Thực trạng phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho lao động nữ thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ thành phố đồng hới (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

2.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất giải quyết việc làm cho lao động nữ thành phố Đồng Hới

Như mục 2.1.2 đã phân tích, tình hình kinh tế của thành phố những năm qua đã có sự tăng trưởng nhanh và đây là cơ sở tạo ra việc làm cho lao động nói chung của nền kinh tế.

Số liệu trên bảng 2.6 cho thấy kinh tế tăng trưởng liên tục, cùng với đó

là việc làm cũng tăng liên tục. Tỷ lệ tăng trưởng việc làm của nền kinh tế năm 2014 là 2,2 %, năm 2015 là 1,82%, năm 2016 là 5,59%, năm 2017 là 3,41%

và 2018 là 3,87%. Trung bình là 3,38%.

Bảng 2.6. Việc làm được tạo ra từ phát triển sản xuất của thành phố

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

TB 2014-

2018 1. Tăng trưởng kinh tế

(%) 8,9 9,26 8,78 8,37 8,45 8,75

2. Tăng trưởng Việc

làm (%) 2,20 1,82 5,59 3,41 3,87 3,38

3. Hệ số co dãn việc

làm 0,247 0,196 0,637 0,407 0,458 0,386

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng LĐTB&XH TP Đồng Hới) Những diễn biến đó kéo theo hệ số co dãn việc làm của thành phố này khá nhỏ. Hệ số này phản ánh khi tăng trưởng kinh tế 1% thì tỷ lệ tăng trưởng việc làm thay đổi bao nhiêu. Theo đó, năm 2014 khi tăng trưởng kinh tế 1%

thì việc làm tăng 0,247%. Tương tự năm 2018 nếu tăng trưởng kinh tế của thành phố tăng 1% thì tăng trưởng việc làm sẽ tăng 0,458%. Hệ số co dãn việc làm trung bình từ 2014 tới 2018 là 0,386.

Nhìn chung tăng trưởng của nền kinh tế đã tạo ra việc làm cho lao động nhưng không lớn và chậm hơn so với tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.7 cho thấy hàng năm các ngành kinh tế ở thành phố đều đã tạo ra lượng việc làm mới cho lao động nữ. Năm nhiều nhất là 2016, có 1.647 việc làm, năm 2015 ít nhất là 455 lao động và trung bình là 1.036 việc làm.

Bảng 2.7. Số việc làm mới để GQVL cho LĐ nữ ở thành phố Đồng Hới ĐVT: Việc làm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 1. Số việc làm cho lao

động nữ từ các ngành kinh tế

30.525 30.980 32.627 33.685 34.946 2. Số việc làm tăng thêm

để GQVL cho LĐ nữ 760 455 1.647 1.058 1.260 Trong đó:

+ Nông - lâm - thủy sản 102 59 204 127 146

+ Công nghiệp - Xây dựng 215 135 526 342 411

+ Thương mại - Dịch vụ 443 260 917 590 703

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng LĐTB&XH TP Đồng Hới) Trong các ngành kinh tế của thành phố, ngành Thương mại - Dịch vụ là ngành ở đó có số việc làm mới cho lao động nữ lớn nhất và chủ yếu các năm.

Ngành Nông - lâm - thủy sản có ít nhất. Ngành Công nghiệp - Xây dựng tạo ra số việc làm mới thấp hơn so với ngành Thương mại - Dịch vụ.

Những diễn biến này gắn liền với đường lối phát triển kinh tế của địa phương gắn liền với thế mạnh nguồn lực lao động. Đó là Phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực tại chỗ về con người và tài nguyên thiên nhiên đồng thời tích cực, chủ động tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và thu hút các nguồn lực bên ngoài (nhất là vốn, công nghệ) nhằm tạo sự phát triển nhanh, hiệu quả. Phát triển kinh tế bền vững dựa trên ba trụ cột: Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định; Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân; Bảo vệ tốt thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Tình hình trên là do Đồng Hới đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, tạo

việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, thành phố đã quy hoạch sử dụng đất, bố trí các khu thương mại, dịch vụ để người lao động có việc làm. Tiếp tục phát triển các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thành phố sẽ quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp trên cơ sở xây dựng nông thôn mới; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Về lâm nghiệp, trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng, thành phố sẽ tập trung rà soát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nhân dân có rừng yên tâm lao động sản xuất, bảo vệ tốt diện tích rừng được giao và đảm bảo đời sống người dân có thu nhập từ nghề rừng. Đối với các xã phường miền biển, sẽ có quy hoạch phát triển tàu thuyền theo hướng hiện đại, vươn khơi, từng bước chuyển đổi đối với nghề đánh bắt gần bờ để tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi đánh bắt thuận lợi hơn.

Để đạt được các mục tiêu của chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016 - 2025 đề ra, UBND thành phố đã phân công trách nhiệm cụ thể cho phòng Lao động- Thương binh và Xã hội; phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế, Trung tâm khuyến nông khuyến ngư và các xã phường cùng phối hợp triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình này.

Tóm lại, để đảm bảo thực hiện tốt chính sách đối với lao động nữ, trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về chính sách pháp luật, đặc biệt chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ tới người lao động. Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác tham gia quản lý và kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ và chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở. Giải quyết được điều này là một trong những giải pháp góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người lao động nói chung, đặc biệt là lực lượng lao

động nữ làm việc trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp.

Như vậy, Phát triển sản xuất của thành phố những năm qua đã góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho lao động nữ của thành phố. Trong đó, ngành Thương mại - Dịch vụ giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nữ nhất và ngành Nông - Lâm - Thủy sản giải quyết đượt ít nhất.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ thành phố đồng hới (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)