CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO
1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.4.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở tỉnh Hậu Giang
Tích cực xóa đói, giảm nghèo chính là một trong những biện pháp quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển từ gốc. Từ đó, hướng tới sự phát triển chung bền vững của Hậu Giang. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở đều rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và triển khai kịp thời các chương trình, dự án, tích cực thực hiện
33
lồng ghép với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hoạt động xóa đói, giảm nghèo được tiến hành theo hướng:
Một là, tiến hành rà soát và đánh giá nghiêm túc tình hình kinh tế - xã hội và tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh, tìm hiểu nguyên nhân, lý do của thực trạng nghèo đói, lấy đây làm căn cứ đưa ra những chủ trương, chính sách trợ giúp người nghèo một cách hợp lý và hiệu quả; đồng thời, đề ra các giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện và khả năng của người nghèo.
Hai là, tranh thủ tận dụng những ưu thế, tiềm năng tự nhiên sẵn có để đề ra các giải pháp xóa đói, giảm nghèo thiết thực. Tỉnh tập trung chỉ đạo người dân tiếp tục đầu tư cho các loại cây đặc sản nông nghiệp đã có danh tiếng như: khóm (dứa) Cầu Đúc (Vị Thanh), bưởi Năm Roi (Châu Thành).
Phát triển nguồn thủy sản, tập trung nuôi cá ngát (Châu Thành) và cá thát lát mình trắng (Long Mỹ), phấn đấu đưa những đặc sản này thành thương hiệu có đăng ký bản quyền bảo đảm lợi ích kinh tế lâu dài cho người dân.
Ba là, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp: Sông Hậu, Phú Hữu A, Tân Phú Thạnh,...thu hút đáng kể nguồn nhân lực trong tỉnh. Đồng thời, tiếp tục phát triển ngành công nghiệp gạch ngói, gốm sứ, và thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động, giúp họ từng bước ổn định kinh tế gia đình, dần xóa nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Bốn là, đặc biệt tập trung đầu tư và phát triển công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nhằm đạt mục tiêu thoát nghèo bền vững thông qua các hoạt động chủ yếu sau: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, người tàn tật, người dân tộc và người nghèo
34
trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và nhiều thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ đào tạo nghề; Kết hợp giữa đào tạo nghề dài hạn với ngắn hạn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ hiệu quả cho việc chuyển đổi cơ cấu lao động; Tiếp tục triển khai các mô hình, dự án cho vay vốn quỹ quốc gia nhằm hỗ trợ việc làm, tập trung cho vay những mô hình mới, có khả năng thu hút và tạo ra việc làm cho nhiều lao động; Tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ Khmer nghèo, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo. Hoạt động này được tiến hành đồng thời với việc trợ giúp người có công với nước, đối tượng bảo trợ xã hội, vận động nhân dân tích cực đóng góp cho quỹ “Vì người nghèo”.
Trong những năm qua, Hậu Giang đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực xã hội nhằm đem lại lợi ích kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhiều hộ nghèo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang luôn ổn định và ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 9,2 triệu đồng. Theo kết quả phúc tra hộ nghèo cuối năm 2011, có 6.314 hộ thoát nghèo, số hộ nghèo còn lại trên địa bàn tỉnh hơn 22.000 hộ, chiếm tỷ lệ 13,5%, giảm 3,1 % so với đầu năm và vượt 0,9% kế hoạch đề ra. Tỉnh phấn đấu đến năm 2013, giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% và giảm 40% số xã có tỷ lệ nghèo cao.
Năm 2012, tỉnh tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kết hợp chặt chẽ với hoạt động chăm lo giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, lấy đây là nền tảng quan trọng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.
35
Để hoạt động xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Hậu Giang ngày càng đạt hiệu quả cao, tỉnh Hậu Giang xác định tập trung vào những việc cụ thể sau:
- Trên cơ sở đặt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hàng đầu và gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành và toàn thể nhân dân trong công tác xóa đói, giảm nghèo.
- Mỗi sở, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể thực hiện các nội dung của chương trình xóa đói, giảm nghèo, đồng thời chủ động đề ra các giải pháp tiến hành phù hợp. Tăng cường sự theo dõi, giám sát và hướng dẫn các địa phương thực hiện. Kịp thời tham mưu và kiến nghị, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện chương trình.
- Mặt trận Tổ quốc và tổ chức, đoàn thể các cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục tổ chức vận động gây "Quỹ vì người nghèo" và xã hội hóa nguồn lực xóa đói, giảm nghèo thông qua sự đóng góp của toàn xã hội.
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo, đồng thời phổ biến rộng rãi những mô hình, biện pháp phát triển kinh tế hiệu quả nhằm giúp người nghèo tìm ra giải pháp xóa nghèo phù hợp với điều kiện của gia đình và bản thân.
- Kịp thời khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp hiệu quả cho công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương nhằm động viên họ tích cực tham gia công tác này nhiều hơn, từng bước nâng cao chất lượng xã hội hóa công tác xóa đói, giảm nghèo; định kỳ tổ chức Hội nghị điển hình thoát
36
nghèo bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm tạo không khí thi đua lành mạnh rộng khắp.