CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị.
Vị trí địa lí tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp
27
cũng như phân bố các ngành và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí địa lý còn ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải phục vụ yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng. Cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng lân cận, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu và du lịch…
b. Địa hình.
Điều kiện địa hình là nền tảng của sự phân hóa tự nhiên và do vậy, nó là một điều kiện rất căn bản cần tính đến trong khai thác kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Địa hình bằng phẳng hay phức tạp cũng sẽ tạo điều kiện hay ngăn trở sự phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải.
c. Đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Do diện tích đất của tỉnh có hạn, vì vậy việc sử dụng đất phải cân nhắc kỹ về mục đích, hiệu quả của nó. Đồng thời cần có các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống các hiện tượng thoái hóa của đất, tăng vốn đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các loại đất nói trên.
d. Khí hậu và thời tiết.
Đặc điểm của khí hậu và thời tiết có tác động nhiều mặt đến sản xuất và đời sống. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố khí hậu. Sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng thường thể hiện trong sự phân bố các loại cây trồng và vật nuôi. Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Trong một số trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Tất cả các nhân tố nói trên đều có sự ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo.
28
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội.
a. Dân số, mật độ dân số.
Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, tạo nên sức ép nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và chính sách giảm nghèo… điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội.
b. Lao động.
Người lao động với kỹ năng, kinh nghiệm và tập quán sản xuất của mình là lực lượng cơ bản của nền sản xuất xã hội. Do đó, sự phân bố dân cư và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển và phân bố sản xuất. Họ còn là lực lượng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của xã hội. Việc cải thiện đời sống của nhân dân nâng cao sức mua của dân cư trong vùng cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất.
c. Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán.
Dân số mỗi vùng gồm nhiều dân tộc. Mỗi một dân tộc có một tập quán sản xuất, địa bàn sản xuất và cư trú khác nhau. Do đó, khi phát triển và phân bố sản xuất cần chú ý đến tập quán sản xuất tiêu dùng và địa bàn cư trú của họ nhằm phát huy những tập quán sản xuất tốt, đồng thời khắc phục các tập quán sản xuất lạc hậu của họ. Việc giảm nghèo phụ thuộc vào nhận thức chung về giảm nghèo của xã hội. Khi người dân hiểu rõ tầm quan trọng của giảm nghèo, từ đó tự nguyện và tích cực tham gia, thì công tác giảm nghèo mới có cơ hội phát triển và ngược lại.
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế.
a. Tăng trưởng kinh tế.
Nền tảng của giảm nghèo chính là cơ sở kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống tốt
29
hơn, tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế. Người lao động có thu nhập cao và ổn định vừa đảm bảo được những chi tiêu thường xuyên, có điều kiện tốt hơn để tham gia vào các loại hình bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
b. Cơ cấu kinh tế.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng địa bàn và tín hiệu thị trường, kết hợp với phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, tận dụng thời gian nông nhàn.
c. Cơ sở hạ tầng.
Việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất to lớn và có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nước không nhất thiết phải đầu tư toàn bộ mà cần xây dựng quy hoạch tổng thể và tập trung đầu tư vào những khâu trọng yếu, đồng thời có chính sách khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên nhằm phát huy được nguồn vốn tổng lực.