Thực trạng phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA

2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XĂNG ĐÂU QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA

2.2.5. Thực trạng phương pháp đào tạo

Hiện tại, Công ty xăng dầu Quảng Bình đang áp dụng 2 hình thức đào tạo cho NLĐ là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Cụ thể như sau:

- Đào tạo trong công việc: Phương pháp đào tạo này được Công ty áp dụng cho các đối tượng là lao động trực tiếp tại các cửa hàng xăng dầu, trực

tiếp tại Kho cảng xăng dầu Sông gianh. Được thực hiện cụ thể như cử người có kinh nghiệm kèm cặp, chỉ dẫn công việc trực tiếp cho những người được công ty tiếp nhận mới hoặc những người mới được điều chuyển đến tiếp xúc công việc mới... Phương pháp đào tạo này nhằm trang bị kiến thức cho NLĐ mới vào công ty, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp làm quen với công ty, hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp, mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau,…

Phương pháp đào tạo này ít tốn kém chi phí và thời gian, NLĐ nhanh quen với công việc, dễ tiếp thu kiến thức và chủ động cho DN. Các nội dung đào tạo thường đơn giản nhưng cần sự nhiệt tình của những người kèm cặp, đào tạo.

- Đào tạo ngoài công việc: Loại đào tạo này thường được Công ty tiến hành bằng cách hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ của các trường, các Trung tâm về tổ chức các lớp học cho người lao động tại văn phòng Công ty;

hoặc cử người đi học tại các trường theo yêu cầu chuyên môn hoặc thông qua các buổi hội nghị, hội thảo tại đơn vị, tại Tập đoàn.

+ Phương pháp hội nghị, hội thảo: Hàng năm, Công ty có tổ chức các buổi hội thảo cho NLĐ, đặc biệt là mời các chuyên gia về giảng dạy trực tiếp nhưng chỉ dừng lại ở 1 hội thảo/năm. Ngoài ra, Công ty còn cử người tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo do các cơ quan, đơn vị khác tổ chức.

+ Phương pháp đào tạo bằng các lớp giảng dạy: Phương pháp đào tạo này phần lớn nằm trong kế hoạch đào tạo của DN. Các lớp đào tạo có thể do DN tự tổ chức nhưng phần lớn là do trung tâm đào tạo bên ngoài đào tạo.

- Học tập kinh nghiệm nước ngoài: Công ty đã tổ thông qua các chương trình thăm quan, học tập kinh nghiệm tại các nước Singapo, Nhật Bản, Thái Lan, Lào...đây là hình thức giúp cho cán bộ và nâng cao việc nghiên cứu quy trình sản xuất, quản lý, … Tuy nhiên, phương pháp đào tạo này thường áp

dụng cho cán bộ lãnh quản lý từ Trưởng, phó phòng nghiệp vụ Công ty trở lên và một số CBCNV được công ty đánh giá xếp loại lao động hàng năm từ lao động tiên tiến trở lên.

Đối với chương trình đào tạo chính quy tại các trường: Công ty luôn khuyến khích người lao động đủ khả năng tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại các trường tổ chức.

Trong giai đoạn 2017-2019, Công ty đã lựa chọn các phương pháp đào tạo khá phù hợp với các đối tượng đào tạo cụ thể như sau:

Bảng 2.10. Phương pháp đào tạo phổ biến tại Công ty xăng dầu Quảng Bình giai đoạn 2017-2019

Các phương pháp đào tạo

Đối tƣợng Nơi thực hiện Cán bộ,

chuyên môn nghiệp vụ

Công nhân trực tiếp

Nhân viên mới

Nơi làm việc

Ngoài nơi làm

việc

Kèm cặp chỉ dẫn x x x x

Mở lớp cạnh doanh

nghiệp x x

Gửi đi học các

trường chính quy x x x

Đào tạo theo kiểu

học nghề x x

Hội nghị, hội thảo x x

Học tập kinh nghiệm

tại nước ngoài x x

Thực tập x x x x

Nguồn: Văn phòng công ty Như vậy, có thể thấy rằng nội dung đào tạo NNL rất rộng nhưng phương pháp đào tạo mà Công ty đang áp dụng còn hạn chế, chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức truyền thống mà Công ty vẫn áp dụng trong các năm qua, chưa có

sự đổi mới các phương pháp hiện đại nên chưa thực sự khuyến khích NLĐ tích cực tham gia các khóa đào tạo.

Khảo sát 47 lao động trực tiếp và 43 cán bộ quản lý của Công ty xăng dầu Quảng Bình về phương pháp đào tạo, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về phương pháp đào tạo

Câu hỏi Đối tƣợng

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Hoàn toàn đồng

ý

Điểm trung bình Phương pháp đào tạo

đa dạng

CBQL 0 0 5 22 16 4,26

LĐTT 0 3 5 23 16 4,11

Phương pháp đào tạo hấp dẫn

CBQL 2 8 12 14 7 3,37

LĐTT 7 8 11 16 5 3,09

Phương pháp đào tạo thường xuyên đổi mới, phù hợp với từng nhóm đối tượng

CBQL 0 3 7 18 15 4,05

LĐTT 5 9 13 13 7 3,17

Nguồn: Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, có sự đánh giá khác biệt giữa CBQL và LĐTT ở hai nội dung đó là tính hấp dẫn và thường xuyên đổi mới, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Phương pháp đào tạo được cả hai nhóm khảo sát đồng ý là đa dạng (CBQL đánh giá với 4,26 điểm và LĐTT đánh giá 4,11 điểm). Tuy nhiên, phương pháp đào tạo được đổi mới thường xuyên với CBQL (4,05 điểm) nhưng chưa đổi mới với LĐTT (3,17 điểm). Phương pháp đào tạo khá hấp dẫn với CBQL (3,37 điểm) nhưng chưa hấp dẫn với LĐTT (3,09 điểm).

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)