Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO

1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, những năm gần đây phải đối phó với bão lũ và dịch bệnh, nhưng kinh tế Bến Tre năm sau vẫn tăng hơn năm trước, hộ nghèo trong 2 năm (2010 – 2011) giảm 6,7% tương ứng với 14.377 hộ và 69.655 người thoát nghèo. Bến Tre coi đó là một thành tựu rất quan trọng, không chỉ đối với kinh tế - xã hội, mà còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, tính nhân văn cao cả. Năm 2010, GDP tăng trưởng đạt 10,87%, thu nhập bình quân đầu người 9,2 triệu đồng. Năm 2010, hộ nghèo là 20,02%, mặc dù bị ảnh hưởng trung của tình hình kinh tế toàn cầu nói

30

chung và cả nước nói riêng nhưng với sự hỗ trợ tích cực từ Chính phủ, từ nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân ngoài tỉnh, cùng với sự nỗ lực của địa phương, đến cuối năm 2011 tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 10,80%.

Có được kết quả trên, trước hết, phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo là những mặt thuộc về bản chất của chế độ. Nhận thức rõ điều đó, Bến Tre chủ trương khuyến khích làm giàu chính đáng, nhưng đồng thời không để người nghèo, người cơ nhỡ, không nơi nương tựa, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Hai là, có giải pháp đúng, phù hợp. Là tỉnh thuần nông, nhưng Bến Tre lại có sắc thái riêng, địa hình không thuận lợi, bốn bề sông nước, ruộng lúa không nhiều mà chủ yếu là vườn và biển. Muốn giải quyết cái nghèo ở đây một cách căn cơ thì không chỉ có chế độ, chính sách cho người nghèo và một vài điều kiện như vốn, kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, mà cần cả một hệ thống giải pháp, những giải pháp đó lại được áp dụng phù hợp cho từng vùng, từng đối tượng cụ thể.

Ba là, yếu tố tự lực vươn lên của người nghèo vẫn giữ vai trò quyết định. Nhận thức đúng từ người nghèo đến người hỗ trợ cho việc giảm nghèo, trong đó hỗ trợ giảm nghèo là quan trọng, không thể thiếu, nhưng yếu tố tự lực vươn lên luôn giữ vai trò quyết định cho việc giảm nghèo. Bên cạnh việc hỗ trợ, nhưng cũng mạnh dạn loại bỏ danh sách những hộ nghèo có sức lao động mà chây ỳ, lười biếng. Trong hành động phải cả hệ thống chính trị, gắn xã hội hóa công tác giảm nghèo với việc giảm nghèo trong họ tộc.

Bốn là, công tác kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, người trực tiếp làm công tác giảm nghèo phải có “tâm rộng” và “đúng tầm”, nghĩa là phải thẳng thắn, trung thực, có tâm huyết và quyết tâm làm, khi làm phải đúng đối tượng, đúng chế độ, chính sách. Hỗ trợ phải đem lại kết quả thiết thực, không hình thức. Người khó nhiều giúp trước, khó ít giúp sau, không phân biệt họ hàng, người thân hay kẻ trên, người trước.

31

Tuy nhiên, làm được như vậy không có nghĩa là việc giảm nghèo ở Bến Tre đã có bước đi vững chắc. Bước sang năm 2012, mục tiêu phấn đấu GDP tăng trưởng 11% trở lên và giảm hộ nghèo xuống còn 10%, trong khi số hộ vừa thoát nghèo, không còn hưởng chế độ chính sách người nghèo lại đối mặt với thị trường giá cả không ổn định, hộ cận nghèo còn nhiều, thu nhập hộ thuần nông bấp bênh, năng suất, chất lượng nông sản chưa cao; bên cạnh đó, còn có một bộ phận hộ nghèo nhận thức kém, không muốn thoát nghèo, vì muốn được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; công tác bình xét hộ nghèo ở một số nơi chưa bảo đảm quy trình và đúng đối tượng. Đó chính là những khó khăn, thách thức đối với Bến Tre trong công tác giảm nghèo những năm tiếp theo.

Hiện tại, toàn tỉnh còn 38.765 hộ nghèo với 155.438 nhân khẩu và 17.351 hộ cận nghèo. Để giảm được chỉ tiêu hộ nghèo, nhưng vẫn bảo đảm kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao thì vẫn phải duy trì miễn, giảm học phí và mua bảo hiểm y tế cho 100% hộ nghèo. Tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tập trung vào các vùng sâu, vùng xa. Trên cơ sở đó hướng dẫn bình xét hộ nghèo đúng quy định và thực chất. Tăng cường công tác kiểm tra, bình xét hộ nghèo đúng quy định, tạo công bằng trong nhân dân. Đổi mới các hình thức cho vay vốn. Huy động nhiều nguồn vốn để tập trung giảm nghèo, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Vận động, hỗ trợ kinh phí học nghề, tiếp tục khuyến nông, công, ngư nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người lao động nghèo.

Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ giúp như khám chữa bệnh, hỗ trợ giáo dục, nhà ở, cho vay vốn ưu đãi. Tập trung xúc tiến việc đăng ký và quảng bá thương hiệu mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh. Hình thành mối liên kết nông - công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, phát triển các hình thức hợp tác ở nông thôn... Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất,

32

nâng cao tay nghề cho người lao động; tăng cường công tác chuyển giao khoa học - công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế biến nông sản theo công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh; tăng cường công tác phòng, chống các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi,...Bên cạnh việc tổ chức lại hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ có hiệu quả...

Bên cạnh việc tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp, cần tăng cường hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở nông thôn và phát triển các ngành nghề mới. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; vận động các cơ sở sản xuất liên kết thành lập các hiệp hội, các câu lạc bộ doanh nghiệp để hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm... Phát triển trung tâm thương mại, siêu thị. Đa dạng hóa và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử tạo ra nhiều sản phẩm mới thu hút khách....

Bến Tre rất coi trọng việc thực hiện các chính sách khuyến khích tín dụng để phát triển sản xuất, thu hút lao động; tập trung đào tạo nghề gắn với yêu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Thực hiện các chương trình chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho lao động nữ, lao động vùng sâu, vùng xa,...Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm dạy nghề. Thực hiện tốt chương trình xã hội hóa giáo dục và dạy nghề...Bến Tre nhận thức rất rõ rằng, không thể giảm nghèo bền vững khi nền kinh tế chưa bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)