CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1.1.2. Những vấn đề chung về giải quyết việc làm
Khái niệm: Việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng và phân loại đối tượng một cách chính xác và thống nhất, từ đó có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Cho đến nay, khái niệm về việc làm được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau:
- Việc làm là sự kết hợp giữa lao động và vốn sản xuất hay tư bản theo cách nào đó để biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (Bùi Quang Bình (2012)).
- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm (Bộ Luật Lao động (2012)).
Dù tiếp cận theo nhiều cách khác nhau nhưng các khái niệm việc làm này vẫn biểu hiện những nội dung tuy có khác nhau, nhưng vẫn có những điểm chung sau:
+ Việc làm gắn với hoạt động lao động của con người.
+ Người lao động làm việc đều có mục đích nhất định mà trong đó bao gồm các mục tiêu chủ yếu nhất như có nguồn thu nhập; làm việc để chứng tỏ bản thân.
+ Hoạt động lao động đó không bị luật pháp ngăn cấm.
Tuy nhiên, việc làm và làm việc tuy cùng chỉ hoạt động lao động của con người nhưng ngữ nghĩa có sự khác biệt. Việc làm là danh từ để chỉ hoạt động của con người nhưng làm việc lại là động từ tuy cũng chỉ hoạt động của con người qua đó chỉ trạng thái hoạt động. Trên thực tế, có trường hợp người lao động có sức lao động nhưng không có việc làm, cần phải giải quyết việc
làm. Ngược lại, có trường hợp người lao động có sức lao động, có việc làm nhưng không làm việc vì những lý do khác nhau. Ví dụ: trong các hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam trước đây, người lao động thờ ơ với công việc của hợp tác xã do thu nhập thấp, người công nhân trong doanh nghiệp đình công do bất mãn với cách thức quản lý của chủ doanh nghiệp... Trong những trường hợp này cần phải có những biện pháp hợp lý để người lao động tự giác làm việc, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Như vậy, từ việc làm đến làm việc còn có sự khác biệt và cần phải có thay đổi lớn. Việc làm là trạng thái tĩnh, khi người lao động có được công việc ở nơi nào đó nhưng không nói được họ làm việc thế nào. Chỉ khi người ta làm việc có năng suất thì ý nghĩa của việc làm mới được nâng lên.
Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm về việc làm:
Việc làm là khái niệm để phản ánh quá trình kết hợp giữa lao động và vốn sản xuất hay tư bản theo cách nào đó để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người như tạo ra thu nhập, ra của cải vật chất hoặc thoả mãn những nhu cầu nào đó... phù hợp với những quy định của pháp luật.
Việc làm cho lao động nữ:
Các chính sách của Việt Nam khẳng định phải bảo đảm quyền làm việc cho lao động nói chung và phụ nữ nói riêng. Điều này được khẳng định cụ thể ở các điểm sau:
Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà (Bộ Luật Lao động (2012)).
b. Giải quyết việc làm
Việc làm được tạo ra nếu điều kiện để lao động và tư bản được kết hợp với nhau theo cách nào đó. Người lao động vì lý do nào đó không có việc làm
hay trạng thái khi đó người lao động không thể có được các điều kiện để sức lao động của họ có thể kết hợp với các tư bản và công nghiệ sản xuất. Do đó:
Giải quyết việc làm người lao động là các hoạt động của xã hội nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi để kết hợp lao động với tư bản hay vốn sản xuất theo cách thức nào trong quá trình sản xuất xã hội đó để họ có được lợi ích từ hoạt động này (Đặng Nguyên Anh (2010)).
Giải quyết việc làm là hoạt động chủ quan của nhà nước nhưng dường như thụ động theo bối cảnh và ngược với cách tạo việc làm. Tạo việc làm mang tính chủ động hơn và được hoạch định trên cơ sở dự báo thị trường lao động. Nhưng khi sai lệch trước những biến động bất thường sẽ làm thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên sẽ cần chính sách giải quyết việc làm. Như vậy chính sách việc làm sẽ bao hàm hai hướng giải quyết việc làm và tạo việc làm.
Giải quyết việc làm cho lao động phụ thuộc cung cầu lao động và chính sách của nhà nước. Số lượng và chất lượng lao động ảnh hưởng tới nguồn cung lao động, mức độ sẵn sàng tham gia thị trường lao động cũng là một yếu tố quan trọng. Cầu lao động của doanh nghiệp và tổ chức do điều kiện thị trường quyết định, khi cầu hàng hóa dịch vụ tăng lên nhu cầu lao động tăng lên. Khi diễn biến của cung cầu trái ngược và sai lệch sẽ dư thừa lao động.
Nhà nước tham gia vào thị trường lao động bằng những quy định trong luật lệ sẽ ảnh hưởng tới cầu lao động.
c. Vai trò của giải quyết việc làm
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình làm việc không ngừng. Do vậy việc làm có vai trò quan trọng không chỉ với từng cá nhân mà còn toàn bộ xã hội loài người với nền kinh tế. Điều này đã được khẳng định trong suốt lịch sử loài người.
Đối với cá nhân mỗi người, có việc làm được coi là hạnh phúc vì nhờ
việc làm mà họ nhận được nhiều lợi ích khác nhau như thu nhập để thỏa mãn tiêu dùng, giá trị của bản thân với xã hội hay kinh nghiệm và trải nghiệm để trưởng thành. Việc làm có giá trị và quyết định toàn bộ cuộc sống của mỗi cá nhân. Trong điều kiện kinh tế thị trường và sự phát triển của khoa học công nghệ, điều kiện làm việc luôn thay đổi và có nhiều yêu cầu khác nhau mà lao động phải đáp ứng. Do vậy việc làm với công nhân cổ trắng hay cổ xanh thì đều đòi hỏi phải được đào tạo tức là phải có học vấn, kỹ năng kiến thức nhất định. Hiện nay những người không có việc làm thường là nhóm người không có tay nghề hay trình độ đào tạo vì không được đào tạo nghề. Với sự tiến bộ công nghệ thì tuổi thọ của nhiều công việc rút ngắn lại, nghĩa là việc làm của mỗi người cũng sẽ nhanh chóng thay đổi nên lao động cần phải tự học và tự đào tạo để thích ứng.
Đối với nền kinh tế, việc làm sẽ phát huy được vai trò của mình, Lao động là nguồn lực quan trọng nhất trong nền kinh tế vì: Lao động là chủ thể của quá trình sản xuất khi lao động lãnh đạo các doanh nghiệp hay các nhà quản lý nền kinh tế chính là những người hoạch định quá trình và tổ chức hoạt động sản xuất; Lao động là nhân tố mà thiếu nó thì quá trình sản xuất sẽ không thể thực hiện (thiếu lao động hệ thống máy móc của các doanh nghiệp không ai vận hành sẽ không sản xuất); Chất lượng lao động quyết định tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế (Đặng Quỳnh Mai (2003)).
Đối với xã hội thì việc làm cho lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu. Chính phủ và chính quyền luôn đứng trước yêu cầu của xã hội phải bảo đảm việc làm cho người dân. Điều đó không chỉ quan trọng để sử dụng hiệu quả yếu tố lao động cho phát triển kinh tế mà quan trọng hơn vì đây là vấn đề xã hội lớn. Người dân có việc làm nhất là nhóm yếu thế giúp họ có thể tái sản xuất sức lao động của họ và gia đình họ. Đây cũng chính là quá trình tái sản xuất dân số cho xã hội. Tái sản xuất lao động ở đây là tái sản xuất mở rộng cả
về số lượng và chất lượng. Việc làm sẽ cho người ta thu nhập để nuôi dạy con cái trưởng thành được học hành đầy đủ. Đó là quá trình tái sản xuất vốn con người. Ngoài ra việc làm cho lao động sẽ giúp duy trì sự ổn định của xã hội nhất là trật tự an ninh.