Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 91 - 113)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Khánh Hoà 6,22 8,23 7,95 8,26 8,47 6,71 8,35 Trung vị 6,25 7,39 7,87 8,26 8,35 6,6 8,59 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.11: Điểm số chỉ số chi phí gia nhập thị trường giai đoạn 2005 – 2011 của tỉnh Khánh Hoà so với TB chung của cả nước

Qua biểu đồ ta thấy, nhìn chung so với TB chung cả nước thì chỉ số CP gia nhập

thị trường của Khánh Hoà khá ổn định và trên mức trung vị. Điều này chứng tỏ trong

những năm qua Khánh Hoà cũng đã có những cố gắng, nỗ lực trong công tác CCHC để giúp giảm thiểu chi phí thời gian mà DN phải bỏ ra để hoàn tất các thủ tục ĐKKD. Trong đó vấn đề mà Khánh Hoà đã làm được và cải thiện nhiều nhất chính là

đã không còn DN nào phải chờ đợi hơn 3 tháng để hoàn tất thủ tục bắt đầu đi vào hoạt động nữa. Tuy nhiên sự cải thiện này vẫn còn chưa ổn định, nó còn biến động

thất thường qua các năm nên còn cần phải cố gắng duy trì và cải thiện hơn nữa chất lượng và thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính cho DN trong ĐKKD.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh kết quả đạt được đó thì vẫn còn những hạn chế còn tồn tại làm cho chỉ số CP gia nhập thị trường của Khánh Hoà nhìn chung thì khá cao nhưng so với

mặt bằng chung thì mới chỉ ở mức xấp xỉ trung vị mà thôi. Trong đó phải kể đến một

số nguyên nguyên nhân là do trong chỉ số này vẫn còn tồn tại một số chỉ tiêu tuy đã có những cải cách hành chính để sửa đổi nhưng vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả

làm cho tình hình chung chưa tốt. Qua những phân tích cụ thể ở trên ta có thể tồng

kết lại một số chỉ tiêu và nguyên nhân của nó như sau:

Thứ nhất: Chỉ tiêu thời gian ĐKKD vẫn còn kéo dài trong vòng 10 ngày do: - DN còn phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu về các thủ tục, giấy tờ ĐKKD và hoàn thành chúng.

- Trình độ kê khai các loại giấy tờ của DN nhiều khi còn hạn chế, làm mất thời gian đi lại để sửa đổi, bổ sung.

- ĐKKD trên mạng vẫn còn nhiều bất cập như: nhiều khi còn rớt mạng, làm cổng thông tin liên hệ giữa DN và chính quyền bị nghẽn, không liền mạch.

- Số lượng DN ĐKKD trong tỉnh Khánh Hoà mỗi năm lại tăng lên khá nhiều mà số lượng cán bộ hành chính thì không tăng nên hiệu quả công việc kém, kéo dài thời

gain xử lý hồ sơ.

- Sự liên hệ giữa các Sở như Sở KH – ĐT và Chi cục Thuế (để cấp mã số thuế)

còn chưa khớp với nhau, dữ liệu truyền qua 2 cơ quan này nhiều khi còn không thống

nhất làm cho DN phải chờ đợi thêm nhiều thời gian mới hoàn tất được.

Thứ hai: chỉ tiêu % DN cần thêm giấy phép KD khác. Đây là chỉ tiêu mới được đưa vào từ năm 2010 nhưng chính nó đã đưa ra cho chúng ta thấy thêm một thực

trạng nữa trong các thủ tục ĐKKD là hiện tại còn quá nhiều loại giấy tờ, giấy phép

“con” mà các DN cần phải có mới được phép hoạt động. Nguyên nhân cũng do Khánh Hoà là địa phương có nền kinh tế phát triển thiên về các ngành du lịch và dịch

vụ mà những ngành này là những ngành đặc thù cần rất nhiều loại giấy phép KD các

ngành nghề đặc biệt mới có thể đi vào hoạt động. Đây chính là sự khác biệt mà Khánh Hoà và các tỉnh còn lại có sự chênh lệch về chỉ tiêu này.

Thứ ba: chỉ tiêu thời gian chờ đợi để được cấp giấy CN Quyền sử dụng đất. Trong đó có một số nguyên nhân như:

- Thời gian giải quyết tranh chấp, giải toả, đền bù hiện tại của Khánh Hoà còn quá lâu.

- Nhân lực của Sở Tài nguyên & Môi trường hiện tại còn thiếu cả về số lượng

lẫn chuyên môn, nghiệp vụ.

- Các thủ tục liên quan đến đất đai còn rườm ra, phức tạp.

Trên đây là một số chỉ tiêu thành phần có “chất lượng” chưa tốt làm cho tổng điểm số CP gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hoà còn thấp và một số nguyên nhân gây nên tình trạng đó. Đó cũng chính là một số “vướng mắc” còn tồn tại trong bộ

máy hành chính của Khánh Hoà cũng như một số yếu kém của DN. Để từ những tồn

tại này chúng ta có thể đưa ra các giải pháp thích hợp và thiết thực hơn để giúp cải

thiện chỉ số CP gia nhập thị trường của tỉnh nói riêng và chỉ số PCI của tỉnh nói

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Đầu tiên, để đánh giá về thực trạng một vấn đề ta đều phải xem xét đến các yếu

tố khách quan ảnh hưởng đến nó như thế nào. Chính vì thế trong chương này, để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tinh Khánh Hoà thì ta phải tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh trong những năm gần đây. Qua đó chúng ta thấy, Khánh Hoà cũng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là trung tâm phát triển về kinh tế ngành dịch vụ và du lịch của Vùng Nam Trung Bộ. Khánh Hoà được thiên nhiên ưu đãi về cả thiên nhiên lẫn con người nên đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, qua những nghiên cứu và tổng hợ của VCCI về NLCT của tỉnh trong

những năm gần đây thì kết quả mà Khánh Hoà đạt được cũng chưa phải là cao. So với cả nước Khánh Hoà thuộc nhóm khá và tương đối khá còn so với các tỉnh Duyên Hải miền Trung thì Khánh Hoà vẫn thuộc top đứng sau của vùng. Trong chương này

tiến hành đi sâu vào phân tích điểm số và xếp hạng của chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh giai đoạn 2005 – 2011 dựa trên số liệu và báo cáo của VCCI công bố. Đồng thời so sánh chỉ số của tỉnh với cả nước, các tỉnh khu vực Duyên Hải miền

Trung và một số tỉnh đặc trưng để từ đó nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp

cải thiện chỉ số cho tỉnh mình.

Tóm lại, thông qua chương này chúng ta đã phân tích thực trạng chỉ số PCI nói

chung và chỉ số chi hí gia nhập thị trường nói riêng của tỉnh Khánh Hoà để từ đó thấy được những gì đã làm được và chưa làm được của tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2011.

Để từ đó chúng ta có thể đưa ra những giải pháp cho phù hợp với điều kiện hiện nay của tỉnh giúp cải thiện NLCT của tỉnh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN

CHỈ SỐ CHI PHÍ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG

3.1. Tổng hợp đánh giá về tình hình chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Khánh Hoà. của tỉnh Khánh Hoà.

Như chúng ta đã biết các chỉ tiêu thành phần của chỉ số này hầu như liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh (ĐKKD), thành lập doanh nghiệp bao gồm cả việc ĐKKD thông thường và ĐKKD phải có đủ điều kiện kinh doanh (đối với những ngành nghề kinh doanh có đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề và hoặc vốn pháp định như:

Kinh doanh bất động sản, dịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh, kế toán kiểm toán…).

Việc ban hành và thành lập Tổ công tác liên thông đã đóng góp tích cực vào việc

cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho các tổ chức, cá

nhân trong quá trình làm thủ tục. Ví dụ: Trước đây, để làm thủ tục ĐKKD, tổ chức, cá

nhân phải làm việc với 03 cơ quan tại 03 địa điểm khác nhau là Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Thuế, cơ quan Công An để có mã số doanh nghiệp, mã số thuế, con dấu;

thời gian tối thiểu để có Giấy chứng nhận ĐKKD từ 30 đến 40 ngày. Tuy nhiên, hiện

nay, tổ chức và cá nhân chỉ cần đến Bộ phận Một cửa liên thông để làm các thủ tục này và nhận kết quả tại đây.

Kể từ năm 2008, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã áp dụng hình thức ĐKKD qua

mạng (chính thức từ 01/4/2008) và khai trương Bộ phận thông tin ban đầu để hướng

dẫn, tư vấn cho các tổ chức và cá nhân khi đến làm thủ tục ĐKKD (khai trương tháng 10/2008). Đây được coi là bước tiến đáng kể trong việc áp dụng công nghệ thông tin và trợ giúp pháp lý, giúp tổ chức và cá nhân giảm đáng kể chi phí gia nhập thị trường.

(Giảm thời gian để có Giấy chứng nhận ĐKKD từ 30 đến 40 ngày với ít nhất 6 lượt đi

lại tại 3 cơ quan xuống còn xuống còn 5 ngày và 2 lượt đi lại tại 1 cơ quan, thậm chí là

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 vào công tác quản lý nhà

nước đặc biệt là thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã giảm bớt thời gian cho các

doanh nghiệp, cụ thể:

+ Đối với dự án đầu tư theo hình thức đăng ký cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư thời gian theo quy định tại hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 tại Ban quản lý các

Khu công nghiệp đã giảm đi rất nhiều, còn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (theo quy định là 15 ngày).

+ Đối với dự án thuộc diện thẩm tra thời gian giảm còn 20 ngày làm việc (theo quy định là 23 ngày).

3.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Khánh Hòa đến năm 20203.2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế 3.2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

3.2.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế trong nước

Trong giai đoạn 15-20 năm tới, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập hóa tác động mạnh mẽ lên mọi phương diện phát triển của đất nước. Với sự đa dạng của các

dòng công nghệ thông tin và các ngành kinh tế dịch vụ, các vấn đề an ninh, dân số,

tài chính, bệnh tật cũng như nạn khủng bố quốc tế cũng sẽ trở thành những vấn đề

gay gắt đòi hỏi các tổ chức quốc tế và các quốc gia phải không ngừng tự hoàn thiện và thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nằm trong dòng chảy của xu hướng

này, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các nước khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là nước láng giềng

Trung Quốc với những cải cách sâu rộng và chiến lược đẩy mạnh khai thác vùng biển phía Nam sẽ là những yếu tố chủ yếu chi phối sự lựa chọn hướng quy hoạch và

định hướng phát triển của Việt Nam nói chung cũng như của các vùng lãnh thổ nói riêng trong đó có tỉnh Khánh Hòa.

Trong tiến trình như vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất quan

trọng như một chất xúc tác cho các hoạt động kinh tế. Với hai nguồn vốn chính là

- 5 tỷ USD/năm và ODA ước đạt 2,9 tỷ USD/năm. Khánh Hòa với những lợi thế của

mình so với các tỉnh khác có năng lực cạnh tranh cao trong các ngành du lịch, dịch

vụ, công nghiệp, là một tỉnh nằm trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ có

khả năng thu hút được nhiều từ nguồn FDI và ODA này cho các hoạt động tăng trưởng, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Trên bước đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tránh tụt

hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế Việt Nam giai đoạn

2001-2010 dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 7,72% với cơ cấu kinh tế tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, lao động qua đào tạo nghề khoảng 40% và tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ trên thị trường trong nước và thế giới.

Với những chiến lược và mục tiêu như vậy, tỉnh Khánh Hòa cần đề ra những định hướng phát triển cho giai đoạn tới phù hợp với xu thế chung và phấn đấu đóng góp

ngày càng nhiều vào gia tăng GDP cho cả nước và khu vực miền Trung.

3.2.1.2. Các yếu tố phát triển nội sinh

Khánh Hòa là tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận và phía Tây giáp Đăklắc, Lâm Đồng. Diện tích toàn tỉnh

là 5.197km2, dân số 1110 nghìn người chiếm 1.58% về diện tích và 1.35% về dân số

của cả nước. Cùng với phần đất liền, Khánh Hòa còn có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng lớn với hơn 40 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển trong đó có quần đảo Trường Sa với vị trí rất quan trọng về quốc phòng và kinh tế của cả nước. Tỉnh có

các cảng biển Nha Trang và trong tương lai là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, sân bay Cam Ranh trong tương lai có thể đón nhận các máy bay Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh. Bên cạnh thuận lợi về giao thông đường biển,

Khánh Hòa còn là nút giao thông quan trọng trên bộ với vị trí là điểm giao nhau của

nhiều tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, 27.

kiện tự nhiên và xã hội bao gồm khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và nguồn lao động

tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Về mặt dân số và nguồn nhân lực, Khánh Hòa là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 95,5% Raglai 3,17%; Hoa 0,58%. Mật độ dân số trung

bình toàn tỉnh là 217 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở

thành phố Nha Trang. Dự báo quy mô dân số Khánh Hòa đến năm 2010 khoảng

1.235 nghìn người, trong đó dân số đô thị chiếm 59,9%.

3.2.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa

3.2.3.1. Quan điểm phát triển

a) Xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm của khu vực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên

Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn nội lực và bằng mọi cách thu hút các

nguồn ngoại lực để nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ của tỉnh; bảo đảm cho nền kinh tế tỉnh phát triển

nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Đến trước năm 2020, Khánh Hòa trở thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương.

b) Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hóa - hiện đại hóa, tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn;

hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực kinh tế của tỉnh

Hình thành cơ cấu kinh tế Khánh Hoà là dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông

lâm ngư nghiệp với sự đa dạng về quy mô vừa và nhỏ; hướng vào những điều kiện

tiên quyết tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản

phẩm chủ lực, công nghê và nhân lực). Cơ cấu kinh tế tạo tăng trưởng nhanh, ổn định trong thời gian dài, bền vững, đem lại công bằng, tiến bộ xã hội.

tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp với giá trị quốc gia chiếm tỷ trọng và có

hàm lượng khoa học công nghệ cao (các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản...). Hình

thành 3 địa bàn động lực ở phía bắc (khu kinh tế Vân Phong), phía Nam (khu kinh

tế Cam Ranh) và giữa tỉnh là Nha Trang - trung tâm hành chính, trung tâm tài chính, du lịch và nghỉ dưỡng, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và nghiên cứu khoa

học.

c) Chú trọng tới công bằng xã hội giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 91 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)