CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.5. Thực trạng công tác hỗ trợ Y tế, giáo dục và cơ sở vật chất khác cho hộ nghèo, xã nghèo
a. Thực trạng công tác hỗ trợ về y tế:
Trong thời kỳ 2008-2012 với tổng kinh phí 344.389 triệu đồng tỉnh Trà Vinh đã cấp 2.126.320 thẻ bảo hiểm y tế. Trong đó đã cấp cho 1.194.228 người thuộc hộ nghèo, 897.247 người xã 135/CP, học sinh ở xã hoàn thành chương trình 135/CP là 34.845 thẻ. Tỉnh đã mua và cấp 121.391 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo với kinh phí 16.409 triệu đồng. Khám chữa bệnh cho 2.899.262 lượt người nghèo với số tiền 207.170 triệu đồng. Điều này đã góp
65
phần và tạo điều cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người dân sống xã đặc biệt khó khăn Chương trình 135 được khám chữa bệnh cơ bản đảm bảo chất lượng. Ngoài ra việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị Y tế, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ Y, Bác sĩ về làm việc ở trạm Y tế cơ sở cũng được tỉnh Trà Vinh quan tâm thực hiện [11].
b. Thực trạng công tác hỗ trợ miễn giảm học phí và các khoản đóng góp đối với học sinh nghèo:
Trong thời kỳ 2008-2012 đã miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho 199.835 học sinh các cấp trên phạm vi toàn tỉnh, với số tiền là 9.861 triệu đồng. Nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước bằng việc miễn giảm học phí và các khoản đóng góp mà con em hộ nghèo có điều kiện tham gia học tập như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hoá cho con em hộ nghèo và giảm nghèo bền vững [11]..
c. Thực trạng công tác hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt cho hộ nghèo.
Trong thời kỳ 2008-2012 đã xây dựng trên 40.000 căn nhà tình thương cho các đối tượng hộ nghèo. Năm 2010 đã xây dựng và bàn giao 17.299 căn nhà hỗ trợ đồng bào theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2011 đã xây 7.546 căn nhà hỗ trợ cho hộ nghèo Chương trình 134/CP, với tổng kinh phí thực hiện là 52.200 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương 45 tỷ đồng, vốn địa phương 7.200 triệu đồng. Năm 2012 hỗ trợ cho hộ nghèo theo Quyết định 167/QĐ-TTg toàn tỉnh đã xây dựng 17.638 căn nhà; với tổng kinh phí 293.694 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương 160.694 triệu đồng, vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội 133 tỷ đồng.
Đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 80 trạm cấp nước, lắp đặt 6.331 đồng hồ mới, 5.661 lu chứa nước, và lồng ghép 2.436 đồng hồ từ các trạm có sẵn, người dân đóng góp 486 triệu đồng (chủ yếu là đóng góp công lao động) và hiến khoảng 4.000m2 đất để xây dựng trạm cấp nước, tổng số hộ
66
được hưởng lợi từ khi thực hiện dự án là 13.015 hộ. Ngoài ra còn có hàng ngàn hộ không thuộc đối tượng 134 cũng được hưởng lợi từ các trạm cấp nước xây dựng bằng nguồn vốn 134/CP. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng đã giúp người nghèo có cơ hội xây dựng nhà ở, sử dụng nước sạch, ổn định cuộc sống…Ngoài ra tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ giá điện cho 58.158 hộ nghèo theo chủ trương của Chính phủ, định mức hỗ trợ là 30.000 đồng/hộ/tháng [11]..
d. Thực trạng công tác trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo.
Trong thời kỳ 2008-2012 đã in 30.000 tờ gấp, 29.850 quyển tài liệu pháp luật phát miễn phí cho hộ nghèo tại 96 xã, phường, thị trấn trong tỉnh và tổ chức 225 cuộc trợ giúp pháp lý cho 7.425 lượt người nghèo. Tổng kinh phí thực hiện là 3.812 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 480 triệu, ngân sách địa phương 3.333 triệu đồng. Thông qua công tác trợ giúp pháp lý nhiều vụ việc đã được cộng tác viên tư vấn trợ giúp thành công, đem lại quyền lợi của đối tượng, đặc biệt là các vụ việc có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người nghèo và đối tượng chính sách xã hội [11].
Tuy nhiên thực tiễn trong công tác này cho thấy công tác vận động tuyên truyền chưa đủ rộng, thiếu chiều sâu nên còn xảy ra tình trạng người dân không tham gia cung cấp hộ khẩu để làm căn cứ lập danh sách. Không có kinh phí phục vụ cho việc đi lại lập danh sách, cấp phát thẻ, văn phòng phẩm, chi phí tổng hợp và quản lý. Cán bộ tham gia lập danh sách xã, phường, thị trấn, ấp - khóm làm việc hưởng phụ cấp thấp, không đủ chi phí cho sinh hoạt, nên thiếu nhiệt tình và thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc. Các ngành có liên quan chưa thực sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo thực hiện công việc. Từ đó xảy ra nhiều trường hợp bỏ sót đối tượng, sai tên họ, trùng lắp không được cán bộ phụ trách lập danh sách bổ sung, chỉnh sửa, đối chiếu cho đối tượng, dẫn đến tình trạng đúng đối tượng nhưng không có bảo hiểm y tế,
67
có bảo hiểm y tế nhưng không sử dụng được, người thì có quá nhiều thẻ bảo hiểm y tế làm mất quyền lợi của đối tượng và lãng phí ngân sách nhà nước.