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk nông (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)