CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY XĂNG ĐÂU QUẢNG BÌNH THỜI GIAN QUA
2.2.2. Thực trạng xác định mục tiêu đào tạo
Trên cơ sở mỗi loại nhu cầu đào tạo mà Công ty có những mục tiêu đào tạo tương ứng, phù hợp và rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá sau đào tạo. Việc xác định mục tiêu đào tạo thường dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh và nhu cầu đào tạo NNL hàng năm, từ đó đưa ra mục tiêu của công tác đào tạo theo từng năm, cụ thể mục tiêu đào tạo năm 2019 của công ty, đó là:
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng thực hiện công việc, khả năng tổ chức quản lý cho NLĐ để họ có thể thực hiện hiệu quả cao trong công việc của mình.
- Giúp NLĐ nắm bắt được những xu hướng phát triển của các ngành hàng, mặt hàng SXKD của Công ty sau khi tham gia khóa đào tạo, từ đó giúp họ có thể áp dụng những kiến thức thu được vào thực tiễn công tác nhằm tăng hiệu quả hoạt động của DN.
- Giúp NLĐ có thể nắm bắt và ứng dụng kịp thời vào công việc với sự thay đổi của công nghệ sản xuất trong thời gian tới.
Việc xác định mục tiêu đào tạo hiện nay tại Công ty thường dựa vào quy định của ngành đối với các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành xăng dầu. Đối với các khóa đào tạo do Công ty tự tổ chức, việc xác định mục tiêu đào tạo thường dựa vào tư vấn của bên cung cấp dịch vụ đào tạo có tham khảo ý kiến của Công ty (thường là của Phòng Tổ chức hành chính). Cụ thể như sau:
* Đối với cán bộ quản lý
- Bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ,… Qua đó, đảm bảo cho các cán bộ có đủ khả năng quản lý, có năng lực, phẩm chất cần thiết của một nhà quản lý để có thể tham gia thực hiện điều hành tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của công ty.
- Đảm bảo cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có đủ năng lực, phẩm chất chính trị.
* Đối với lao động trực tiếp
- Sau khi tham gia học tập, NLĐ có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức, kỹ năng thực hiện tốt công việc, nhiệm vụ được giao.
- Có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự phù hợp giữa yêu cầu của công việc với trình độ chuyên môn của NLĐ, có trình độ lành nghề cao, có khả năng sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại.
- Có tác phong công nghiệp, văn hóa ứng xử, thực hiện đúng những quy định của Công ty, tác nghiệp thành thạo máy móc công nghệ, các thiết bị PCCC, BVMT...
Như vậy, có thể thấy rằng, trong mỗi khóa đào tạo, công ty xác định một cách tổng quát, chung chung, chưa xác định các mục tiêu cụ thể mà mỗi khóa học cần đạt được. Để xác định mục tiêu cho từng khóa học đào tạo cụ thể, chi tiết hơn, Công ty phải tiến hành phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc một cách tỉ mỉ, rõ ràng hơn.
Khảo sát 47 lao động trực tiếp và 43 cán bộ quản lý của Công ty xăng dầu Quảng Bình về xác định mục tiêu đào tạo, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về xác định mục tiêu đào tạo
Câu hỏi Đối tƣợng
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Hoàn toàn đồng
ý
Điểm trung bình Mục tiêu đào tạo rõ
ràng, cụ thể
CBQL 3 9 14 11 6 3,19
LĐTT 5 9 13 14 6 3,15
Mỗi nhóm chức danh đều có mục tiêu đào tạo xác định
CBQL 0 0 6 16 21 4,35
LĐTT 0 0 6 24 17 4,23
Công ty tiến hành xác định mục tiêu đào tạo cho từng lao động
CBQL 3 8 11 16 5 3,28
LĐTT 7 12 7 13 8 3,06
Nguồn: Kết quả khảo sát Nhìn bảng trên ta thấy, đánh giá của CBQL vẫn cao hơn LĐTT. Tuy nhiên, đánh giá của cả CBQL và LĐTT về xác định mục tiêu đào tạo của công ty đều chưa cao. Mục tiêu đào tạo chỉ được xác định cho từng nhóm chức danh (CBQL đánh giá 4,35 điểm và LĐTT đánh giá với 4,23 điểm). Tuy nhiên, với các cá nhân lao động, công ty chưa xác định mục tiêu đào tạo cụ thể (CBQL đánh giá 3,28 điểm và LĐTT đánh giá với 3,06 điểm). Mục tiêu đào tạo cũng được đánh giá là chưa rõ ràng, cụ thể (CBQL và LĐTT đánh giá lần lược là 3,19 và 3,15 điểm).
2.2.3. Thực trạng xác định đối tƣợng đào tạo
Xác định đối tượng đào tạo là việc lựa chọn người cụ thể để đào tạo, bộ phận và công việc gì để đào tạo. Việc lựa chọn cần phải đánh giá được chất lượng lao động hiện có, đánh giá việc thực hiện công việc của từng lao động để xác định đối tượng đào tạo đảm bảo đúng, tránh tình trạng lựa không đúng đối tượng đối tượng làm lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp.
a. Lựa chọn đối tượng đào tạo đối với đối công nhân trực tiếp
- Đào tạo Trung cấp xăng dầu: Đối tượng tham gia đào tạo là những công nhân trực tiếp bán hàng, trưởng quầy đã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở xuống nhưng không phù hợp với nghề nghiệp đang thực thi hoặc các trường hợp làm việc lâu năm chỉ có bằng cấp bồi dưỡng. Lớp học với thời gian 02 năm, học vào cuối các tuần (ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần) tại Văn Phòng Công ty.
- Đào tạo mới: Xuất phát từ tình hình kinh doanh, một số trường hợp tuyển mới đối với người lao động có năng khiếu văn nghệ, bóng chuyển để dẫn dắt phong trào. Công ty tuyển mới đối tượng này có những người không có bằng cấp chuyên môn hoặc đã có trình độ chuyên môn nhưng trái nghề nên Công ty tổ chức đào tạo mới cho những người này để đảm bảo chuẩn hóa về trình độ theo yêu cầu, trang bị kiến thức để người lao động thực hiện hoàn thành công việc được giao.
- Đào tạo ATVSLĐ, BVMT, phòng chống cháy nổ, phòng chống sự cố tràn dầu, kỹ năng tiếp xúc bán hàng, .... Tất cả các nhân viên làm việc tại các cửa hàng xăng dầu, nhân viên làm việc kho cảng xăng dầu Sông Gianh chưa có chứng chỉ hoặc đã có chứng chỉ nhưng hết thời hạn hiệu lực đều được luân phiên đào tạo. Quy trình bán hàng 5 bước, tổ chức đào tạo cho lực lượng trực tiếp làm việc tại các cửa hàng xăng dầu, thông qua đào tạo trang bị kiến thức, kỹ năng tác nghiệp thực hiện nhiệm vụ của lực lượng lao động trực tiếp, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đào tạo quy trình sử dụng, bảo quản các thiết bị, máy móc… áp dụng cho nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu, đơn vị có trang cấp các máy móc, thiết bị, công nghệ mới.
b. Lựa chọn đối với đối tượng là lao động gián tiếp, lao động quản lý - Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về quản lý: Cán bộ có triển
vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo các phòng nghiệp vụ hoặc ban Lãnh đạo Công ty. Các khóa đào đào tạo thường là phát triển kỹ năng quản lý cấp cao; cao học kinh tế, kỹ thuật với thời gian đào tạo từ 6 tháng đến 2 năm.
- Đào tạo Lý luận chính trị cao cấp: Đối tượng ưu tiên là cán bộ nằm trong diện quy hoạch, có triển vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo với chỉ tiêu do cấp trên phê duyệt.
- Đào tạo nghệ thuật lãnh đạo và tâm lý quản lý: Các cán bộ, nhân viên lam việc tại các phòng ban chức năng, các cán bộ quản lý tại các đơn vị trực thuộc phù hợp với nội dung chương trình đào tạo (do Phòng Tổ chức hành chính xác định).
Tổng hợp đối tượng đào tạo và số lượng đào tạo qua các năm của Công ty như sau:
Bảng 2.7. Đối tượng đào tạo NNL của Công ty qua các năm ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số lượt người cần đào
tạo 971 997 1.037
1. Lao động trực tiếp 870 872 904
- Đào tạo NV xăng dầu 38 42 45
- Đào tạo vận hành thiết bị 15 24 51
- Quy trình bán hàng, kỹ
năng giáo tiếp, 203 250 255
- Đào tạo khác 614 556 553
2. Lao động gián tiếp 101 125 133
- Đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ 36 57 62
- Đào tạo Lý luận chính trị 1 1 1
- Đào tạo khác 64 67 70
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Nhìn bảng trên ta thấy, số lượng người được đào tạo có xu hướng tăng qua các năm. Theo đó, lao động trực tiếp được đào tạo nhiều hơn, 870 người năm 2017; 872 người năm 2018 và 904 người năm 2019. Các nội dung đào tạo cho lao động trực tiếp gồm đào tạo nhân viên xăng dầu, vận hành thiết bị, quy trình bán hàng, kỹ năng giao tiếp và đào tạo khác. Đối với lao động gián tiếp, Công ty tiến hành đào tạo cho 101 lao động năm 2017; 125 người năm 2018 và 133 người năm 2019. Nội dung đào tạo gồm đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; lý luận chính trị và đào tạo khác.
Khảo sát 47 lao động trực tiếp và 43 cán bộ quản lý của Công ty xăng dầu Quảng Bình về xác định, lựa chọn đối tượng đào tạo, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về xác định, lựa chọn đối tượng đào tạo
Câu hỏi Đối tƣợng
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Hoàn toàn đồng
ý
Điểm trung bình Lựa chọn đối tượng
đào tạo được tiến hành công khai
CBQL 2 3 5 18 15 3,95
LĐTT 4 6 9 16 12 3,55
Lựa chọn đối tượng đào tạo được xác định cụ thể với từng nhóm lao động, từng cá nhân
CBQL 4 5 9 20 5 3,40
LĐTT 7 9 9 16 6 3,11
Lựa chọn đối tượng đào tạo có tham khảo ý kiến của anh/chị
CBQL 3 5 11 18 6 3,44
LĐTT 6 9 12 11 9 3,17
Nguồn: Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, lựa chọn đối tượng đào tạo được công ty tiến hành công khai (CBQL đánh giá 3,95 điểm và LĐTT đánh giá 3,55 điểm).
Tuy nhiên, lựa chọn đối tạo chỉ được xác định cụ thể với từng nhóm lao động, cá nhân là CBQL (3,4 điểm) mà chưa được thực hiện với LĐTT (3,11 điểm);
các LĐTT cũng không được tham khảo ý kiến để được đào tạo (3,17 điểm).
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hiệu quả đào tạo chưa cao.
2.2.4. Thực trạng xác định nội dung chương trình đào tạo
Để xây dựng nội dung chương trình đào tạo, Công ty đi theo một quy trình khá chi tiết. Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo được Giám đốc phê duyệt, có sự thống nhất với Phòng TCHC để lập kế hoạch đào tạo, những nhu cầu đào tạo phát sinh sau khi lập kế hoạch được đưa vào kế hoạch đào tạo bổ sung. Đào tạo bồ sung khi xuất hiện thêm nhiều nhu cầu học tập, chuyển giao công nghệ hay khi có một chương trình đào tạo được mời tham gia mà công ty thấy phù hợp với NLĐ.
Việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo chu đáo, kỹ càng, phù hợp với mục tiêu đặt ra, đảm bảo nội dung và thời lượng cân bằng; giữa lý thuyết gắn với thực hành là mong mốn của Công ty. Tuy nhiên do năng lực của đội ngũ làm công tác nhân sự tại Công ty mỏng, nên chủ yếu hiện tại việc xác định nội dung, chương trình đào tạo là do các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo chuẩn bị. Công ty thấy chương trình nào phù hợp thì liên hệ để đặt hàng tổ chức. Đối với các chương trình đào tạo cho nhân viên mới, nội dung chương trình đào tạo chủ yếu là do người phụ trách công việc nơi có nhân viên mới quyết định, Công ty hiện tại chưa xây dựng được quy trình, nội dung chính thức cho hoạt động đào tạo này.
Về chương trình đào tạo, trừ các chương trình đào tạo chính khóa tại các cơ sở đào tạo (các trường đại học, Học viên, Trường Đảng...), chương trình đào tạo như thế nào là do các cơ sở đó quyết định. Phòng TCHC chỉ quản lý theo dõi chương trình đao tạo theo Thông báo học tập mà các cá nhân tham gia báo cáo. Thường thì các chương trình này rất biến động, gây khó khăn cho bố trí công việc của người học.
Đối với các chương trình đào tạo do Công ty chủ động tổ chức hoặc phối hợp tổ chức, chương trình đào tạo thường là ngắn hạn, chủ yếu học vào ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ nhật) hoặc ngoài giờ. Chương trình đào tạo thường có xu hướng rút ngắn, chủ yếu tập trung cho các vấn đề về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Khi gửi thông báo đào tạo khóa học đến các phòng, ban, đơn vị trong đó đã thể hiện đầy đủ chương trình đào tạo với các thông tin như: tên khoá đào tạo, nội dung, số lượng người dự kiến đào tạo, địa điểm, thời gian dự kiến đào tạo, lịch học dự kiến...
Các lĩnh vực, nội dung đào tạo chủ yếu với các đối tượng của Công ty gồm:
- Đối tượng đào tạo cử nhân, cao cấp, trung cấp lý luận chính trị, đại học văn bằng 2, đào tạo sau đại học là: Lãnh đạo, Trưởng, Phó phòng nghiệp vụ Công ty, Trưởng kho cảng xăng dầu Sông Gianh, Giám đốc Chi nhánh.
Đối với Chuyên viên các phòng nghiệp vụ Công ty thuộc diện quy hoạch cán bộ, Công ty sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
- Đối tượng đào tạo đại học và các nội dung đào tạo khác (Nâng ngạch, bậc chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học, cập nhật, bổ sung kiến thức theo chương trình công tác, nghề mới, nghiệp vụ bảo vệ, an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy...) là: Cán bộ, công nhân viên Công ty.
- Cán bộ công nhân viên có nhu cầu tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Từ trình độ đại học trở xuống phù hợp với nhu cầu công việc hiện đang đảm nhận.
Khảo sát 47 lao động trực tiếp và 43 cán bộ quản lý của Công ty xăng dầu Quảng Bình về nội dung chương trình đào tạo, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về nội dung chương trình đào tạo
Câu hỏi Đối tƣợng
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý
Hoàn toàn đồng
ý
Điểm trung bình Nội dung chương trình
đào tạo hấp dẫn
CBQL 2 4 7 18 12 3,79
LĐTT 5 8 12 14 8 3,26
Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn công việc của anh/chị
CBQL 0 3 5 21 14 4,07
LĐTT 4 11 14 9 9 3,17
Nội dung chương trình đào tạo đa dạng, riêng biệt với từng nhóm đối tượng khác nhau
CBQL 0 0 7 20 16 4,21
LĐTT 0 7 12 17 11 3,68
Nguồn: Kết quả khảo sát Nhìn bảng trên ta thấy, nội dung chương trình đào tạo được chuẩn bị riêng biệt, phù hợp với mục đích và đối tượng đào tạo (CBQL đánh giá 4,21 điểm và LĐTT đánh giá với 3,68 điểm). Tuy nội dung chương trình đào tạo được CBQL đánh giá là phù hợp với thực tế công việc của họ (4,07 điểm) nhưng đối tượng LĐTT lại thấy chưa phù hợp (3,17 điểm). Nội dung đào tạo cũng được CBQL đánh giá là hấp dẫn (3,79 điểm) nhưng LĐTT lại thấy chưa thực sự hấp dẫn (3,26 điểm).
2.2.5. Thực trạng phương pháp đào tạo
Hiện tại, Công ty xăng dầu Quảng Bình đang áp dụng 2 hình thức đào tạo cho NLĐ là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Cụ thể như sau:
- Đào tạo trong công việc: Phương pháp đào tạo này được Công ty áp dụng cho các đối tượng là lao động trực tiếp tại các cửa hàng xăng dầu, trực
tiếp tại Kho cảng xăng dầu Sông gianh. Được thực hiện cụ thể như cử người có kinh nghiệm kèm cặp, chỉ dẫn công việc trực tiếp cho những người được công ty tiếp nhận mới hoặc những người mới được điều chuyển đến tiếp xúc công việc mới... Phương pháp đào tạo này nhằm trang bị kiến thức cho NLĐ mới vào công ty, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp làm quen với công ty, hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp, mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau,…
Phương pháp đào tạo này ít tốn kém chi phí và thời gian, NLĐ nhanh quen với công việc, dễ tiếp thu kiến thức và chủ động cho DN. Các nội dung đào tạo thường đơn giản nhưng cần sự nhiệt tình của những người kèm cặp, đào tạo.
- Đào tạo ngoài công việc: Loại đào tạo này thường được Công ty tiến hành bằng cách hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ của các trường, các Trung tâm về tổ chức các lớp học cho người lao động tại văn phòng Công ty;
hoặc cử người đi học tại các trường theo yêu cầu chuyên môn hoặc thông qua các buổi hội nghị, hội thảo tại đơn vị, tại Tập đoàn.
+ Phương pháp hội nghị, hội thảo: Hàng năm, Công ty có tổ chức các buổi hội thảo cho NLĐ, đặc biệt là mời các chuyên gia về giảng dạy trực tiếp nhưng chỉ dừng lại ở 1 hội thảo/năm. Ngoài ra, Công ty còn cử người tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo do các cơ quan, đơn vị khác tổ chức.
+ Phương pháp đào tạo bằng các lớp giảng dạy: Phương pháp đào tạo này phần lớn nằm trong kế hoạch đào tạo của DN. Các lớp đào tạo có thể do DN tự tổ chức nhưng phần lớn là do trung tâm đào tạo bên ngoài đào tạo.
- Học tập kinh nghiệm nước ngoài: Công ty đã tổ thông qua các chương trình thăm quan, học tập kinh nghiệm tại các nước Singapo, Nhật Bản, Thái Lan, Lào...đây là hình thức giúp cho cán bộ và nâng cao việc nghiên cứu quy trình sản xuất, quản lý, … Tuy nhiên, phương pháp đào tạo này thường áp