tỉnh.
1.3.1. Khái niệm:
Để tham gia vào một thị trường thì các DN đều phải bỏ ra một chi phí nhất định.
Chi phí ấy có thể ở dạng vật chất (tiền bạc, của cải…) hoặc phi vật chất (sức lực, thời
gian…). Trong kinh doanh, thời gian luôn là vấn đề có ý nghĩa sống còn, quyết định đến cơ hội thành công của DN, nhà đầu tư. Chính vì thế chi phí gia nhập thị trường được biểu hiện chủ yếu ở dạng hao phí thời gian trong quá trình thành lập DN.
Vì vậy có thể đưa ra khái niệm: chi phí gia nhập thị trường là chỉ số thành phần đo lường thời gian và mức độ khó, dễ mà DN trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất
và hoàn tất thủ tục, các giấy tờ cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.
1.3.2. Vai trò của chỉ số chi phí gia nhập thị trường trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. cạnh tranh cấp tỉnh.
Để cạnh tranh trên thị trường thì trước hết DN phải tham gia được vào thị trường đó. Mà hiện tại hầu hết mỗi thị trường đều có những trở ngại riêng khiến cho việc gia
nhập thị trường trở nên khó khăn hơn. Từ những thập kỷ trước người ta đã bắt đầu
tranh luận trong việc xác định thuật ngữ “rào cản gia nhập thị trường” nhưng đến nay
cuộc tranh luận này vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng cho dù có sự thống nhất về khái niệm
hay không thì cũng không thể phủ nhận rằng rào cản gia nhập thị trường đóng một vai
trò quan trọng trong một loạt các vấn đề liên quan đến cạnh tranh. Trong cái “rào cản” đó có rất nhiều vấn đề mà hiện nay người ta lại chú ý nhiều nhất đó chính là chi phí gia nhập thị trường mà một DN phải bỏ ra cả về vật chất lẫn thời gian để khởi sự kinh
doanh. Bởi chính “rào cản” - chi phí này có thể làm chậm, làm giảm hoặc ngăn chặn
hoàn toàn quá trình kiểm soát sức mạnh thị trường thông thường, được phản ánh qua
sức thu hút và sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh mới. Đó chính là yếu tố quan
Trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2006 đến năm 2011 thì chỉ số chi
phí gia nhập thị trường chiếm tỉ trọng 10%, gần bằng 1/10 trong “chiếc bánh lớn” PCI.
Chứng tỏ nó cũng có sức ảnh hưởng khá lớn có đến việc phát triển khu vực kinh tế tư
nhân của mỗi tỉnh. Việc trọng số của chỉ số ở mức khá trong chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh cho thấy một điều sự thay đổi các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho
Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ “một cửa” trong đăng ký kinh
doanh là một việc rất quan trọng của chính quyền cấp cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi
cho các Doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh trong lành, thu hút đầu tư của mỗi
tỉnh. Bảng 1.2. Bảng phân chia trọng số các chỉ số thành phần Trọng số Chỉ số Trọng số thực tế Trọng số làm tròn 1 Gia nhập thị trường 9,61% 10% 2 Tiếp cận đất đai 2,37% 5% 3 Tính minh bạch 19,77% 20%
4 Chi phí thời gian 14,12% 15%
5 Chi phí không chính thức 9,00% 10%
6 Tính năng động 12,36% 15%
7 Dịch vụ hổ trợ Doanh nghiệp 6,71% 5%
8 Đào tạo lao động 20,03% 20%
9 Thể chế pháp lý 6,04% 5%
Tổng 100% 100%
(Nguồn : Báo cáo PCI năm 2009)
Và hiện nay, trong phạm vi quốc gia thì khả năng thu hút đầu tư của cả trong và
ngoài nước của từng tỉnh, thành là điều đang được chính phủ quan tâm hàng đầu mà
mỗi tỉnh thì NLCT quốc gia của nước ta trên trường thế giới mới được nâng cao.
Trong đó chi phí gia nhập thị trường là yếu tố bị ảnh hưởng phần lớn bởi cơ quan,
chính quyền và mối quan hệ giữa “hành chính” và DN. Sự thay đổi chính sách và thể
chế hành chính ở cấp quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc đăng ký
kinh doanh. Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ban hành 23/10/2006; thông tư liên tịch
số 02 (02/2007/BKH-BTC-BCA) hướng dẫn quy trình cụ thể việc thực hiện cơ chế
“Một cửa liên thông” trong ĐKKD nhằm kết nối ba thủ tục gia nhập thị trường riêng biệt: giấy chứng nhận ĐKKD do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, mã số thuế do Cục
Thuế cấp và con dấu do Công an thành phố cấp. Tiếp đó, một thông tư liên tịch số 05
giữa ba Bộ đã được ban hành vào tháng 7 năm 2008 về việc số Giấy CNĐKKD cũng
chính là mã số thuế của doanh nghiệp. Những thay đổi chính sách ở cấp quốc gia này
đã có tác dụng đáng kể làm giảm thời gian doanh nghiệp phải chờ để chính thức hoạt động.
Theo đánh giá của các Doanh nghiệp hiện tại thì giảm thời gian đăng ký hay đăng
ký kinh doanh bổ sung là yếu tố mà rất nhiều Doanh nghiệp đánh giá cao. Chính vì thế
ta có thể thấy trong đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số chi phí gia
nhập thị trường cũng là yếu tố được đánh giá và có vai trò quan trọng trong thu hút nhà
đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
1.3.3. Chỉ tiêu và cách thức đo lường các chỉ tiêu
Năm 2005 chính phủ ra quyết định thực hiện cơ chế cải cách hành chính, trong đó
cải cách trong khâu đăng ký kinh doanh, đăng ký bổ sung đã có thông tư hướng dẫn và áp dụng vào thực tế trên toàn quốc vào năm 2006.
Nhưng theo khảo sát mới nhất về chi phí gia nhập thị trường vừa được Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố vào năm 2006 thì số ngày các doanh nghiệp (DN) phải đợi để hoàn tất các thủ tục để chính thức hoạt động, trong đó
bao gồm cả thủ tục đăng ký doanh nghiệp là 20 ngày và đến nay (năm 2011) thời gian
Điều đáng nói, những cải thiện này không chỉ là yếu tố khuyến khích các doanh
nghiệp mới thành lập, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng rất nhanh của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam mà quan trọng hơn nó còn trở thành một trong những tiêu chí để các ban ngành trong một địa phương, giữa các địa phương cạnh tranh, giám
sát lẫn nhau, kích hoạt tinh thần sáng tạo và trách nhiệm với nỗ lực cải thiện môi trường
kinh doanh chung.
Tác động lan toả dễ nhận thấy nhất của những cải thiện này chính là sự chuyển
dịch tích cực đội ngũ công chức của cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo khảo sát của
VCCI cho thấy trong năm naycho thấy 40% doanh nghiệp đánh giá cao về tính hiệu quả
trong công việc của cán bộ công chức địa phương, 24% cho biết không còn phải mất
thời gian cho những thủ tục về lấy chữ ký, con dấu không cần thiết, gần 17% cho biết
các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục hành chính đã giảm. So với lần khảo sát năm 2009,
những tỷ lệ này có cải thiện đáng kể. Hơn thế, những thay đổi tích cực này không chỉ
thấy ở các địa phương lớn mà còn đặc biệt bứt phá ở các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn.
Tuy vậy, cũng phải thấy thách thức lớn của các cơ quan đăng ký kinh doanh trước
những thành công đã đạt được và kỳ vọng của cộng đồng kinh doanh tới đây. Có thể
những năm trước, việc cắt giảm số ngày chờ đợi để hoàn tất thủ tục đăng ký doanh
nghiệp là đủ để doanh nghiệp cảm thấy phấn khích thì hiện tại với những bước chuyển
chung của môi trường kinh doanh, điều này lại chưa đủ.
Hiện nay DN đang đặt nhiều kỳ vọng vào cơ chế quản lý thống nhất trong hoạt động đăng ký DN từ trung ương đến địa phương, một nguồn dữ liệu đầu vào đáng tin
cậy, cùng với chính sách quản lý DN sau đăng ký hiệu quả để chính doanh nghiệp cùng tham gia tháo gỡ các rào cản, cùng giám sát các hoạt động của doanh nghiệp một cách
công khai, minh bạch.
Trong quá trình phát triển của PCI bên cạnh sự thay đổi lớn là bỏ một chỉ số thành phần trong báo cáo năm 2009 so với các báo cáo trước đó thì nhóm nghiên cứu cũng đã
tiến hành thay đổi một số chỉ tiêu nhỏ trong các chỉ số để phù hợp và phản ánh kịp thời thay đổi của môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Từ năm 2006 đến năm 2011 để đo lường chỉ số chi phí gia nhập thị trường thì các chuyên gia của PCI đã quyết định sử dụng các chỉ tiêu sau đây: (bao gồm những chỉ
tiêu hiện nay đang sử dụng và những chỉ tiêu đã bỏ hoặc thay thế dưới tên gọi khác):
(1) Thời gian đăng ký kinh doanh – số ngày: Đây là chỉ tiêu đo lường thời gian
doanh nghiệp phải chờ đợi để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo khoản 2 điều 15 Luật Doanh nghiệp Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: “Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc,
kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung”. Nhưng trên thực tế thì con số này ở mỗi địa phương
mỗi khác, chính vì thế mới có sự chênh lệch giữa các tỉnh. Để đo lường chỉ tiêu này câu hỏi được sử dụng trong bảng câu hỏi là:
1. Nếu doanh nghiệp của bạn được thành lập trước khi thực hiện Luật Doanh
nghiệp năm 2000, thủ tục thành lập doanh nghiệp của bạn mất bao nhiêu ngày?
2. Nếu doanh nghiệp của bạn được thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2000,
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư mất bao nhiêu ngày? Khi phân tích và báo cáo số liệu về chỉ tiêu này đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều tỉnh có đầy đủ số liệu về thủ tục đăng ký kinh doanh của họ và phản ánh là không giống với kết quả mà doanh nghiệp đánh giá. Sự khác biệt này nằm ở chỗ cách
tính thời gian đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và cơ quan chính quyền tỉnh khác
nhau. Với doanh nghiệp thì họ tính thời gian đăng ký kinh doanh là từ khi đơn vị nộp
hồ sơ về cho tỉnh kể cả thời gian mà hồ sơ, giấy tờ nộp lên bị sai sót phải chạy đi, chạy
lại để sửa, đổi hồ sơ. Còn với cơ quan chính quyền tỉnh thì thời gian đăg ký kinh doanh được tính từ khi xem xét hồ sơ hợp lệ và đưa vào xử lý chứ không tính thời gian mà
doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho hợp lệ. Chính vì thế mới dẫn đến sự mâu
thuẫn giữa kết quả đánh giá của doanh nghiệp với cơ quan chính quyền tỉnh và sự khác
nhau giữa các địa phương.
Ưu điểm của thời gian ĐKKD là nếu thời gian ĐKKD càng được rút ngắn thì rào cản gia nhập thị trường của các DN càng được gỡ bỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh ở đó tốt, thu hút nhiều đầu tư cả trong và ngoài nước.
(2) Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung – số ngày: Vì nhiều lý do khác nhau
mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh phải đăng ký bổ sung, lý do có thể là doanh nghiệp muốn thay đổi hình thức kinh doanh, tăng vốn đăng ký hay thay đổi ngành nghề
sản xuất. Vì thế chỉ tiêu này được dùng để đo lường thời gian mà doanh nghiệp phải
chờ đợi để hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh bổ sung. Theo khoản 1 điều 26 Bộ Luật
Doanh nghiệp Việt Nam về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì “Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, mục tiêu và ngành, nghề kinh
doanh, vốn điều lệ hoặc số cổ phần được quyền chào bán, vốn đầu tư của chủ doanh
nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác
trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi”. Sau khi nhận được yêu cầu đăng ký kinh doanh bổ sung cơ quan chính quyền liên quan có trách nhiệm xử lý đăng ký kinh doanh bổ sung nhiều nhất là 7 ngày. Trên thực
tế có một số tỉnh làm đúng theo quy định còn một số tỉnh còn thì không nên mới xảy ra
sự chênh lệch giữa các tỉnh.
(3) Số lượng giấy đăng kí, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động: Tuy theo Luật Doanh nghiệp hiện nay số giấy tờ, thủ tục đã được giảm đi rất
nhiều nhưng điều đáng tiếc là ở một số tỉnh thành UBND tỉnh cố tình tạo ra nhiều loại
giấy phép hơn. Theo thống kê của CIEM có một số tỉnh hiện này còn đến hơn 100 loại
giấy dưới hình thức là “văn bản đồng ý”. Chính vì thế PCI đưa vào chỉ tiêu này. Đây là
doanh nghiệp cần thiết phải có để bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Theo điều 16
Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư
nhân gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp
pháp khác.
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với
doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh
doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Với mục đích đó chỉ số PCI cố gắng đo lường sự khác nhau này giữa các tỉnh
trong cả nước bằng câu hỏi điều tra như sau:
Câu 1: Hiện tại, doanh nghiệp của bạn có bao nhiêu giấy phép kinh doanh, kể cả
các loại giấy như giấy đăng ký, giấy chấp thuận, quyết định cho phép và các loại giấy tương tự giấy phép (trong nhiều lĩnh vực như môi trường, lao động, vệ sinh thực phẩm,
an toàn cháy nổ, khai thác tài nguyên…do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau cấp)?
Câu 2:Trong số các loại giấy phép và các loại giấy tờ tương tự giấy phép mà doanh nghiệp của bạn đang có, hãy liệt kê 3 loại mà doanh nghiệp bạn cho là quan trọng nhất? Bạn mất bao nhiêu ngày để có được nó?
Qua câu hỏi này chúng ta có thể thấy được những con số này cũng nhất quán với
nhận định các thủ tục gia nhập thị trường còn là vấn đề rất khó khăn đối với nhiều
(4) Thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo các kết quả nghiên cứu, để có được mặt bằng kinh doanh luôn là một trong những khó khăn lớn nhất đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam khi mới thành lập. Chính vì thế chỉ tiêu này được đưa vào trong chỉ số PCI dùng để đo lường thời gian mà doanh nghiệp
phải chờ đợi để được thủ tục cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu);
- Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư; quyết định giao đất, cho thuê đất và bản vẽ xác định chỉ giới đường, bản vẽ quy hoạch tổng
mặt bằng khu đất; biện bản bàn giao mốc giới, trích lục bản đồ;
- Chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.