Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất tạo việc làm cho lao động nữ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ thành phố đồng hới (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

3.2. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

3.2.1. Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất tạo việc làm cho lao động nữ

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương có sử dụng nhiều lao động tại chỗ, đặc biệt ưu đãi về giá thuê đất cho doanh nghiệp có chính sách đào tạo nghề lao động địa phương.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đang sử dụng và có khả năng sử dụng nhiều lao động nữ như chế biến, may mặc, tiểu thủ công nghiệp… với cam kết giải quyết việc làm thông qua các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ quỹ lương, bảo hiểm…

- Thường xuyên cập nhật thị trường lao động, nhu cầu việc làm và khả năng thu hút của các doanh nghiệp, các ngành nghề trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm.

Giải pháp phát triển sản xuất tạo việc làm cụ thể đối với từng ngành kinh tế:

a. Đối với ngành Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở, các thủ tục hành chính cấp phép đăng ký kinh doanh, quy hoạch chi tiết rõ ràng trong phát triển mạng lưới chợ, siêu thị tại các xã và thị trấn.

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ, thương mại.

- Phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, cảnh quan; du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch lễ hội… Phát triển du lịch tại chỗ gắn kết chặt chẽ với khai thác du lịch ở một số vùng trong tỉnh.

Để phát triển du lịch cần chú ý đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, khu nghỉ ngơi cho khách du lịch; cần phối hợp các ban ngành để quảng bá du lịch cũng như thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, phát triển kinh tế giải quyết việc làm cho lao động.

b. Đối với ngành công nghiệp

- Phát huy hiệu quả các khu và cụm công nghiệp

Khu công nghiệp của thành phố, tạo động lực phát triển các ngành kinh tế và các địa bàn lãnh thổ. Gắn phát triển công nghiệp với quá trình hình thành mạng lưới đô thị, các điểm dân cư tập trung và phân bố dân cư trên địa bàn, tạo động lực và sự liên kết giữa đô thị và nông thôn, giữa các cơ sở công nghiệp và vùng nguyên liệu. Khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ đối với các doanh nghiệp cam kết sử dụng lao động là thanh niên thành phố.

- Thực hiện quy hoạch các làng nghề thành khu vực tập trung, vừa là đảm bảo tạo thành một khu vực sản xuất chuyên môn để dễ dàng trong quá trình quản lý cũng như trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất. Ngoài ra, phát triển ngành nghề truyền thống còn tác động trực tiếp tới chất lượng lao động do phải thường xuyên nâng cao tay nghề để phù hợp đáp ứng ngày càng cao của khách hàng.

- Tập trung xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng ban đầu cho các cụm công nghiệp như điện, nước công nghiệp, môi trường cây xanh, hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là khu tập thể cho công nhân; đồng thời có giải pháp đồng bộ khuyến khích nhà đầu tư phát triển sản xuất.

- Chú trọng và tranh thủ các nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn của các Tổng công ty lớn trong nước, nguồn vốn Trung ương, của tỉnh thông qua các dự án phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút vốn, kỹ thuật, chất xám, thông qua liên kết liên doanh với các nhà đầu tư bên ngoài, các tỉnh và thành phố có tiềm năng như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, vv… để nhanh chóng phát triển cơ sở sản xuất, nhà máy; hình thành các ngành công nghiệp mới phù hợp với tiềm năng và điều kiện phát triển.

- Có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý cho lực lượng bao gồm cả các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và hiện đại hóa công nghiệp.

c. Đối với ngành nông nghiệp

- Cần quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh có quy mô lớn, năng suất cao, sử dụng nhiều lao động như xây dựng một khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất rau quả an toàn, sản xuất giống cây, hoa kiểng,...

- Khuyến khích và hỗ trợ phụ nữ là chủ cơ sở sản xuất đầu tư và đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời chú ý ứng dụng công nghệ mới như công nghệ không dùng đất để tăng năng suất và sản xuất các loại nông sản sạch. Bên cạnh đó khuyến khích một số hộ, trang trại chăn nuôi các loại đặc sản, các giống lợn, gà, vv… để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân địa phương và phục vụ khách du lịch.

- Đối với chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo 2 mô hình chủ yếu, đó là mô hình trang trại chăn nuôi tập trung theo kiểu bán công nghiệp và mô hình hộ gia đình chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, như vậy vừa có thể giúp thanh niên tự sản xuất kinh doanh độc lập, vừa tạo thêm việc làm cho xã hội.

- Để khuyến khích và thúc đẩy kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển cần chú ý các biện pháp về vốn, đất đai, về đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, về phát triển kinh tế hợp tác.

- Về chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp tạo việc làm cho lao động nữ chính quyền thành phố cần:

+ Tăng cường nguồn vốn tín dụng, nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vay vốn thuận lợi. Tăng cường nguồn vốn vay trung và dài hạn cho hộ và trang trại để họ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa.

+ Làm tốt chính sách giao đất, cho thuê đất, tăng cường công tác vận động chuyển đổi ruộng đất để sản xuất của các hộ tập trung cao hơn.

+ Mở hội chợ thương mại, nông sản, cây trồng… để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp thị, quảng bá và trao đổi nông sản hàng hóa, tìm kiếm đầu mối tiêu thụ lớn như các khu công nghiệp, khu du lịch, siêu thị, nhà hàng, cơ sở chế biến và xuất khẩu nông sản…

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nữ thành phố đồng hới (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)