CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.2.4. Tình hình hỗ trợ tín dụng để giải quyết việc làm
Để giải quyết việc làm cho lao động nữ nói riêng và lao động của thành phố nói chung, UBND thành phố đã chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt chính sách tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bên cạnh việc động viên các doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ giải quyết việc làm nhất là cho lao động nữ.
Hiện nay nguồn vay vốn tín dụng ưu đãi từ các nguồn vốn vay giải quyết việc làm, vốn xóa đói giảm nghèo của thành phố và từ nguồn vốn vay ưu đãi khác từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người lao động nói chung và lao động nữ riêng. Các đối tượng được tập trung quan tâm vay vốn là hộ nghèo, phụ nữ, bộ đội xuất ngũ, thanh niên chưa tìm được việc làm…
Từ năm 2014 đến 2018, đã có nhiều đề án vay vốn cho lao động nữ thành phố được đề xuất, nhưng số lượng đề án được vay vốn và số vốn vay phụ thuộc vào tính khả thi của dự án và lĩnh vực của dự án triển khai. Tổng số đề án trong 5 năm qua là 45 và tăng giảm khác nhau. Tổng số tiền là 970 triệu đồng và mỗi năm khoảng gần trên dưới 200 triệu đồng. Hiện các đề án được duyệt cho vay tín dụng đều là dự án nông nghiệp như đề án trồng rau sạch, đề án nuôi heo rừng, đề án chăn nuôi kỳ đà, trồng nấm… Đối với đề án do cá
nhân làm chủ thì được vay tối đa 20 triệu đồng/đề án; đối với đề án do một nhóm phụ nữ làm chủ thì được vay tối đa 60 triệu đồng/đề án. Ngân hàng chính sách thành phố ủy thác cho các hội, đoàn thể như Hội phụ nữ quản lý theo địa bàn dân cư.
Bảng 2.1 . Hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nữ từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách
Năm Số đề án đƣợc vay vốn
Số tiền (triệu đồng)
Số phụ nữ đƣợc GQVL (người)
Tổng cộng 45 1970 113
2014 8 400 18
2015 7 380 15
2016 11 420 22
2017 10 370 27
2018 9 400 31
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Phòng LĐTB&XH TP Đồng Hới) Kết quả đã có 113 lao động nữ được giải quyết việc làm trong 5 năm qua từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách. Tuy nhiên số phụ nữ được giải quyết việc làm từng năm cũng không lớn, mỗi năm đều có khoảng 15-30 người, năm nhiều nhất là 31 người và năm ít nhất là 15 người.
Nguồn vốn xã hội hóa được vận động từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn do Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đồng Hới vận động thông qua các chương trình gây quỹ như quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
Đối tượng được vay vốn là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, không có việc làm, có đề án để phát triển kinh tế và được Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đồng Hới đề xuất. Có các mức đề án 15, 20 và 30 triệu đồng tương ứng với các đề án thuộc lĩnh vực như ưu tiên cho phụ nữ.
Bảng 2.11. Hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nữ từ nguồn vốn xã hội hóa
Năm Số đề án đƣợc vay vốn
Số tiền (triệu đồng)
Số phụ nữ đƣợc GQVL (người)
Tổng cộng 24 470 50
2014 2 50 5
2015 4 65 10
2016 5 110 11
2017 7 120 12
2018 6 125 12
(Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ TP Đồng Hới) Như vậy trong 5 năm qua, đã có 50 lao động phụ nữ được giải quyết việc từ nguồn vốn xã hội hóa. Tuy nhiên số phụ nữ được giải quyết việc làm từng năm cũng khônglớn, mỗi năm đều trên dưới 10 người. Năm nhiều nhất là 12 người và năm ít nhất là 5 người.
Việc đề ra chính sách đúng đắn của chính quyền đã tập trung được nguồn lực to lớn chung nhất là vật tư tiền vốn để đầu tư cho phát triển sản xuất góp phần tích cực làm cho diện tích, năng xuất sản lượng hàng hoá lương thực thực phẩm không ngừng tăng lên, đáp ứng cho nhu cầu của xã hội thành phố, tỉnh và một phần xuất khẩu. Từ đó tạo ra tâm lý trong bà con nông dân hăng hái lao động sản xuất tích cực thay đổi giống mới ứng dụng KHKT vào sản xuất, chủ động kết hợp nhiều loại hình sản xuất trên cùng diện tích nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều, chủ động chọn mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao, điển hình là: Trồng lúa kết hợp cây màu, nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo vườn tạp, kết hợp cây ngắn ngày và nuôi trồng thuỷ sản, trồng lúa kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm v.v... Trên cơ sở đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng có lợi nhất.