Thực trạng công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến Nông - Lâm – Ngư

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.3. Thực trạng công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến Nông - Lâm – Ngư

a. Công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn:

- Năm 2010 công tác dạy nghề cho người nghèo đã tổ chức 152 lớp dạy nghề cho 6.139 người nghèo tham gia; dạy nghề giải quyết việc làm qua cơ sở sản xuất hàng thủ công cho 3.683 lao động nghèo có việc làm tại chỗ. Tổng kinh phí thực hiện 5.311 triệu đồng do Trung ương hỗ trợ. Đã giúp cho người nghèo có tay nghề, để họ tìm việc làm tại các doanh nghiệp, đi xuất khẩu lao động hoặc tạo việc làm góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình vươn lên thoát nghèo.

- Năm 2011 có 3 Dự án: Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thuộc đề án 1956); Dự án IMPP; Dự án đào tạo nghề theo nhu cầu giảm nghèo tại đồng bằng sông Cửu Long (dự án JFPR) tuyển sinh đào tạo 5.823 cho người nghèo với tổng kinh phí: 7.534 triệu đồng, so năm 2010 tăng 4.322 người nghèo. Trong đó:

+ Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (thuộc đề án 1956) đã tuyển sinh đào tạo được 1.972 lao động. Kinh phí 2.290 triệu đồng, đạt 104,8% kế hoạch.

58

+ Dự án đào tạo nghề theo nhu cầu giảm nghèo tại đồng bằng sông Cửu Long (dự án JFPR) tuyển sinh, đào tạo 1.700 lao động tại 02 huyện (Cầu Kè 1.000 lao động, Trà Cú 700 lao động). Tổng kinh phí 2.213 triệu đồng trên tổng chỉ tiêu là 2.000 lao động đạt 77,5%.

+ Dự án IMPP tuyển sinh, đào tạo 2.151 lao động. Kinh phí 3.031 triệu, đạt 100% kế hoạch [8], [11].

Bảng 2.6- Tình hình dạy nghề cho lao động thuộc hộ nghèo và cận nghèo năm 2012 ĐVT: Người

Tên nghề đào

tạo Số

người có nhu

cầu học nghề

Kết quả dạy nghề và việc làm sau học nghề Tổng

số Nữ Đối tượng 1 Đối

tượng 2 Đối tượng 3

Số người có việc làm

Người dân tộc thiểu

số

Người thuộc hộ nghèo

Người thuộc hộ cận nghèo

LĐ NT khác

Tổng số người học xong

Được DN /

đơn vị tuyển dụng

Được DN / đơn

vị bao tiêu sản phẩm

Tự tạo việc làm

Thành lập tổ hợp tác, tổ

sản xuất, HTX, DN Nghề phi

nông nghiệp 1.473 1.424 1.092 77 68 1.162 117 1.424 150 949 187 10

Kỹ thuật xây

dựng 158 139 0 40 90 9 139 97

May công

nghiệp 146 144 137 23 2 109 10 144 100

Đan đát 939 929 860 54 26 764 85 929 929

May dân

dụng 20 20 20 20 20 20

Kế toán

doanh nghiệp 47 43 37 40 3 43 30

Bảo mẫu 20 20 20 20 20 20

Sửa chữa

máy vi tính 143 129 18 119 10 129 90 10

Nghề Nông

nghiệp 1.079 1.028 287 402 34 533 59 1.028 717

Trồng trọt 317 299 53 112 16 153 18 299 210

Chăn nuôi

thú y 614 582 197 220 17 310 35 582 407

Nuôi trồng

thủy sản 148 147 37 70 1 70 6 147 100

Tổng cộng 2.552 2.452 1.379 496 102 1.695 176 2.452 150 949 904 10

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh

59

- Trong năm 2012 đã tổ chức dạy nghề cho 2.452 người thuộc hộ nghèo, trong đó có 1.379 nữ, người dân tộc thiểu số 496 người, Người thuộc hộ nghèo 102 người, người thuộc hộ cận nghèo1.695 người và lao động nông thôn khác 176 người. Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm trong năm 2012 đã có nhiều tiến bộ. Sau khi học xong số người có việc làm được doanh nghiệp tuyển dụng là 150 người, được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm 949 người, tự tạo việc làm 904 người, tự thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp là 10 người.

Những ngành nghề phi nông nghiệp được đào tạo là Kỹ thuật xây dựng; May công nghiệp; Đan đát; May dân dụng; Kế toán doanh nghiệp; Bảo mẫu; Sửa chữa máy vi tính. Những ngành nghề nông nghiệp được đào tạo là Trồng trọt;

Chăn nuôi; Thú y; Nuôi trồng thủy sản. Đây là những nghành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại địa phương.

Ngoài ra trong năm 2012 đã tổ chức dạy nghề 15 lớp có 421 người thuộc hộ nghèo tham dự, với kinh phí thực hiện 770 triệu đồng, thông qua lồng ghép với 2 dự án: Dự án dạy nghề lao động nông thôn (3 lớp, có 121 người thuộc hộ nghèo tham dự, với kinh phí thực hiện 296 triệu đồng); Dự án JFPR (12 lớp, có 300 người thuộc hộ nghèo tham dự, với kinh phí thực hiện 474 triệu đồng).

Những dự án trên đã giúp người nghèo có tay nghề, để họ tìm việc làm tại các doanh nghiệp, đi xuất khẩu lao động hoặc tạo việc làm ổn định. Nâng cao nhận thức tiếp cận ứng dụng các thông tin khoa học kỹ thuật, xoá dần tập quán sản xuất cũ, phát huy năng lực và khả năng làm kinh tế hộ gia đình, có chuyên môn về kỹ thuật, trình độ quản lý trong chăn nuôi, trồng trọt... Tạo ra sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ở địa phương cũng như trong nước, giải quyết việc làm cho người nghèo và người dân nông thôn, nâng cao mức sống, góp phần tạo thêm thu nhập cho các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, nhìn chung lực lượng lao động, nhất là

60

ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu về tay nghề của các doanh nghiệp, công tác đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn còn thực hiện chậm, chưa đồng bộ và chỉ quan tâm đến chỉ tiêu đào tạo, chưa gắn kết giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo, tỷ lệ lao động sau đào tạo được giải quyết việc làm còn thấp, từ đó hạn chế đến kết quả công tác đói giảm nghèo [11].

b. Công tác khuyến Nông – Lâm – Ngư.

Bảng 2.7-Tình hình tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo tỉnh Trà Vinh ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 1. Tập huấn chuyển giao kỹ

thuật sản xuất Nông Lâm

+ Số lớp tập huấn Lớp 70 78 89 96 103 436

+ Số người tham gia Người 6500 7250 9056 9125 10340 42.271 2. Tập huấn chuyển giao kỹ

thuật nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

+ Số lớp tập huấn Lớp 60 67 72 85 108 392

+ Số người tham gia Người 1854 2250 2960 3180 3548 13.792 3. Tư vấn trực tiếp kỹ thuật

trong sản xuất cho hộ nghèo

Hộ 1900 2020 2152 2300 2402 10.774 Nguồn: Trung tâm khuyến Nông - khuyến Ngư tỉnh Trà Vinh

Hình 2.5- Tình hình tập huấn chuyển giao KTSX cho hộ nghèo tỉnh Trà Vinh Nguồn: Trung tâm khuyến Nông - khuyến Ngư tỉnh Trà Vinh

61

Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư và Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho người nghèo. Trong 5 năm (2008 – 2012) Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư và Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh đã tổ chức tập huấn 436 lớp với 42.271 người tham dự nhằm chuyển giao kỹ thuật sản xuất Nông Lâm cho nông dân hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng thiếu thông tin kỹ thuật.

- Về tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản: Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư và Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh đã tổ chức 392 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản cho 13.792 lượt người hộ nghèo.

- Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư và Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh đã trực tiếp tư vấn kỹ thuật trong sản xuất cho 10.774 lượt hộ. Công tác tư vấn được thực hiện rộng rãi và hiệu quả, cán bộ kỹ thuật đến tận nông hộ và địa điểm sản xuất để giúp người dân kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc [11]..

Những chính sách đào tạo nghề, tập huấn không chỉ giúp cho người nghèo biết cách làm ăn mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành Nông Lâm Thủy sản đã có sự phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh Trà Vinh. Tuy nhiên qua thực tiễn công tác này cho thấy một số người dân ở vùng nông thôn nên khả năng nhận thức còn hạn chế, chưa thật sự nhiệt tình tham gia tập huấn kỹ thuật, ỷ lại, chủ quan. Một số mô hình đầu tư không đúng đối tượng là hộ nghèo. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật tay nghề còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nuôi thủy sản của tỉnh.

62

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)