CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hóa, thông qua nó tác động đến nguồn lao động và ổn định việc làm cho người lao động.
Thực tế cho thấy, ở đâu có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi, có đời sống vật chất, tinh thần khá giả thì ở đó các ngành sản xuất vật chất phát triển, dân số, lao động tập trung nhiều hơn.
Quỹ đất đai, tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh xét trên khía cạnh số lượng, địa hình ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm trên địa bàn đó. Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, nhưng độ ảnh hưởng có khác nhau, trong đó ảnh hưởng rõ rệt nhất là sản xuât nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành khai thác khoáng sản. Do điều kiện địa hình, địa mạo và thời tiết khí hậu của mỗi vùng không giống nhau vì thế tổ chức lao động việc làm cho người lao động ở mỗi vùng, mỗi địa phương cần phải căn cứ vào những yếu tố tự nhiên của địa phương mình sao cho có hiệu quả nhất.
1.3.2. Điều kiện kinh tế
Cầu việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng bắt nguồn từ cầu sản xuất, phát triển kinh tế. Khi sản xuất càng phát triển thì nhu cầu lao động càng lớn. Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Okun đã nghiên
cứu và khẳng định tăng trưởng kinh tế có xu hướng làm giảm thất nghiệp vì khi nền kinh tế tăng trưởng sẽ sử dụng nhiều hơn các loại đầu vào trong đó có lao động. Mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp được lượng hoá và gọi là định luật OKUN: Nếu sản lượng thực tế (Yr) thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yp) 2% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế (Ut) sẽ cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) là 1%.
Công thức (1.1): *50%
Yp Yr Un Yp
Ut
Như vậy, các yếu tố như vốn, công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, tạo việc làm của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Vì vậy, các quốc gia, các địa phương cần chú trọng đến đẩy mạnh thu hút vốn, phát triển những máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng khai thác, chế biến sản phẩm để tạo việc làm.
Xét về tầm vĩ mô, để đảm bảo cơ cấu lao động hài hòa, đáp ứng được yêu cầu phát triển khoa học công nghệ và không dẫn đến tình trạng đô thị hóa thì cần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý.
1.3.3. Các yếu tố xã hội - Bản thân người lao động
Cơ chế tạo việc làm đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ từ 3 bên là: Người chủ sử dụng lao động; người lao động và Nhà nước. Trong đó nhân tố người lao động với trí lực và thể lực là yếu tố chủ động, tích cực trong quá trình tìm kiếm và tự tạo việc làm.
Nhân tố này bao gồm những đòi hỏi mà thanh niên cần phải có để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và những đặc điểm của thanh niên mà người sử dụng lao động, Nhà nước và những nhà hoạch định chính sách cần xác định chính xác để có những biện pháp thích ứng trong việc tạo việc làm phù hợp cho thanh niên.
Về số lượng sức lao động: Xét về cá nhân, số lượng sức lao động thể hiện ở thời gian lao động và cường độ lao động của mỗi người. Xét trên khía cạnh toàn xã hội, số lượng sức lao động thể hiện ở quy mô dân số. Sự ổn định hay gia tăng đột biến dân số đều liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực, từ đó ảnh hưởng đến việc làm. Ngoài ra, vấn đề di dân, đặc biệt di dân từ nông thôn ra đô thị đã và đang gây ra các áp lực kinh tế - xã hội và chính trị và giải quyết việc làm. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách điều động và phân bố lại dân cư phù hợp với từng vùng, từng khu vực, ngành kinh tế để có thể phát huy nguồn lực lao động và tận dụng các tiềm năng phát triển khác.
Về chất lượng lao động: chất lượng lao động bao hàm nội dung khá rộng không chỉ là trình độ chuyên môn lành nghề của người lao động, mà còn bao gồm ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, sức khoẻ,…
Như vậy, để tạo việc làm, duy trì và phát triển việc làm cần có sự tham gia của Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động trong việc phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng lao động, nâng cao chất lượng sức lao động. Người lao động muốn tìm được việc làm, việc làm có thu nhập cao, đòi hỏi phải có trình độ, có năng lực.
- Giáo dục, đào tạo
Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học, công nghệ của đất nước đó, trình độ khoa học công nghệ lại phụ thuộc vào giáo dục đào tạo. Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực và sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc, người lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.
Giáo dục - đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm cung
cấp cho xã hội một lực lượng lao động mới đủ về số lượng, nâng cao chất lượng.
- Cơ chế, chính sách về việc làm
Cơ chế, chính sách tạo việc làm của nhà nước, của địa phương cũng là nhóm nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động.
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia, mỗi địa phương sẽ đề ra những cơ chế, chính sách cụ thể để tạo việc làm. Một cơ chế, chính sách tạo việc làm hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo nhiều việc làm. Chính sách và cơ chế của Nhà nước sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tạo việc làm.
Nhóm nhân tố này rất đa dạng gồm các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô, và có thể theo ngành, lĩnh vực, vùng như chính sách tác động tới ngành nông lâm ngư nghiệp, ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và ngành thương mại - dịch vụ. Ngoài ra, chính sách việc làm của Nhà nước cũng chú ý tới những đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, đó là những người nghèo, người bị tàn tật, thương bệnh binh, bộ đội xuất ngũ, thanh niên sau cai nghiện, thanh niên mãn hạn tù...
Chính sách việc làm được thực hiện thông qua các hình thức hỗ trợ thông qua các chương trình, các dự án vay vốn hỗ trợ việc làm, kế hoạch xây dựng giải quyết việc làm tại địa phương như chính sách về vốn, chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách phát triển khoa học, công nghệ,…
CHƯƠNG 2