Kinh nghiệm của một số địa phương về cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 54)

trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

a. Tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Trung du và miền núi phía

Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc, phía Bắc giáp Trung

Quốc. Là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số PCI trong bảng

xếp hạng trong những năm gần đây. Đặc biệ năm 2011, tỉnh Lào Cai vượt lên đứng đầu về chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) chung và chỉ số chi phí gia

Bảng 1.3: Xếp hạng PCI tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2011

Năm PCI Xếp hạng Nhóm điều hành

2006 66,13 5 Rất tốt 2007 66,95 5 Tốt 2008 61,22 8 Tốt 2009 70,47 3 Rất tốt 2010 67,95 2 Rất tốt 2011 73,53 1 Rất tốt

Tuy nhiên, đối với một tỉnh vùng cao, biên giới, đa dân tộc, có 3 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ thì kết quả này là sự ghi nhận những nỗ lực của

Lào cai trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, sự hỗ trợ, quan tâm của TW thông qua các chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách đã được Lào Cai vận dụng hết sức sáng

tạo và hiệu quả đặc biệt là chính sách cải cách hành chính theo “cơ chế một cửa”

trong quy trình ĐKKD. Đây cũng là động lực để Lào Cai thu hút đầu tư, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh giúp phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Năm 2011 chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Lào Cai với số điểm 9,41/10 điểm, Lào Cai đứng ở vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chi phí gia nhập thị trường. Đây là một con số cao đánh giá mức độ thực hiện chính sách, thủ tục ĐKKD

của tỉnh là rất tốt. Để có kết quả này, cải cách thủ tục hành chính được lãnh đạo tỉnh đặt vào một trong những chỉ số được ưu tiên hàng đầu. Trong đó tập trung vào đẩy

mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính trên từng lĩnh vực quản lý nhà nước từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “ một

cửa liên thông”.

Thực hiện hải quan điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp cài đặt, hướng dẫn sử

dụng khai báo hải quan điện tử, ban hành chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các doanh

nghiệp tại Lào Cai khi tham gia thủ tục hải quan điện tử, góp phần khuyến khích và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua Lào Cai.

Tỉnh thường xuyên rà soát các thủ tục để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh

bàn, thông tin về chính sách, định hướng những vấn đề về đầu tư lớn và cũng tháo gỡ khó khăn.

Ngoài ra Lào Cai cũng thường xuyên giám sát đánh giá thực thi công vụ của

cán bộ công chức các ngành, các cấp. Có các hướng dẫn thực hiện kịp thời khi có các

chế độ chính sách mới phát sinh có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

b. Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong năm tỉnh,

thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đà Nẵng được xác định là trung tâm của vùng vì nó có vị trí địa lý kinh tế rất quan trọng trong giao lưu khu vực

và quốc tế, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.

Trong những năm qua, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh để phát huy yếu tố lợi thế truyền thống Đà nẵng đặc biệt quan tâm xây dựng yếu tố

“mềm” như cải cách chính sách hành chính, đào tạo cán bộ nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng DN trong nước cũng như nước ngoài. Một trong chính sách tiến bộ đó là việc cải thiện chỉ số

chi phí gia nhập thị trường để thực hiện các quy định của Nhà Nước trong quy trình, thủ tục ĐKKD cho các DN.

Đà Nẵng có được vị trí cao về chỉ số này là nhờ nổ lực của các cơ quan ban

ngành trong việc thực hiện công khai các thủ tục hành chính công theo Đề án : “một cửa liên thông”. Hiện nay, hầu như sở ban ngành nào cũng có tổ một cửa chịu trách

nhiệm nhận và trả hồ sơ cho doanh nghiệp khi đến làm việc với cơ quan nhà nước.

Tại bộ phận một cửa, các sở ngành đều đã bố trí các cán bộ kiểm tra sơ bộ hồ sơ,

những thiếu xót được chỉnh sửa kịp thời. Việc làm này góp phần đáng kể vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính

Tại Sở Nông nghiệp và Phát nông thôn có 65 thủ tục hành chính, trong đó có 9

thủ tục đã giảm thời gian giải quyết cho tổ chức từ 30- 40%. Sở Công thương là một

ví dụ điển hình về việc thực hiện tốt sự thay đổi về thời gian giải quyết hồ sơ cấp

phép, giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với thời gian quy định của Trung Ương như : Đăng ký khuyến mại (3 ngày/ 7 ngày), cấp giấy phép sử dụng vật

liệu nổ công nghiệp (10 ngày/ 20 ngày)

Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước là một

nhân tố khác giúp Đà Nẵng duy trì vị trí cao trong chỉ số này. Hiện nay, phần mềm

quản lý hồ sơ văn bản tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đang được triển khai thí điểm trên 50% số phường, xã và hầu hết các sở ban ngành. Với các ứng dụng của

mình, phần mềm góp phần giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc lưu hồ sơ văn

bản và quy trình công việc tại cơ quan trên địa bàn thành phố. Một minh chứng về vai

trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cắt giảm thời gian thực hiện các quy định của nhà nước cho doanh nghiệp là việc khai báo hải quan cho hàng hóa xuất

nhập khẩu được thực hiện tại Cục Hải quan thành phố. Theo quy định tại Điều 19,

Luật Hải quan thì thời hạn làm thủ tục hải quan tối đa đối với hàng hóa xuất nhập

khẩu là không quá 08 giờ làm việc; đối với hàng nhập khẩu là không quá 02 ngày làm việc. Tuy nhiên, trong thực tế với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và hiện đại hóa hải quan, việc làm thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được rút

ngắn rất nhiều so với quy định trên. Đối với các lô hàng của doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan được miễn kiểm tra (hàng luồng xanh) thì được thông quan

ngay, cụ thể hàng xuất khẩu khoảng từ 30-60 phút; hàng nhập khẩu khoảng từ 01-02 giờ. Trong năm 2009 đã có trên 200 doanh nghiệp đăng ký khai điện tử với 24.315 tờ khai khai báo điện tử góp phần làm tổng thu ngân sách nhà nước vượt 23,6% chỉ tiêu do Bộ Tài chính và HĐND thành phố giao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 là chương tổng quan về năng lực cạnh tranh và chỉ số chi phí gia nhập

thị trường. Trong đó đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến cạnh tranh,

NLCT, NLCT cấp tỉnh, chỉ số NLCT cấp tỉnh(PCI) và một trong chín chỉ số thành phần góp phần làm nên chỉ số PCI đó là chi phí gia nhập thị trường.

Phân chia theo cấp độ địa lý ta có thể phân loại các cấp độ cạnh tranh thành 4 cấp, đó là NLCT cấp quốc gia, NLCT cấp tỉnh(vùng), NLCT cấp DN và NLCT cấp sản

phẩm. Các cấp độ cạnh tranh này có liên quan chặt chẽ với nhau. Cạnh tranh cấp tỉnh được xem là đặc thù của Việt Nam bởi sự phân cấp cho chính quyền tỉnh đã tạo ra cho

cấp tỉnh quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao, giữa các tỉnh có sự “ganh đua” nhau để thu hút đầu tư phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

NLCT cấp tỉnh là một phạm trù có nội dung rất rộng nên để đánh giá được cần sử

dụng một hệ thống các chỉ tiêu nhất định cấu thành nên chỉ số NLCT cấp tỉnh. Trong đó nó được PCI lượng hoá cụ thể bởi 9 chỉ số thành phần: một là chi phí gia nhập thị trường, hai là tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, ba là tính minh bạch và tiếp cận thông tin, bốn là chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, năm là chi phí không chính thức, sáu là tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh,

bảy là dịch vụ hỗ trợ DN, tám là chỉ số đào tạo lao động, chín là thiết chế pháp lí.

Chính vì thế trong đề tài này vấn đề được chọn đó là chỉ số chi phí gia nhập thị trường.

Bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá chi phí thời gian mà DN phải bỏ ra (không

kể đến chi phí vật chất) để hoàn tất thủ tục ĐKKD cho một DN.

Tóm lại, trong chương này đã trình bày rõ cơ sở lý thuyết về NLCT nói chung, NLCT cấp tỉnh nói riêng và tổng quan về chỉ số chi phí gia nhập thị trường để từ đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng chỉ số này của Khánh Hoà và thành quả của một số tỉnh nổi bật để làm nền tảng, học hỏi kinh nghiệm của họ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ CHI PHÍ GIA NHẬP

THỊ TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2005 – 2011

Một phần của tài liệu Các giải pháp cải thiện chỉ số chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)