CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH TRÀ VINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế
a) Tăng trưởng kinh tế:
Bảng 2.4 - GDP và cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2008-2012
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1.Tổng GDP (giá 1994) 14.911,350 16.119 18.056 20.072 22.123 Nông lâm thuỷ sản 7.349,283 7.571 8.107 8.507 7.567 Công nghiệp, xây dựng 4.108,424 4.558 5.569 5.902 6.728
Dịch vụ 3.453,643 3.990 4.380 5.663 7.828
2.Tổng GDP (giá HH) 10.753,529 12.973,751 14.629,064 18.896,742 23.200 Nông lâm thuỷ sản 6.484,682 6.878,093 8.779,936 11.744,365 11.261 Công nghiệp, xdựng 1.976,624 2.586,091 2.077,242 2.479,568 3.735 Dịch vụ 2.292,223 3.509,567 3.771,886 4.672,809 8.204 3. Cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,000 100,00 100,00 100,00 -Nông lâm, thuỷ sản 60,30 53,02 60,31 62,15 48,53 -Công nghiệp, xây dựng 18,38 19,93 13,39 13,12 16,09
- Dịch vụ 21,32 27,05 26,30 24,73 35,38
4. GDP/người (giá HH) 10,33 11,56 14,98 17,27 17,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2012
48
Hình 2.3- Giá trị GDP tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2008-2012
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2012 Năm 2008 quy mô GDP của tỉnh Trà Vinh (giá so sánh 1994) đạt 14.911,350 tỷ đồng. Đến năm 2012 quy mô GDP của tỉnh tăng lên và đạt 22.123 tỷ đồng. Trong thời kỳ 2008-2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 10,37%. Trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khu vực nông, lâm, thủy sản là 0,73%, tốc độ tăng trưởng kinh tế trưởng trung bình công nghiệp - xây dựng là 13,12% và tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khu vực dịch vụ là 22,7%. Quy mô GDP của tỉnh Trà Vinh tính theo giá hiện hành tăng đáng kể. Năm 2008 giá trị GDP của tỉnh Trà Vinh tính theo giá hiện hành là 10.753,529 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lên và đạt 23.200 tỷ đồng. Trong thời kỳ 2008-2012 giá trị GDP bình quân đầu người của tỉnh đã được cải thiện. Năm 2008 đạt 10,33 triệu đồng/người, năm 2012 tăng lên và đạt 17,5 triệu đồng/người.
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong thời kỳ 2008-2012 cơ cấu GDP của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP nông, lâm, thủy sản trong GDP của tỉnh, nhưng còn chậm và khu vực nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 tỷ trọng GDP nông, lâm, thủy sản là 60,3%, năm 2012 còn 48,53%.
49
Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng dần. Năm 2008 tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp, xây dựng đạt 18,38%, năm 2012 giảm xuống còn 16,09%. Năm 2008 tỷ trọng GDP ngành dịch vụ đạt 21,32%, năm 2012 tăng lên và đạt 35,38% cơ cấu đa ngành, đa thành phần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả hơn trước tạo ra những tiền đề quan trọng cho phát triển các năm tiếp sau.
Qua phân tích những đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có thể rút ra một số nhận xét về những mặt thuận lợi và những khó khăn ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo như sau:
* Những mặt thuận lợi ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo:
- Trà Vinh có lợi thế trong phát triển kinh tế biển và ven biển với nhiều ngành kinh tế. Nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy. Với 65 km bờ biển, Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão; nhiều danh lam thắng cảnh như khu du lịch biển Ba Động, Cồn Nghêu, Chùa Nodol; nhiều lễ hội,... là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và các ngành kinh tế biển khác.
- Trà Vinh có sự đa dạng về văn hóa và lợi thế về nguồn lao động trẻ, dồi dào. Trà Vinh là tỉnh có đông dân số là đồng bào dân tộc Khmer với ững lễ hội truyền thống văn hóa đặc sắc cùng với các dân tộc khác với những nền văn hóa khác nhau, tạo nên sự đa dạng về văn hóa.
- Có sự quan tâm của Chính phủ bằng một số dự án lớn được Chính phủ phê duyệt triển khai đầu tư tại Trà Vinh, tạo những bước đột phá quan trọng có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước hết là trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành Khu kinh tế Định An với những công trình trọng điểm như Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tàu biển trọng
50
tải lớn vào sông Hậu (Kênh Quan Chánh Bố) xuyên qua địa phận tỉnh Trà Vinh thông với biển Đông nối liền với cảng Cái Cui (Cần Thơ); Trung tâm điện lực Duyên Hải với công suất dự kiến 4.400 MW; các dự án nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ 53, 54, 60.
- Sau 20 năm đổi mới, tuy phát triển chưa đạt như mong muốn song đã đạt được những thành tựu và tích lũy được nhiều kinh nghiệm bước đầu; hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở đô thị tỉnh lỵ được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại; cơ cấu kinh tế tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, thị trường ngày càng phát triển đa dạng. Đó là nền tảng và cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ở thập kỷ tới.
- Trà Vinh có tiềm năng, cơ hội thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và hình thành khu công nghiệp. Trước sự quá tải về sức chứa công nghiệp và tình hình khan hiếm lao động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dần về đầu tư ở ĐBSCL, trong đó có Trà Vinh. Thêm vào đó, ĐBSCL có thêm nhiều công trình giao thông được xây dựng và đưa vào sử dụng như cầu Rạch Miễu, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Cần Thơ và hàng loạt các tuyến quốc lộ khác, kết nối khu vực ĐBSCL trong đó có Trà Vinh với các vùng khác, rút ngắn thời gian và khoảng cách từ Trà Vinh đến thành phố hồ Chí Minh từ 5 giờ xuống còn 3 giờ và từ 200 km xuống còn 120 km. Đó là điều kiện và cơ hội cho Trà Vinh thu hút đầu tư phát triển kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế như công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản; công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép; công nghiệp cơ khí như đóng, sửa chữa tàu biển qui mô vừa, cơ khí nông nghiệp, cơ khí tiêu dùng; công nghiệp hoá chất; cơ hội phát triển các ngành dịch vụ vận tải - kho bãi, du lịch, viễn thông - công nghệ thông tin và tài chính - ngân hàng.
51
* Những mặt khó khăn ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo:
- Địa kinh tế không được thuận lợi, hiện nay giao lưu của tỉnh với các nơi khác chủ yếu qua quốc lộ 53; kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông các trục lộ, hạ tầng cấp nước, thoát nước, hạ tầng kỹ thuật đô thị mặc dù đã được ưu tiên đầu tư trong thời kỳ vừa qua nhưng vẫn còn hạn chế so với yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng, lợi thế và đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đô thị, nông thôn.
- Địa chính trị của tỉnh có những đặc thù vừa là những khó khăn song vừa là những điều kiện để thu hút sự quan tâm của các Bộ ngành Trung ương và các nhà đầu tư. Đó là, tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong vùng, là trọng điểm về an ninh quốc phòng của vùng ĐBSCL.
- Thời tiết có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sản xuất; các ngành chuyên môn chưa khuyến cáo kịp thời; năng lực sản xuất một số ngành có nâng lên, nhưng nhìn chung trình độ công nghệ, trang thiết bị, kết cấu hạ tầng vẫn còn lạc hậu yếu kém so với yêu cầu, qui mô chủ yếu là nhỏ và vừa.
- Do điều kiện tự nhiên khó khăn, địa hình bị chia cắt bởi 2 con sông là sông Tiền và sông Hậu. Giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, hiện vẫn còn thiếu hai cây cầu huyết mạch kết nối với thị trường hàng hóa hai tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng. Thêm vào đó, do là một tỉnh ven biển nên Trà Vinh càng chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng sâu, càng rộng , ...
- Mặt bằng dân trí còn thấp, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp. Lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn nhỏ, chưa đủ đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp qui mô lớn và hiện đại.
52
- Hiện nay, Trà Vinh là tỉnh nghèo nhất trong 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL;
xuất phát điểm phát triển, qui mô nền kinh tế và tích luỹ đầu tư từ nội bộ nền kinh tế tỉnh còn nhỏ. Thu ngân sách chưa đủ chi, so với yêu cầu huy động đầu tư cho phát triển, đẩy nhanh CNH - HĐH. GDP bình quân đầu người của tỉnh hiện vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân của cả nước và khu vực ĐBSCL, hạn chế đến khả năng tích luỹ và huy động vốn đầu tư xã hội trên địa bàn.
- Xuất phát từ nền kinh tế thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thị trường hàng hóa đầu vào và đầu ra thường xuyên mất ổn định theo chiều hướng bất lợi cho người sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sự bất ổn về giá cả các loại hàng hóa nông sản thực phẩm, làm người nghèo dễ bị tổn thương.
- Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là các ngành sản xuất phục vụ cho xuất khẩu bị hạn chế do giá nguyên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ không ổn định làm cho doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất; đồng thời người lao động làm việc trong và ngoài tỉnh bị mất việc làm trở về khá đông gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.