CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢM NGHÈO
1.1.3. Các phương pháp xác định chuẩn nghèo
Có 2 phương pháp xác định chuẩn nghèo.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu.
17
Đây là phương pháp do các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) khởi xướng và cũng là phương pháp được nhiều quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế công nhận và sử dụng trong việc xác định chuẩn nghèo ở cấp quốc gia hoặc sử dụng trong các dự án lớn. Nội dung cơ bản của phương pháp này là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội.
Bước một là xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm (nhu cầu ăn uống để tồn tại). Để xác định được nhu cầu này người ta xác định rổ hàng hoá để bình quân hàng ngày một người có được 2.100Kcal, rổ hàng hoá khoảng 40 mặt hàng. (rổ hàng hoá tính cho Việt Nam cũng 40 mặt hàng và xếp thành 16 nhóm hàng hoá: gạo các loại; lương thực khác quy gạo; thịt các loại; mở, dầu ăn;
tôm cá; trứng gia cầm các loại; đậu phụ; đường, mật, sữa, bánh kẹo mức; nước mắm, nước chấm; chè, cà phê; rượu, bia; đồ uống khác; đỗ các loại; lạc, vừng; rau các loại; quả chín); từ rổ hàng hoá này người ta xác định được số tiền cần thiết chi tiêu cho lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, giá cả của rổ hàng hoá ở thành thị, nông thôn và các vùng rất khác nhau, vì vậy người ta phải lấy giá trị trung bình của rổ hàng hoá này.
Bước hai là xác định nhu cầu chi tiêu lương thực thực phẩm (7 nhu cầu cơ bản còn lại). Thông thường chi cho lương thực, thực phẩm chung của dân cư chiếm khoảng 60% tổng chi tiêu, còn 40% là nhu cầu phi lương thực thực phẩm.
Đối với nhóm giàu tỷ lệ tương ứng là 50% và 50%; đối với nhóm nghèo 70% chi tiêu cho nhu cầu lương thực, thực phẩm, còn 30% chi tiêu cho phi lương thực, thực phẩm (ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội).
Bước ba là xác định tổng nhu cầu chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (LTTP) và phi lương thực, thực phẩm.
Tổng chi tiêu = chi tiêu cho LTTP + chi tiêu cho phi LTTP
18
Giá trị bằng tiền của tổng chi tiêu được gọi là đường nghèo chung hay còn gọi là chuẩn nghèo cao.
Giá trị bằng tiền của chi tiêu cho lương thực, thực phẩm là đường nghèo lương thực, thực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo thấp.
Cũng bằng phương pháp trên, theo Tổng cục Thống kê đã chuyển từ mức chi tiêu sang mức thu nhập để mọi người dễ hiểu và thuận lợi hơn cho việc điều tra khảo sát và tính toán tỷ lệ nghèo đói. Những người có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo chung được xếp vào nhóm người nghèo, còn những ai có thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (đường nghèo LTTP) thì được xếp vào nghèo về LTTP.
Một điều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình. Tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo, thông thường trong một quốc gia thì tỷ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình.
Phương pháp này cũng rất khoa học và tương đối đơn giản, một số nước phát triển ở Châu Á và Mỹ đã sử dụng, họ cho rằng người nghèo là những người có thu nhập không đủ để chi phí cho lương thực, thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Do vậy, người ta xác định chuẩn nghèo bằng khoảng 1/2 thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình trong cả nước; tuy nhiên Mỹ và Nhật Bản còn chia cụ thể cho các đối tượng khác nhau, cụ thể chuẩn nghèo vào năm 2001 ở Mỹ đối với người sống một mình, không có người ăn theo dưới 65 tuổi là 8,494 USD; đối với gia đình 9 người là 39,223 USD; đối với gia đình 4 người là 7,940 USD.
19
Tuy nhiên có tài liệu khác do trung tâm phát triển nguồn nhân lực Châu Á phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu dân số và Nguồn lao động, Bộ LĐTB&XH cho rằng “theo quan niệm chung của nhiều nước, hộ nghèo có mức thu nhập thấp dưới 1/3 mức trung bình của xã hội", theo chuẩn này thì vào năm 1993 cả thế giới có 1,1 tỷ người nghèo.
Theo đề tài Phương pháp xác định chuẩn nghèo, do Bộ Thương binh Lao động và xã hội thực hiện năm 2005, thì việc lấy chuẩn nghèo bằng 1/2 hay 1/3 thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, song biên độ dao động của chuẩn nghèo sẽ nằm trong 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình quân, nước phát triển (nước giàu) thu nhập cao, chi phí đắt đỏ có thể lấy mức 1/2, nước chậm phát triển có thể lấy mức 1/3; nước đang phát triển có thể lấy ở khoảng giữa của 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình quân đầu người. Nước ta được xếp vào nhóm nước đang phát triển, vào thời điểm năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 4.281 nghìn đồng, thì chuẩn nghèo là 1.875 nghìn đồng, tương đương với 156,250 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2005 ước tính thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là 5.183 nghìn đồng/người/năm (tính theo tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 1998 - 2002 là 6,58% một năm) thì chuẩn nghèo là 2.159 nghìn đồng/năm, tương đương 179,9 nghìn đồng/tháng.
Công thức tính cụ thể cho nước ta như sau:
CNj = (TNj /2 + TNj /3): 2 Trong đó: - CNj là chuẩn nghèo năm thứ j.
- TNj là thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình năm thứ j.
Trong trường hợp này chuẩn nghèo được lấy ở khoảng giữa của 1/2 và 1/3 thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình.
20
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán và nó gắn rất chặt với tốc độ tăng thu nhập của dân cư, ít tốn kém kinh phí vì có thể sử dụng số liệu có sẵn, các địa phương cũng tự tính được chuẩn nghèo của mình.