Thực trạng công tác tín dụng đối với người nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.2. Thực trạng công tác tín dụng đối với người nghèo

Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề cho các hộ nghèo, trong thời gian qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã phát triển mạng lưới rộng khắp đến các huyện, thị trong tỉnh. Với việc tranh thủ khai thác nguồn vốn từ Trung ương và huy động tại địa phương bằng nhiều hình thức phong phú, lãi suất

54

linh hoạt đã đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các thành phần kinh tế trong tỉnh. Các ngân hàng đã đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống thanh toán, đa dạng hóa các dịch vụ để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ, thanh toán, chủ động tiếp cận khách hàng để tham gia đầu tư vốn vào các dự án sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển tiểu thủ công nghiệp; đầu tư vốn cho vùng nông thôn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn bình quân hàng năm giai đọan 2006 - 2008 đạt 27,4%, dư nợ năm 2007 đạt 3.899 tỷ đồng, năm 2010 là 9.920 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngành dịch vụ - thương mại tăng bình quân hàng năm trên 27%; dư nợ ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân trên 7%, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trên cơ sở phát triển toàn diện hệ thống ngân hàng theo hướng hiện đại hóa với quy mô hoạt động lớn hơn, đồng thời với việc phát triển công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ tiện ích ngân hàng, hoạt động ngân hàng sẽ cung ứng đầy đủ nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng cho các thành phần kinh tế. Đặc biệt là nguồn vốn của Ngân hàng chính sách được đầu tư cho các hộ nghèo trong tỉnh.

Các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tác động tích cực đến vùng nghèo, vùng khó khăn. Đến nay vốn tín dụng chính sách được ủy thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, thông qua 79 điểm giao dịch tại 79 xã, phường để cho vay đến các đối tượng hộ nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên, xuất khẩu lao động, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ đồng

55

bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục hoạt động an toàn, hiệu quả; nguồn vốn hoạt động, cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, giảm nạn cho vay nặng lãi vùng nông thôn.

Bảng 2.5- Tình hình cho hộ nghèo vay của Ngân hàng CSXH tỉnh Trà Vinh ĐVT: Triệu đồng

NĂM

CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY

HỘ NGHÈO QĐ32 QĐ 74 QĐ 167

DOANH SỐ

CHO VAY SỐ HỘ

DOANH SỐ CHO

VAY

SỐ HỘ

DOANH SỐ CHO VAY

SỐ HỘ

DOANH SỐ CHO VAY

SỐ HỘ

2008 221.421 43.776 2.350 505 - - - -

2009 274.965 54.632 2.580 551 17.140 2.114 53.864 6.733 2010 219.327 43.362 2.915 618 33.317 4.110 60.488 7.561 2011 251.534 49.729 3.231 687 31.670 3.567 80.536 10.067

2012 225.613 44.605 60 12 - - 22.952 2.869

Cộng 1.392.795 275.632 12.711 2.756 82.127 9.791 217.840 27.230 Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh

Qua thời gian hoạt động, Ngân hàng CSXH đã ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình là tổ chức tín dụng của Chính phủ có nhiệm vụ chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và mục tiêu giảm nghèo nói chung.

56

Hình 2.4- Tình hình cho hộ nghèo vay của Ngân hàng CSXH tỉnh Trà Vinh Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh

Năm 2008 tổng số hộ nghèo được vay vốn là 43.776 hộ với tổng số vốn cho vay là 221.421 triệu đồng, tổng số hộ được vay vốn theo quyết định 32 là 505 hộ với tổng số vốn cho vay là 2.350 triệu đồng. Đến năm 2012, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã giải ngân cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất 44.605 hộ nghèo, với số tiền 225.613 triệu đồng, đã giải ngân theo quyết định 32 vay vốn phát triển sản xuất 12 hộ, với số tiền 60 triệu đồng, đã giải ngân theo quyết định 167 vay vốn phát triển sản xuất 2.869 hộ, với số tiền 22.952 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch năm. Tính chung cho cả thời kỳ 2008-2012 Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã giải ngân cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất 275.632 hộ nghèo, với số tiền 1.392.795 triệu đồng, đã giải ngân theo quyết định 32 vay vốn phát triển sản xuất 2.756 hộ, với số tiền 12.711 triệu đồng, đã giải ngân theo quyết định 74 vay vốn phát triển sản xuất 9.791 hộ, với số tiền 82.127 triệu đồng, đã giải ngân theo quyết định 167 vay vốn phát triển sản xuất 27.230 hộ, với số tiền 217.840 triệu đồng. Chương trình cho vay hộ nghèo có dư nợ 558 tỷ 986 triệu đồng, với 68.303 hộ vay, chiếm tỷ trọng 39,62% trong

57

tổng dư nợ, dư nợ bình quân là 8,2 triệu đồng/hộ [11]. Các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã từng bước đáp ứng nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập và tự lực vượt nghèo. Vốn cho vay nhìn chung được hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, người nghèo tiếp cận thuận lợi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quy trình cho vay của Ngân hàng CSXH được các hộ nghèo đánh giá là đơn giản và phù hợp với trình độ của người nghèo.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)