CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH KON TUM
2.4.3. Phân tích nguyên nhân hạn chế, khó khăn
* Nguyên nhân từ tình hình kinh tế - xã hội
- Thời gian vừa qua, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, lạm phát và giá cả tăng cao làm cho lãi suất cho vay của ngân hàng tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động mở rộng cho vay nói chung và CVTD nói riêng.
- Nhà nước thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ, do vậy việc cho vay tiêu dùng của Chi nhánh gặp hạn chế nhất định trong năm 2018.
- Các ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh không lành mạnh, nâng lãi suất
huy động cao hơn mức trần quy định bằng cách vượt rào làm cho mặt bằng lãi suất cho vay tiêu dùng tăng quá cao. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đều có định hướng phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Do đó, khó tránh khỏi phát sinh sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng.
- Kon Tum là một tỉnh miền núi, tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trên 50% dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, mức sống không cao, thu nhập bình quân đầu người thấp nên nhu cầu tiêu dùng chưa phong phú, đa dạng và đối tượng vay tiêu dùng còn khiêm tốn điều này cũng ảnh hưởng đến việc thu hút lượng khách hàng đến với NH.
* Cơ chế, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng
- Nhà nước chưa có biện pháp triệt để, kiên quyết để củng cố chấn chỉnh tình hình cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động của các NHTM.
- NHNN có quyết định tạm ngừng mở phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh NHTM đã ảnh hưởng đến khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh của chi nhánh.
* Do thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân
Từ trước đến nay người tiêu dùng Việt Nam có thói quen tích luỹ để mua sắm hoặc vay từ bạn bè, người thân hơn là tìm đến các ngân hàng để thoả mãn nhu cầu của mình vì tâm lý tin tưởng vào bạn bè, gia đình, người thân và cũng do thị trường tài chính phục vụ mục đích tiêu dùng ở nước ta còn chưa phát triển. Ngược lại, thị trường tài chính phục vụ mục đích tiêu dùng chưa phát triển, dẫn đến hạn chế trong việc cung cấp sản phẩm tín dụng tiêu dùng, quy mô tín dụng tiêu dùng còn thấp.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTMCPNT Chi nhánh KonTum còn có những hạn chế xuất phát từ những nguyên nhân nội tại của ngân hàng, bao gồm nguyên nhân về chính
sách, về đội ngũ nhân sự và chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
b. Nguyên nhân chủ quan Từ phía Ngân hàng
Hình thức cung cấp TDTD chưa đa dạng và phong phú nhưng vẫn còn thiếu. Ngân hàng mới chỉ tập trung cung cấp sản phẩm TDTD dưới một số hình thức như cho vay mua, sửa chữa phương tiện phục vụ đi lại, cho vay sửa chữa , xây mới nhà, cho vay mua sắm vật dụng sinh hoạt, cho vay mua nhà ở, đất ở... mà chưa triển khai rộng rãi các sản phẩm tín dụng tiêu dùng khác như cho vay cầm cố giấy tờ có giá... Điều đó chứng tỏ rằng là Ngân hàng chưa tận dụng được triệt để tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng cũng như khai thác hiệu quả tiềm lực của Ngân hàng.
Việc giải ngân các khoản vay tiêu dùng cho khách hàng, thông thường Ngân hàng thường giải ngân theo hình thức cấp tiền mặt, hình thức giải ngân này có thể làm cho khách hàng sử dụng sai mục đích số tiền họ đã cam kết vay.
* Quy mô hoạt động của chi nhánh nhỏ, mạng lưới kinh doanh mỏng.
Chính sách CVTD chưa linh hoạt, chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này.
Vì vậy, cơ cấu CVTD chưa hợp lý, cơ chế lãi suất CVTD chưa hấp dẫn, điều kiện đảm bảo tiền vay còn chặt chẽ, chưa chú trọng khai thác và phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng.
* Do quy trình tín dụng của NHTMCP Ngoại Thương Chi nhánh Kon Tum tuân theo quy trình chung của toàn hệ thống nhưng thủ tục chưa linh hoạt và nhiều loại mẫu giấy tờ.
* Về chính sách của ngân hàng, tuy định hướng phát triển hoạt động cho vay ngân hàng đã được Ban giám đốc Chi nhánh ngân hàng NHTMCPNT KonTum thông qua nhưng chưa có sự đầu tư một cách tương thích cho hoạt động này nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Chính sách tín dụng của
chi nhánh hiện nay vẫn định hướng chủ yếu theo hoạt động thế mạnh của ngân hàng là các doanh nghiệp, còn đối với nhu cầu tín dụng của cá nhân và hộ gia đình thì chưa thực sự được chú trọng. Những cuộc điều tra, khảo sát về nhu cầu tín dụng của người dân trên địa bàn còn ít, chưa được thực hiện một cách chu đáo.
* Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự
Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự của phòng tín dụng còn thiếu, còn có nguyên nhân về năng lực, trình độ một số cán bộ vẫn còn bất cập thiếu tính chuyên nghiệp trong quản trị và hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Bộ phận tín dụng của Chi nhánh ngân hàng NHTMCPNT KonTum hiện nay bao gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng tín dụng và 21 CBTD, tại các phòng giao dịch chỉ có tối đa 02 CBTD. Như vậy, số lượng CBTD quá ít cho mảng tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Nếu muốn mở rộng hoạt động này, việc tăng thêm số lượng nhân sự cho mảng tín dụng cá nhân là yêu cầu cấp thiết. Hơn nữa, mạng lưới phòng giao dịch của ngân hàng còn quá mỏng, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố. Điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận với nguồn khách hàng ở các huyện lân cận khác trên địa bàn thành tỉnh Kon Tum.
* Do công nghệ thông tin Ngân hàng chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng.
Mặc dù, hầu hết các NHTM Việt nam đều quan tâm và chú trọng đến công tác hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng nhưng việc ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ tín dụng còn rất hạn chế.
Các công nghệ chưa được ứng dụng một cách đồng bộ và hoàn thiện nhất là trong công tác quản lý, lưu trữ nợ và thông tin khách hàng còn chưa thuận tiện, gây khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện đánh giá và phân tích khách hàng.
Công tác Marketing, thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thương hiệu
ngân hàng còn yếu, thiếu chuyên nghiệp, tỉ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng sản phẩm CVTD của ngân hàng còn ít. Mặc dù ngân hàng đã có định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nhưng chưa có được sự đầu tư thoả đáng cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo cho các dịch vụ mới. Ở chi nhánh, CBTD song song với theo dõi quản lý hồ sơ còn đảm nhận nhiệm vụ tiếp thị, truyền thông, mở rộng thị trường. Các hoạt động quảng bá khác như quảng cáo trên truyền hình, thông qua tờ rơi, các chiến dịch quảng cáo… hầu như chưa được khai thác. Các khách hàng ở xa trung tâm gặp khó khăn trong việc tiếp cận, hiểu và sử dụng sản phẩm của ngân hàng.
Tóm lại: Việc triển khai mở rộng tín dụng tiêu dùng, bên cạnh việc đem lại lợi ích về kinh tế cho Ngân hàng nó còn đem lại cho chi nhánh nhiều lợi ích gián tiếp khác như: giúp Ngân hàng đa dạng hoá được các sản phẩm tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, trong lĩnh vực hoạt động. Đây cũng là xu thế tất yếu và có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với riêng Ngân hàng, mà nó còn là tất cả hệ thống các NHTM.
Đồng thời, thông qua việc phân tích thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Ngoại Thương có thể nhận thấy rằng: Việc mở rộng tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng là một xu thế phát triển tất yếu và Ngân hàng cần đề ra các mục tiêu phát triển cũng như nghiên cứu, đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược. Qua đó, Ngân hàng mới có thể có kế hoạch rõ ràng cho các hoạt động tín dụng nhằm mở rộng tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.
Nhìn chung, việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH TMCPNT Chi nhánh Kon Tum còn nhiều hạn chế, bất cập có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chưa phân tích đối thủ canh tranh và tăng cường hoạt động và thu thập thông tin, thiếu giải pháp bổ trợ, chưa xây dựng chiến lược sản phẩm dịch vụ mới và phương thức cho vay tiêu dùng, thiếu công tác kiểm tra, giám sát quá trình trả nợ của khách hàng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng:
KH vay TD thường sử dụng tiền vay sai mục đích vay, tài liệu, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn thường không đầy đủ, rõ ràng gây khó khăn cho NH trong kiểm tra, giám sát tiền vay dẫn đến rủi ro trong CV của NH, vì vậy NH chỉ cho vay đối với CBCNV nhằm đảm bảo nguồn tài chính trả nợ bằng lương của CBCNV khi chuyển lương qua tài khoản thẻ.
* Do mặt bằng nguồn thu nhập của KH vay thấp không đủ để đảm bảo vay giá trị lớn dẫn đến giá trị trung bình của một khoản vay TD không cao.
* Thái độ của khách hàng vay vốn: một số trường hợp người vay chây ỳ, không chịu trả nợ vay cho Ngân hàng. Ngoài ra do kỳ hạn trả nợ thường là trả theo tháng, số tiền trả nợ không lớn nên một số khách hàng chưa quen giao dịch với Ngân hàng hoặc có việc bận đi công tác xa nơi cư trú nên không trả nợ đúng hạn dẫn đến nợ quá hạn.
* Việc xác định tổng thu nhập của người vay là rất khó và chưa chính xác, do đó quyết định cho vay, thời hạn trả nợ cũng bị hạn chế và nguyên nhân chính là do người vay chưa báo cáo trung thực với Ngân hàng khi đi vay.
Từ phía cơ quan người đi vay:
* Một số trường hợp người đi vay nghỉ việc, chuyển công tác hoặc tự ý bỏ việc nhưng cơ quan quản lý người vay không thông báo kịp thời cho Ngân hàng để có biện pháp thu hồi nợ.
* Đối với trường hợp cơ quan quản lý người vay khi thay đổi thủ trưởng đơn vị, thủ trưởng mới không chịu trách nhiệm về xác nhận và bảo lãnh của thủ trưởng cũ đã ký khi có rủi ro xảy ra hoặc thiếu sự hợp tác với Ngân hàng trong công tác thu nợ vay. Đối với một số trường hợp người vay qua đời nhưng cơ quan quản lý người vay không phối hợp với Ngân hàng từ số tiền được hưởng phụ cấp.
* Một số cơ quan chi trả lương không thực hiện đều đặn, nghiêm túc việc trích trả lương cho Ngân hàng khi có lương mà lại phát lương ra sau đó mới thu lại giấy báo nợ của Ngân hàng nên dẫn đến trường hợp khách hàng không nộp hay nộp chậm hoặc người ủy quyền trả nợ cho khách hàng cố tình không trả đúng thời hạn mà chiếm dụng vốn làm việc riêng.
* Một số đơn vị vay vốn chưa thật sự phối hợp tốt trong việc trả nợ tập trung, chính vì trả nợ riêng lẻ nên dẫn đến tình trạng trả nợ chậm. Công tác phối hợp giữa các cơ quan bảo hiểm với ngân hàng trong việc thu nợ vay từ nguồn thanh toán, chế độ thôi việc là khó khăn, phức tạp mặc dù vay đã có cam kết trả nợ từ nguồn này.
Những yếu tố trên không chỉ tác động tới các Ngân hàng, mà nó còn hạn chế một số lượng rất lớn khách hàng đến với Ngân hàng. Cũng có khi khách hàng đến với Ngân hàng mà Ngân hàng buộc phải từ chối, bởi điều kiện mà Ngân hàng đặt ra thì khách hàng lại không đáp ứng được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Việc triển khai hoạt động tín dụng tiêu dùng, bên cạnh việc đem lại lợi ích về kinh tế cho Ngân hàng nó còn đem lại cho chi nhánh nhiều lợi ích gián tiếp khác như: giúp Ngân hàng đa dạng hoá được các sản phẩm tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, trong lĩnh vực hoạt động. Đây cũng là xu thế tất yếu và có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với riêng Ngân hàng, mà nó còn là tất cả hệ thống các NHTM.
Đồng thời, thông qua việc phân tích thực trạng mở rộng và hoàn thiện tín dụng tiêu dùng tại NHTMCP Ngoại Thương có thể nhận thấy rằng: Việc mở rộng và hoàn thiện tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng là một xu thế phát triển tất yếu và Ngân hàng cần đề ra các mục tiêu phát triển cũng như nghiên cứu, đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược. Qua đó, Ngân hàng mới có thể có kế hoạch rõ ràng cho các hoạt động tín dụng nhằm mở rộng tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.
CHƯƠNG 3