Đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn; kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là thái độ

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 105 - 113)

hướng dẫn thủ tục cho DN (trực tiếp, qua điện thoại hay qua mạng…)

a. Cơ sở áp dụng

Như chúng ta đã biết, tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách cải cách hành chính khác nhau, kêu goi kiện toàn bộ máy quản lý hành chính nhưng tại sao đã mấy năm rồi mà vẫn không cải thiện được bao nhiêu. DN vẫn đánh giá không cao bộ máy hành chính nhà nước. Tại sao cũng cùng một quy định từ TW ban xuống như nhau mà Đà Nẵng họ làm rất tootd còn Khánh Hoà chúng ta thì càng ngày xếp hạng càng giảm.

Phải chăng do nguồn nhân lực phục vụ công các hành chính còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Mặt khác, bên cạnh việc xử lý công việc còn chưa hiệu quả thì

thái độ làm việc của cán bộ công chức cũng đang là một vấn đề lớn hiện nay. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm việc trực tiếp với DN.

- Đầu tiên là phải rà soát lại, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được giao về các

thao tác xử lý giấy tờ, thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của các

cấp cán bộ.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực

cho cán bộ, công chức. Đào tạo cán bộ nguồn, có các chính sách thu hút nhân tài vào các vị trí chủ chốt trong bộ máy hành chính.

- Chú trọng xây dựng nguồn từ đối tượng cán bộ, công chức trẻ. Nghiên cứu đổi

mới chương trình đào tạo nghiệp vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Tổ chức đào tạo tổng thể về kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử cho cán bộ công

chức, đặc biệt là hệ thống cán bộ công chức tư vấn, hướng dẫn cho DN trực tiếp, qua

tổng đài điện thoại hay qua mail.

c. Hiệu quả mang lại

Thay đổi phương pháp và đổi mới tư duy làm việc cho đội ngũ cán bộ là mục

tiêu cao nhất mà biện pháp này muốn đạt được. Tuy nhiên, đó cũng không phải là vấn đề đơn giản bởi nó đã “ăn sâu” vào máu của mỗi còn người. Tác phong làm việc từ bao nhiêu năm của một con người không thể thay đổi một sớm một chiều được. Nhưng

chính vì thế tỉnh nên chú trọng xây dựng lực lượng cán bộ trẻ, có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết với công việc mới có thể đánh giá đúng hiệu quả của các chính sách mà Nhà

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong kinh doanh, với tình hình nên kinh tế đang rất khó khăn như hiện nay thì

để cạnh tranh được đòi hỏi ở chủ thể một sự nỗ lực rất lớn. Chính vì thế trong cạnh

tranh cấp tỉnh cũng thế, càng ngày mức độ cạnh tranh càng cao giữa các tỉnh. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra cho giai đoạn 2010 – 2020 thì cần sự cố gắng, nỗ lực,

phấn đấu vươn lên nhiều hơn nữa của chính quyền tỉnh Khánh Hoà trong công tác thu

hút đầu tư và phát triển kinh tế. Muốn làm được điều đó tỉnh cần phải có những biện

pháp cụ thể đúng đắn trong đó nâng cao NLCT của tỉnh được xác định là cách giải

quyết vần đề. Và cải thiện một trong những chỉ số thành phần của tỉnh là cách làm hiệu

quả để từng bước nâng cao NLCT. Trên cơ sở phân tích thực trạng điểm số và xếp

hạng của chỉ số ở chương 2 ta thấy còn một số hạn chế như thời gian hoàn tất thủ tục

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn cao, % DN phải chờ hơn 1 tháng để hoàn tất thủ tục ĐKKD còn lên tới 23, 45%....ta đưa ra một số biện pháp để giúp cải thiện

chỉ số chi hí gia nhập thị trường của tỉnh trong thời gian tới đó là:

1. Hoàn thiện hơn nữa cơ chế một cửa liên thông 2. Cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

3. Đào tạo nâng cao kỹ năng cho cán bộ công chức.

Trong những giải pháp này, một giải pháp quan trọng và cần được sự chú ý

quan tâm, thực hiện xuyen suốt của chính quyền tỉnh đó là giải pháp 3. Bởi con người

là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến 99% hiệu quả, thành công của công việc. Đặc biệt đối với quy trình ĐKKD và các thủ tục liên quan đến giấy tờ hành chính thì kỹ năng chuyên môn và thái độ ứng xử của cán bộ công chức là vấn để quan trọng, đôi

khi mang tính quyết định đến việc một DN có đầu tư tham gia vào thị trường đó hay

không. Vì thế, cần nỗ lực hơn nữa trong công tác đào tạo và phát triển nguồn lực và

đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn nâng cao trách nhiệm, kỹ năng chuyên môn, hiệu quả

KẾT LUẬN

Qua gần 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 2011), đến nay nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó có

những tỉnh, vùng phát triển rất nhanh chóng tạo ra nhiều của cải và thu nhập cho đất

nước nhưng cũng có những tỉnh, những vùng còn chậm phát triển hơn. Chính sự phát triển không đồng đềuấy đã dựng nên một cuộc cạnh tranh giữa các tỉnh, nói cách khác đó chính là cuộc cạnh tranh để nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi tỉnh. Đây cũng là một động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của tỉnh/thành hay khu vực để từ đó giúp cho đất nước ta có sự đồng đều hơn trong nền kinh tế.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế thị trường

mở lại gặp thời kì khủng hoảng trầm trọng đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện nền

kinh tế hướng dần loại bỏ các rào cản, cạnh tranh càng gay gắt hơn trong các lĩnh vực

thương mại tài chính, đầu tư. Trong một thị trường như vậy luôn tồn tại cả cơ hội lẫn thách thức cho các nhà quản lý. Đương nhiên, quản lý hành chính Nhà nước cũng

không nằm ngoài vòng xoay đó và tỉnh Khánh Hoà cũng không phải là ngoại lệ. đây

vừa được xem là cơ hội, vừa là thách thức cơ bản nhất đối với hoạt động điều hành kinh tế cuat chính quyền tỉnh trong giai đoạn này. Mặt khác, tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa

phải là tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế tốt hơn một số tỉnh khác. Do đó sự nổ lực của chính quyền tỉnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của tỉnh và phấn đấu để đạt

được những mục tiêu được xây dựng trong những năm tới là điều chính quyền nên quan tâm và thực hiện.

Từ điều kiện thực tiễn đó, VCCI đã đưa ra chỉ số PCI nhằm đánh giá và cho điểm

về NLCT của tỉnh để các tỉnh biết được ưu, nhược điểm của mỗi địa phương từ đó nỗ

lực hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh của tỉnh. Chỉ số PCI là cơ sở hữu ích để

lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa có thể nhận diện rõ hơn điểm mạnh và điểm yếu của tỉnh mình. Chính vì thế trong đề tài này tập trung nghiên cứu một trong nhưng chỉ số thành phần cấu tạo nen chỉ số PCI mà cụ thể là chỉ số chi phí gia nhập thị trường. Đây là chỉ

hoạt động của tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở phân tích, xem xét và đưa ra những hạn chế

còn tồn tại của tỉnh từ đó đưa ra những biện pháp thực hiện nhằm khắc phục những hạn chế đó. Từ đó cải thiện được điểm số của chỉ số và nâng cao được năng lực

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Hệ thống văn bản pháp luật

1. Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ban hành 23/10/2006; thông tư liên tịch số

02 (02/2007/BKH-BTC-BCA) hướng dẫn quy trình cụ thể việc thực hiện cơ chế

“Một cửa liên thông” trong ĐKKD

2. Thông tư liên tịch số 05 giữa ba Bộ đã được ban hành vào tháng 7 năm 2008

về việc số Giấy CNĐKKD

3. Luật Doanh nghiệp năm 2000

4. Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003. 5. Nghị định 43/2010/NĐ – CP

6. Thông tư 14/2010/TT – BKH.

7. Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

B. Các ấn phẩm đã xuất bản và bài đã đăng

1. Xây dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt – Hà Phạm, 2008

2. Sức cạnh tranh - Tuấn Sơn, 2006, NXB lao động xã hội, Hà Nội.

3. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2010.

4. Bài: “Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – Cơ hội, thách thức và hành

động của chúng ta” công bố trên báo chí ngày 08/11/2006.

C. Các báo cáo và công trình nghiên cứu

1. Báo cáo tham luận tổng hợp đề xuất giải pháp nâng cao PCI của thành phố Đà Nẵng năm 2009.

2. Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Hải Dương - Phan Nhật Thanh.

3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách

của VNCI - số 4.

7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách

của VNCI - số 11.

8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách

của VNCI - số 12.

9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách

của VNCI - số 13.

10.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách

của VNCI - số 14.

11.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách

của VNCI - số 15.

12.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Báo cáo nghiên cứu chính sách

của VNCI - số 16.

D. Thông tin từ các websites

1. Vị trí địa lý và một số thông tin về Khánh Hoà

(http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%BD_Kh%C3%A1n h_H%C3%B2a).

2. Thông tin về Bình Định (http://www.tothichcau1chutthoi.coo.me/tieptuc/). 3. Báo cáo về PCI (http://www.pcivietnam.org/).

4. Hướng dẫn và quy trình ĐKKD:

(http://www.khanhhoa.gov.vn/Default.aspx?TopicId=eda3b383-3f7a-4c9b-9808- 6621b77b84cb).

5. Thông cáo báo chí – Cải thiện chất lượng điều hành kinh tế để nâng cao năng

lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững:

(http://www.pcivietnam.org/articles_detail.php?article=50). 6. Thông tin về Quy Nhơn

7. Cổng thông tin điện tử Bình Định:

(http://www.binhdinh.gov.vn/listdetail.php?listid=347&id=123). 8. Cải cách hành chính – bộ nội vụ nước cộng hoà xã hội CNVN

(http://caicachhanhchinh.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/71/0/4012/0/4467/Nang_cao_n ang_luc_can_bo_cai_cach_hanh_chinh)

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 105 - 113)