Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác giảm nghèo và kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 77 - 84)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.7. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác giảm nghèo và kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

a. Về mặt tổ chức, chỉ đạo công tác giảm nghèo.

Tổ chức bộ máy theo dõi và triển khai chính sách giảm nghèo đối với hộ nghèo, đối với đồng bào dân tộc thiểu số là rất quan trọng vì các chính sách có tính khả thi hay không, có đi vào cuộc sống hay không phải có một bộ máy tổ chức trung gian giúp cho Nhà nước nắm bắt được nguyện vọng chính đáng của người dân, của đối tượng mà chính sách hướng đến, thông qua cơ quan tham mưu đề xuất chính sách, khi chính sách được ban hành thì bộ máy này triển khai theo dõi, đánh giá việc thực hiện.

70

Hình 2.7- Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh Trà Vinh Nguồn: Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh Trà Vinh

Chính vì vậy Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Nghị quyết số 56/2006/NQ-HĐND khoá VII, kỳ họp thứ 8, ngày 10 tháng 05 năm 2006 về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh bằng Quyết

BAN CHỈ ĐẠO CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN - Trưởng Ban: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND (kiêm nhiệm) - 02 Phó Ban và các ủy viên (kiêm nhiệm)

- 01 cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo

TRƯỞNG BAN

Phó Ban TT

Phó Ban Phó Ban Phó Ban Các

ủy viên

VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO - Chánh Văn phòng.

- Phó chánh văn phòng.

- 6 Công viên chức chuyên trách công tác chuyên môn nghiệp vụ.

BAN CHỈ ĐẠO HUYỆN, THÀNH PHỐ

- Trưởng Ban: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND (kiêm nhiệm) - 4 Phó Ban và các ủy viên (kiêm nhiệm)

- 01 cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo

Tổ hợp tác

Nhóm cộng đồng CMT

Nhóm TD & TK

Hợp tác xã

NhómTương trợ thoát nghèo

71

định số 1497/QĐ-UBND ngày 21 tháng 09 năm 2006 về việc Ban hành chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 về việc thành lập Ban chỉ đaọ xóa đói giảm nghèo và Tổ chuyên viên giúp việc cho ban chỉ đạo giai đoạn 2007-2010. Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 1501/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo. Trên cơ sở thành lập Ban chỉ đaọ xóa đói giảm nghèo, UBND các huyện, thành phố ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, thành phố, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng Ban và các ngành có liên quan làm thành viên để theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn.

Trên cơ sở thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo, Tỉnh Trà Vinh đã huy động cả hệ thống chính trị của tỉnh tham gia công tác giảm nghèo cụ thể từng đơn vị như sau:

+ Văn phòng Ban chỉ đạo giảm nghèo.

+ Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Sở Xây dựng.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư.

+ Sở Tài chính.

+ Ban Dân tộc.

+ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh.

+ Sở Y tế.

+ Sở Giáo dục & Đào tạo.

+ Sở Tư pháp.

72

+ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

+ Sở Thông tin và Truyền thông.

+ Sở Công thương.

+ Cục Thống kê.

+ Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Trà Vinh.

+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên.

+ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: tiến hành xây dựng Kế hoạch giảm nghèo của huyện, thành phố thông qua Huyện ủy để thống nhất và chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn, đánh giá sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp giảm nghèo có hiệu quả hàng năm và 6 tháng.

Tổ chức triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã nghèo vùng bãi ngang, ven biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt của từng thời kỳ. Chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, phân tích chính xác nguyên nhân và nguyện vọng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng dẫn của Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Triển khai thực hiện tốt các chính sách, dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; chọn xã có tỷ lệ hộ nghèo cao làm điểm chỉ đạo thực hiện và nhân rộng, gắn với việc xây dựng xã nông thôn mới. Tổ chức huy động, vận động các nguồn lực và thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo [11].

b. Kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2008-2012.

Trong 5 năm qua (2008-2012), mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như ảnh hưởng lạm phát, suy giảm kinh tế toàn cầu, thời tiết thay đổi khắc nghiệt, dịch bệnh gia tăng,... đời sống người dân, đặc biệt là người nghèo chịu nhiều tác động mạnh. Nhưng tỉnh Trà Vinh huy động cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh tham gia vào công tác giảm nghèo, toàn tỉnh đã nỗ

73

lực phấn đấu vượt qua khó khăn, khai thác tốt mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, để tổ chức lồng ghép các chương trình dự án nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo. Trong đó để đảm bảo hiệu quả và công bằng, các hộ nghèo của tỉnh được phân thành các nhóm đối tượng để áp dụng các biện pháp hỗ trợ đạt hiệu quả cao nhất, giúp hộ nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo, cụ thể như sau:

Bảng 2.9 - Phân nhóm hộ nghèo theo nguyên nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Đối tượng Nguyên nhân nghèo Đối tượng Nguyên nhân nghèo

Nhóm 1 Thiếu vốn sản xuất. Nhóm 6 Có lao động nhưng không có việc làm hoặc thiếu việc làm.

Nhóm 2 Thiếu đất canh tác. Nhóm 7 Không biết cách làm ăn, không có tay nghề.

Nhóm 3 Thiếu phương tiện sản xuất.

Nhóm 8 Ốm đau nặng hoặc mắc các tệ nạn xã hội.

Nhóm 4 Thiếu lao động. Nhóm 9 Chây lười lao động.

Nhóm 5 Đông người ăn theo. Nhóm 10 Nguyên nhân khác.

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh

Bảng 2.10-Tình hình số lượng, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2008-2012

Địa phương

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng

số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

(%)

Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

(%)

Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

(%)

Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

(%)

Tổng số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

(%) TỈNH TRÀ VINH 67243 27,02 60522 24,13 54964 21,74 51.306 20,13 43.326 16,64 TP. Trà Vinh 1722 8,15 1550 7,28 1408 6,56 1.315 6,07 1110 5,02 Huyện Càng Long 7507 20,26 6757 18,09 6136 16,30 5.729 15,09 4838 12,48 Huyện Cầu Kè 8709 29,28 7839 26,15 7119 23,55 6.644 21,81 5611 18,03 Huyện Tiểu Cần 6516 24,46 5865 21,84 5326 19,68 4.972 18,22 4199 15,06 Huyện Châu Thành 10931 31,26 9838 27,91 8935 25,14 8.339 23,28 7042 19,25 Huyện Cầu Ngang 9721 29,77 8750 26,58 7946 23,94 7.417 22,17 6263 18,33 Huyện Trà Cú 17003 39,04 15304 34,86 13898 31,41 12.974 29,08 10956 24,05 Huyện Duyên Hải 5133 22,21 4620 19,83 4196 17,86 3.916 16,54 3307 13,67

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả

74

Nhờ những giải pháp giảm nghèo phù hợp với từng nhóm đối tượng nói trên trong 5 năm qua (2008 – 2012), Toàn tỉnh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo đầu năm 2008 từ 27,02% (67243 hộ) đến cuối năm 2010 xuống còn 21,74%

(54964 hộ), góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Năm 2012, theo kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới toàn tỉnh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 từ 20,13% (51306 hộ) xuống còn 16,64%

(43326 hộ) so với năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 giảm 3,49%, tương đương giảm 7980 hộ. Tình hình số lượng và tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và tình hình tăng, giảm số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2008-2012 cụ thể trên bảng 2.10.

Hình 2.8 - Tình hình số lượng hộ nghèo tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2008-2012 Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh

75

Hình 2.9 - Tình hình số hộ Khmer nghèo tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2008-2012 Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh Bảng 2.11 - Tình hình số lượng và tỷ lệ hộ Khmer nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Địa phương

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng số hộ Khmer

nghèo

Tỷ lệ hộ Khmer

nghèo so với tổng số

hộ nghèo

(%)

Tổng số hộ Khmer

nghèo

Tỷ lệ hộ Khmer

nghèo so với tổng số

hộ nghèo

(%)

Tổng số hộ Khmer

nghèo

Tỷ lệ hộ Khmer

nghèo so với tổng số

hộ nghèo

(%)

Tổng số hộ Khmer nghèo

Tỷ lệ hộ Khmer

nghèo so với tổng số

hộ nghèo

(%)

Tổng số hộ Khmer

nghèo

Tỷ lệ hộ Khmer

nghèo so với tổng số

hộ nghèo

(%) TỈNH TRÀ VINH 30689 45,64 29228 48,29 28376 51,63 27.285 53,18 23.502 54,24 TP. Trà Vinh 813 47,22 774 49,97 752 53,40 723 54,98 622 56,04 Huyện Càng Long 1148 15,30 1094 16,19 1062 17,31 1.021 17,82 879 18,17 Huyện Cầu Kè 3785 43,46 3605 45,98 3500 49,16 3.365 50,65 2.899 51,67 Huyện Tiểu Cần 2398 36,80 2284 38,94 2217 41,63 2.132 42,88 1.837 43,75 Huyện Châu Thành 4687 42,88 4464 45,37 4334 48,50 4.167 49,97 3.589 50,97 Huyện Cầu Ngang 5193 53,42 4946 56,52 4802 60,43 4.617 62,25 3.977 63,50 Huyện Trà Cú 10731 63,11 10220 66,78 9923 71,40 9.541 73,54 8.218 75,01 Huyện Duyên Hải 1933 37,67 1841 39,86 1788 42,61 1.719 43,90 1.481 44,78

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Trà Vinh và tính toán của tác giả

76

Riêng đối với hộ nghèo đồng bào Khmer, trong 5 năm qua (2008 – 2012) tỉnh Trà Vinh đã có nhiều sự quan tâm đặc biệt nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo đối với đồng bào Khmer. Năm 2008 tổng số hộ nghèo đồng bào Khmer là 30689 hộ với tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Trà Vinh là 46,64 %. Đến năm 2009 tổng số hộ nghèo đồng bào Khmer là giảm xuống chỉ còn 29288 hộ. Tuy nhiên tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Trà Vinh lại tăng lên và bằng 48,29 %. Đến năm 2012 tổng số hộ nghèo đồng bào Khmer là giảm xuống chỉ còn 23.502 hộ. Tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Trà Vinh là 54,24%. Tình hình số lượng và tỷ lệ hộ nghèo đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và tình hình tăng, giảm số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2008-2012 cụ thể trên bảng 2.11.

Qua đó cho thấy mặc dầu tổng số hộ nghèo đồng bào Khmer trong cả thời kỳ 2008-2012 giảm nhưng tỷ lệ hộ Khmer nghèo so với tổng số hộ nghèo của toàn tỉnh Trà Vinh lại có xu hướng tăng trong cả thời kỳ 2008-2012. Điều này cho thấy ý thức tự lực của đồng bào Khmer còn thấp, đồng bào Khmer còn ỷ lại trông chờ nhiều vào chính sách hổ trợ của nhà nước so với người Kinh [11].

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)